Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Qua quá trình xem xét các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị doanh nghiệp cũng như cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam và trên thế giới có thể thấy có khá nhiều nghiên cứu xem xét các mối quan hệ này ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên tại Việt Nam, vì hạn chế về mặt dữ liệu, khó có thể lấy được đầy đủ dữ liệu của tất cả các biến được sử dụng trong các nghiên cứu đó. Trong khi với nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008), các dữ liệu về quản trị doanh nghiệp cần thiết đều có sẵn ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, xét thấy nghiên cứu của Andres và Vallelado (2008) có những ý tưởng khá hay như sử dụng các mơ hình GMM với những ưu việt hơn so với các phương pháp phổ biến là FEM hay OLS. Chính vì vậy, nghiên cứu này chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Andres

và Vallelado (2008) để tiến hành xem xét tác động của một yếu tố quản trị doanh nghiệp, mà cụ thể tập trung vào thành phần và cơ cấu của HĐQT như quy mô hội đồng quản trị và mức độ độc lập của Hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần tại Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên các nghiên cứu của Berger

và cộng sự (2005), Choi và Hasan (2005), Lin và Zhang (2009), Nguyễn Hồng Sơn (2014), điểm mới của luận văn là bổ sung vào mơ hình và kiểm chứng thêm tác động

của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thông qua các biến giả đại diện cho yếu tố vốn nước ngồi là cổ đơng lớn và vốn nhà nước là cổ đông lớn của Ngân hàng thương mại cổ phần.

Cụ thể, giới hạn phạm vi của bài nghiên cứu như sau:

Hình 3.1 Giới hạn phạm vi bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)