Tên biến Ký
hiệu Mô tả Đơn vị đo/thang đo Dấu kỳ
vọng
Biến phụ thuộc
Y Biến Dummy, nhận giá trị 1 khi hộ có tình trạng thay đổi thu nhập theo hướng ổn định hoặc tốt hơn, và là giá trị 0 nếu theo xu hướng xấu đi
1. Số người có việc làm
ncvl Số người có việc làm của hộ gia đình
(người) +
2. Số người phụ thuộc
npt Số người phụ thuộc trong hộ (trẻ em, học sinh, người già, thương binh, tàn tật, v.v) (người) _ 3. Loại hình nghề nghiệp của lao động chính
nn Loại hình nghề nghiệp của người lao động chính trong hộ
Thang đo định danh từ 1-3: 1 = tự doanh, 2 = lao động ngắn hạn, 3 = lao động dài hạn +
Tên biến Ký
hiệu Mô tả Đơn vị đo/thang đo Dấu kỳ
vọng
4. Số năm đi học của lao động chính
ndh Số năm đi học của người lao động chính trong hộ (năm) + 5. Kỹ năng của lao động chính
kn Kỹ năng của người lao động chính trong hộ
Biến Dummy: 1 = đã qua đào tạo, tập huấn;
0 = không được đào tạo, tập huấn.
+
6. Dạng nhà TĐC
dn Dạng nhà: chung cư ở tầng trệt hay chung cư ở các tầng cao
Thang đo định danh: 1 = chung cư ở tầng trệt, 2 = chung cư ở tầng cao - 7. Tình trạng vay vốn
Gần đây ơng/bà có đi vay vốn khơng?
Biến Dummy: 1=có,
0=khơng
?
Như vậy, trong chương 3, tác giả đã xây dựng mơ hình hồi quy logistic cho phân tích của đề tài cũng như mơ tả các biến độc lập và biến phụ thuộc của mơ hình, trong đó các biến độc lập được trình bày rõ ràng về tên biến, mô tả, đơn vị đo/thang đo và dấu kỳ vọng. Ngoài ra, chương 3 cịn trình bày phương pháp thống kê mô tả sẽ tiến hành ở chương 4, phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu, cách làm sạch và xử lý số liệu và phương pháp phân tích của đề tài bao gồm phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy bằng mơ hình Binary
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về hai dự án TĐC
4.1.1 Dự án cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lƣơng – Bến Cát – rạch Nƣớc Lên
4.1.1.1 Giới thiệu dự án
Khu vực kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên là một trong những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất của TP.HCM, do đó UBND TP.HCM đã cho thực hiện dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên với năm gói thầu xây lắp số 3, 4, 5, 6 và 11 gồm các hạng mục cống điều tiết nước, nạo vét kênh, v.v.
Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1.950 tỷ đồng với các hạng mục nạo vét lịng tồn tuyến kênh dài 32,7 km, xây dựng và sửa chữa 148 cống ngăn triều, trồng cây xanh ven lưu vực, v.v.
Giai đoạn 2 của dự án gồm các hạng mục tiếp theo là xây dựng hệ thống cống thu nước thải bao lưu vực Tham Lương – Bến Cát và xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và trạm bơm lưu vực trên với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Địa điểm xây dựng là trên địa bàn 07 quận, huyện: huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Gò Vấp, quận 12, quận Bình Thạnh.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 8.825 tỷ đồng do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư.
4.1.1.2 Mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án nhằm giúp tăng khả năng tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng, phát triển đô thị, đất cây xanh, nhà vườn cho khu vực dân cư ven lưu vực kênh, cải thiện môi trường kết hợp với giao thông thủy và chỉnh trang mặt bằng hai bờ kênh với tổng diện tích khoảng 14.900 ha. Tuyến kênh này nối từ sơng Chợ Đệm, huyện Bình Chánh theo tuyến rạch Cầu Bưng đến sơng Sài Gịn.
Ngoài ra, dự án cũng bao gồm các hạng mục như xây dựng đường giao thông dài gần 62 km ven kênh, hệ thống chiếu sáng và 19 cây cầu, v.v.
Triển khai từ năm 2008 sau khi được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án, mục tiêu đề ra đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 dự án. Tuy nhiên, tiến độ dự án (giai đoạn 1) triển khai tương đối chậm vì vướng khâu giải phóng mặt bằng, ngun nhân do UBND các quận huyện nơi tuyến kênh đi qua chậm giải phóng, bàn giao mặt bằng nên cơng việc thi công của các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay tuy chưa hồn thành nhưng dự án đã góp phần giảm ngập ở một số khu vực dân cư. Kênh Tham Lương tiếp giáp với đoạn cuối của kênh 19-5 đến sơng Chợ Đệm đã tiêu thốt nước dễ dàng hơn, khơng cịn bị nghẽn như trước.
Đặc biệt cơng tác nạo vét thơng thống dịng chảy kênh Tham Lương đoạn từ cầu Bưng đến chợ Cầu cũng đã giải quyết được một số điểm ngập nước trong khu vực kênh Nước Đen và kênh 19-5. Nhiều đoạn kênh đã bắt đầu phát huy tác dụng tạo cảnh quan đơ thị trong khu vực, khơng cịn bị ngập úng.
4.1.2 Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi 4.1.2.1. Giới thiệu dự án
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực TP.HCM
có tổng cộng 45 đường vành đai, trong đó có đường Vành đai số 1 bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh chạy qua cầu Phú Mỹ, ra ngã tư Bình Thái đến khu vực gần cầu Gò Dưa (cách cầu khoảng 300m), đi theo đường Kha Vạn Cân, qua cầu Bình Lợi đi theo hướng song song với đường sắt đến ngã năm Nguyễn Thái Sơn, theo đường Hồng Minh Giám qua cơng viên Hồng Văn Thụ, đi theo Hương lộ 2 và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh.
Đường Vành đai số 1 có 12 làn xe với lộ giới từ 60m đến 67m. Quy hoạch đường Vành đai số 1 trên đường Kha Vạn Cân đã được xác định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1996. Ngày 27-3-2007, Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM đã tiến hành lễ ký tắt với Tập đoàn chuyên về đầu tư xây dựng hạ tầng, kinh doanh bất động sản GSE & C (Hàn Quốc) cho phép đơn vị này được đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi có chiều dài 13,7 km, với tổng vốn đầu tư hơn 314 triệu USD.
Dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi có các đoạn sau:
Đoạn từ sân bay Tân Sơn Nhất đến nút giao thông Nguyễn Thái Sơn gồm 2 nhánh, lộ giới mỗi nhánh rộng 20m, đảm bảo đủ để lượng xe từ sân bay Tân Sơn Nhất thoát ra đường Vành đai số 1. Hai nhánh đường này không nằm trong quy hoạch đường Vành đai số 1 mà chỉ thực hiện chức năng đường nối để phục vụ cho nhu cầu lưu thông hành khách từ sân bay ra đường Vành đai số 1.
Đoạn từ nút giao thơng Nguyễn Thái Sơn đến khu vực cầu Gị Dưa thuộc quy hoạch đường Vành đai số 1 TP.HCM. Đoạn này có đường sắt và đường ống cấp nước đường kính 1.500mm chạy song song nên ngồi lộ giới đường cần phải bố trí đủ hành lang an toàn (khoảng 10m) cho đường sắt và đường ống cấp nước. Vì
vậy, ranh giải tỏa cách đường ray xe lửa tối thiểu là 70m (lộ giới đường vẫn đúng 60m theo quy hoạch).
Đoạn từ khu vực cầu Gò Dưa đến cuối dự án là đoạn đường nhánh nối từ đường Vành đai số 1 đến ngã tư Linh Xuân (đường Xuyên Á). Đoạn này chỉ cần rộng 30m do khu vực này lưu lượng xe không cao. Ở đoạn này, trong một dự án khác, có một đường nhánh nối đường Vành đai 1 tại khu vực cách cầu Gò Dưa khoảng 300m đi ra ngã tư Bình Thái (xa lộ Hà Nội).
4.1.2.2. Mục tiêu của dự án
Đây là tuyến đường huyết mạch của TP.HCM, sau khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện kết nối trung tâm thành phố với các khu đô thị vệ tinh xung quanh và các tỉnh liền kế như Bình Dương – Đồng Nai.
Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi là một tuyến cao tốc trong hệ thống giao thông vành đai của TP.HCM với tổng chiều dài 13,7 km chạy dài từ sân bay Tân Sơn Nhất. Đường xa lộ này sẽ bắt đầu từ nút giao thông Trường Sơn (sân bay Tân Sơn Nhất) đi qua ngã năm Nguyễn Thái Sơn – Gò Vấp gồm 2 nhánh, mỗi nhánh rộng 20m với 3 làn xe. Tiếp theo đó, đoạn đường sẽ đi thẳng và vượt sơng Sài Gịn với cầu Bình Lợi tới nút giao ngã tư Bình Triệu cạnh cầu Gò Dưa, quận Thủ Đức rộng 60m, bố trí 2 làn xe. Cuối cùng, tuyến đường sẽ đi thẳng đến nút giao Linh Xuân – quận Thủ Đức kết nối với quốc lộ 1 rộng 30 m với 6 làn xe.
Mặt khác với 4 cầu và 4 giao lộ, đây sẽ là đường nội đô đẹp nhất rộng 30 - 65 m (tương đương 6 - 12 làn xe) giải tỏa một lượng lớn phương tiện của khu vực trung tâm thành phố về hướng Đông.
Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành hơn 40% khối lượng. Dự kiến cơng trình này sẽ được đưa vào sử dụng năm 2014.
4.1.3 Về công tác bồi thƣờng, TĐC
4.1.3.1. Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi
Theo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gị Vấp (2012), tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án là 1.272 hộ bao gồm 869 hộ giải tỏa trắng và 403 hộ giải tỏa 1 phần, cụ thể:
Phường 1: 615 hộ (452 hộ giải tỏa trắng; 163 hộ giải tỏa một phần); Phường 3: 587 hộ (366 hộ giải tỏa trắng; 221 hộ giải tỏa một phần); Phường 4: 70 hộ (51 hộ giải tỏa trắng; 19 hộ giải tỏa một phần).
Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gị Vấp đã tiến hành lập thủ tục bồi thường được 1.272 hộ đạt tỷ lệ 100%. Đã chi trả cho 1.211 hộ với tổng số tiền là 1.641 tỷ đồng (bao gồm kinh phí bồi thường, hỗ trợ nộp quỹ 156 là 21 tỷ đồng). Trong đó số hộ dân đã nhận 100% tiền bồi thường, hỗ trợ là 1.208 hộ với số tiền là 1.588 tỷ đồ ới số tiề
Mặt khác, ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã lập thủ tục chuyển tiền vào ngân hàng 45 hộ dân với số tiền là 31,423 tỷ đồng gồm 40 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền với số tiền là 29,955 tỷ đồng và 5 hộ chưa đồng ý nhận phần tiền còn lại với số tiền là 1,467 tỷ đồng.
Đến nay đã có 1.227 hộ đã bàn giao mặt bằng (858 hộ giải tỏa trắng và 369 hộ giải tỏa một phần). Trong đó:
Phường 1 là 615 hộ (452 hộ giải tỏa trắng; 163 hộ giải tỏa một phần); Phường 3 là 534 hộ (353 giải tỏa trắng; 189 hộ giải tỏa một phần); Phường 4 là 70 hộ (51 hộ giải tỏa trắng và 19 hộ giải tỏa một phần).
Ngày 28/3/2011, UBND Thành phố có Cơng văn số 1371/UBND-ĐTMT về phân bổ sử dụng quỹ nhà, đất TĐC cho các hộ chịu ảnh hưởng các dự án đầu tư xây dựng cơng trình cơng ích trên địa bàn các quận, huyện;
Ngày 10/11/2011, Sở Xây dựng có Cơng văn số 8645/UBND-TTBCĐ về việc sử dụng quỹ nhà tại chung cư Khang Gia phường 14, quận Gò Vấp;
Ngày 22/11/2011, tại Công văn số 1430/UBND, UBND quận Gị Vấp cơng bố đơn giá bán căn hộ chung cư Khang Gia, phường 14, quận Gò Vấp;
Đến tháng 02/2012, đã tiến hành bố trí TĐC cho các hộ đã nộp tiền, trong đó 6 hộ tại chung cư Hà Kiều, 2 hộ tại chung cư An Sương, 17 hộ tại nền đất TĐC Thạch Đà, phường 14, có 103 hộ dân đăng ký mua chung cư Khang Gia.
4.1.3.2. Dự án Tham Lƣơng – Bến Cát – rạch Nƣớc Lên
Theo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gị Vấp (2012), tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án là 669 hộ, trong đó có 296 hộ thuộc trường hợp giải tỏa trắng và 373 hộ bị ảnh hưởng một phần; có 02 hộ có diện tích thu hồi rất nhỏ được Hội đồng Bồi thường của dự án cho tồn tại cơng trình. Vậy tổng số hộ bị ảnh hưởng thực tế là 667 hộ, bao gồm:
Phường 5: có 102 hộ bị ảnh hưởng, trong đó: có 29 hộ giải tỏa tồn bộ; 73 hộ giải tỏa một phần (01 hộ được tồn tại cơng trình).
Phường 6: có 62 hộ bị ảnh hưởng, trong đó: có 19 hộ giải tỏa tồn bộ; 43 hộ giải tỏa một phần.
Phường 13: có 216 hộ bị ảnh hưởng, trong đó: có 120 hộ giải tỏa tồn bộ; 96 hộ giải tỏa một phần (01 hộ được tồn tại cơng trình).
Phường 14: có 137 hộ bị ảnh hưởng, trong đó: có 41 hộ giải tỏa tồn bộ; 96 hộ giải tỏa một phần.
Phường 15: có 139 hộ bị ảnh hưởng, trong đó: có 84 hộ giải tỏa tồn bộ; 55 hộ giải tỏa một phần.
Phường 17: có 13 hộ bị ảnh hưởng và 13 hộ này thuộc trường hợp bị giải tỏa một phần.
Đến nay, đã tiến hành chi trả cho 637 hộ tổng số tiền 303 tỷ đồng, trong đó có 528 hộ đồng ý nhận tiền với tổng số tiền 194 tỷ đồng (giải tỏa toàn bộ 241 hộ với số tiền là 75,371 tỷ đồng, giải tỏa 1 phần 287 hộ với số tiền là 118,667 tỷ đồng). Cịn 109 hộ khơng đồng ý nhận tiền đã chuyển gửi tiền tiết kiệm với số tiền là 40,299 tỷ đồng.
Ngày 25/5/2011, UBND Thành phố có Cơng văn số 2359/UBND-ĐTMT về duyệt giá bán căn hộ chung cư TĐC cho các hộ dân chịu ảnh hưởng dự án kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên trên địa bàn quận Gò Vấp (giá bán căn hộ tại các chung cư Khang Gia, Nguyễn Văn Lượng, Hà Kiều phục vụ TĐC). Hiện đang triển khai việc lập thủ tục và bố trí TĐC cho các hộ dân. Cho đến nay, chưa có hộ dân đăng ký căn hộ chung cư Nguyễn Văn Lượng và Hà Kiều; có 80 hộ đăng ký mua căn hộ chung cư Khang Gia.
4.1.3.3. Công tác chuẩn bị quỹ nhà TĐC
Theo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gị Vấp (2012), theo kế hoạch danh mục chuẩn bị quỹ nhà TĐC phục vụ cho người dân TĐC thuộc dự án cải thiện kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên và dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi như sau:
Chung cư Khang Gia tại đường Quang Trung, phường 14, quận Gị Vấp do Cơng ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa Ốc Khang Gia làm chủ đầu tư, quy mô 11 tầng, với tổng số 462 căn hộ, thời gian bàn giao căn hộ dự kiến quý II
năm 2010. Thực tế thì người dân nhận căn hộ chuyển đến TĐC vào đầu quý III năm 2011. Đến nay, dự án có 130/462 hộ dân nhận căn hộ TĐC (chiếm 28,14%). Chung cư An Sương tọa lạc tại ngã tư An Sương – trên quốc lộ 1A, thuộc phường Trung Mỹ Tây, quận 12 do công ty Sản xuất – Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thanh Niên Xung Phong làm chủ đầu tư, với tổng số 100 căn hộ, thời gian bàn giao căn hộ dự kiến là cuối quý III năm 2009. Thực tế thì thời gian các hộ dân nhận căn hộ là quý III năm 2010.
Khu dân cư Thạch Đà tại phường 14, quận Gò Vấp do công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Việt Thành làm chủ đầu tư, số lượng 52 lô nền đất thuộc dự án khu dân cư Thạch Đà đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thời gian bàn giao dự kiến là tháng 12 năm 2008. Trên thực tế các hộ dân chuyển qua TĐC tại khu dân cư Thạch Đà vào quý III năm 2009.
4.2 Mơ tả tình hình kinh tế - xã hội của các hộ TĐC 4.2.1 Các nguồn lực 4.2.1 Các nguồn lực
4.2.2.1 Nguồn nhân lực
Về số ngƣời có việc làm trong hộ