Việc thay đổi trường học và lý do thay đổi trường học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu, chung cư khang gia, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Khoản mục Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Thay đổi trường học

Có Khơng Tổng 14 55 69 20,3 79,7 100,0

2. Lý do thay đổi trường học

Do thay đổi chỗ ở Khác Tổng 11 3 14 78,6 21,4 100,0

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Biểu đồ 4.4: Thủ tục chuyển trường

Ngồi ra, một số khó khăn khác mà các hộ gia đình gặp phải như họ phải tốn nhiều thời gian và chi phí hơn trước để đưa đón con em đi học. Do đây là giai đoạn đầu của quá trình TĐC nên các bậc phụ huynh phải lo công việc để ổn định cuộc sống, thời gian rảnh rỗi bị thu hẹp đi, do vậy mà họ phải thu xếp để vừa đảm bảo cơng việc vừa có thể đưa đón con em của họ. Điều đó cũng gây ra một số xáo trộn trong đời sống hàng ngày của các thành viên.

4.2.2.3 Nguồn lực vật chất

Ý kiến của các hộ dân về điều kiện cơ sở hạ tầng

Đa số các hộ đều cho rằng, cơ sở hạ tầng tại nơi ở mới tốt hơn trước. Một số hộ trước kia phải sống trong những căn nhà lụp xụp, thiếu nước sạch để sinh hoạt, hoặc ở những nơi thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Do đó khi được di dời qua chỗ ở mới này, nhiều hộ tỏ ra khá phấn khởi. Đặc biệt, có tới 52,8% và 63,9% hộ gia đình nhận định hệ thống giao thông nội bộ và các hệ thống khác như hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt hơn so với nơi ở cũ. Qua khảo sát thực tế, công tác vệ sinh ở

chung cư được thực hiện rất tốt, những người làm công việc vệ sinh thường xuyên quét dọn, lau chùi nên nền, sàn, tường ở các lối đi, thang máy hay hành lang luôn sạch sẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu, chung cư khang gia, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)