Khung phân tích sinh kế bền vững của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu, chung cư khang gia, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Các khía cạnh trên sẽ được chia thành một số khái niệm. Nó xác định những thành phần mà đề tài tập trung giải quyết để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Bảng câu hỏi sẽ được thiết lập theo cách tiếp cận này.

Tóm lại, chương 2 đã trình bày khung lý thuyết về sinh kế bền vững của ba tổ chức UNDP, CARE và DFID, tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích những khuyến

cáo của các tổ chức quốc tế về vấn đề TĐC, đó là những khó khăn, thử thách, những nguy cơ và thiệt hại mà người dân TĐC có thể phải gánh chịu. Ngoài ra, tác giả cịn dựa vào những nghiên cứu có liên quan của những người đi trước để có thể xác định những thay đổi trong sinh kế của người dân sau TĐC và một phần nào đó là để xác định các biến phân tích ở chương tiếp theo. Từ những cơ sở đó, tác giả hình thành khung phân tích của đề tài theo đó cách tiếp cận của DFID đóng vai trị chính.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cần thu thập và nghiên cứu

Căn cứ trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng một số chỉ tiêu khảo sát trong quá trình nghiên cứu. Những chỉ tiêu đó bao gồm các yếu tố đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh kế, trong đó:

Nguồn nhân lực bao gồm số người có việc làm, số người phụ thuộc có trong hộ, loại hình nghề nghiệp của lao động chính, số năm đi học và kỹ năng của lao động chính.

Nguồn lực xã hội bao gồm các yếu tố: quan hệ láng giềng, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, thương mại, dịch vụ văn hóa, giải trí.

Nguồn lực vật chất gồm có những yếu tố: diện tích căn hộ, dạng nhà TĐC, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống điện, hệ thống nước sạch, các hệ thống khác (hệ thống thốt nước, xử lý rác thải, phịng cháy chữa cháy, v.v).

Nguồn lực tài chính bao gồm các chỉ tiêu về tình trạng vay vốn, giá trị khoản vay, mục đích vay vốn.

3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu

Quá trình thu thập dữ liệu được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1:

Khảo sát tất cả các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại chung cư Khang Gia để xác định hộ đang ở hiện nay là theo diện TĐC hay mua lại hoặc thuê.

Nghiên cứu chỉ tiến hành chọn mẫu là các hộ gia đình lựa chọn hình thức TĐC là nhận căn hộ chung cư thuộc dự án đầu tư xây dựng cơng trình tiêu thốt

nước và cải thiện ơ nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên và dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi.

Khung mẫu là danh sách các hộ gia đình bị di dời, giải tỏa của 2 dự án: dự án đầu tư xây dựng công trình tiêu thốt nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên và dự án xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi - Vành đai ngồi.

Giai đoạn 2:

Tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên Bảng câu hỏi nông hộ của Đỗ Thị Hồng Nga (2011), Bảng câu hỏi của Phạm Minh Trí (2011) và thơng qua các định nghĩa về sinh kế của DFID (1999).

Tại thời điểm khảo sát, danh sách các hộ chuyển qua tái định cư tại chung cư Khang Gia có 130 hộ, tuy nhiên một số lượng lớn hộ gia đình thuộc diện TĐC đã chuyển đi nơi khác sinh sống, họ đã ủy quyền căn hộ lại cho người khác bao gồm các dạng bán hoặc cho thuê căn hộ. Do đó, số lượng các hộ gia đình thuộc diện tái định cư tại chung cư Khang Gia là có giới hạn nên xét theo phương diện điều tra số lượng hộ gia đình thì đây là điều tra tổng thể và sau quá trình điều tra, số lượng hộ thỏa mãn yêu cầu được xác định là 72 hộ.

Thời gian khảo sát, điều tra: 20/3/2012 – 15/5/2012.

3.3 Nhập liệu và kiểm định lại số liệu

Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu thơng qua cơng cụ phần mềm SPSS 16.0, sau đó tiến hành làm sạch. Lý do: dữ liệu sau khi thu thập được loại bỏ những phiếu trống nhiều và phiếu không hợp lệ, sau đó được tiến hành nhập thô vào máy, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc khơng nhất qn; một số mẫu do đánh sai,

thiếu sót xảy ra trong q trình nhập liệu; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp đưa ra những thơng tin chính xác có độ tin cậy cao.

Phương pháp thực hiện: sử dụng bảng tần số để rà soát lại tất cả các biến quan sát nhằm tìm ra các biến có thơng tin bị sai lệch hay thiếu sót bằng cơng cụ phần mềm SPSS 16.0.

Kết quả thực hiện: Sau khi dùng phương pháp lập bảng tần số, kết quả cho thấy: Đầy đủ dữ liệu ở tất cả các biến.

Kết hợp với rà soát tất cả các biến quan sát qua bảng tần số, tác giả khơng tìm thấy biến nào có thơng tin bị sai lệch; dữ liệu đã được làm sạch, để tiếp tục đưa vào chạy mơ hình.

3.4 Các phƣơng pháp phân tích dữ liệu 3.4.1 Thống kê

Phần thống kê mô tả tác giả sẽ tiến hành mô tả các tài sản sinh kế, lập ma trận tương quan để xem xét các mối quan hệ giữa các biến, các kiểm định Anova, T- test để so sánh giá trị trung bình giữa các chỉ tiêu định lượng cho các nhóm có liên quan. Ngồi ra, tác giả còn dùng kiểm định Chi-square nhằm đánh giá những quan hệ giữa những tính chất của bộ dữ liệu.

3.4.2 Mơ hình kinh tế lƣợng

Để phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân sau TĐC tại chung cư Khang Gia, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic.

Y = β0 + 12 1

i βiXi + u

) 0 ( ) 1 ( Y P Y P Ln β0 + β1X1 + β2X2 + …+ β6X6 + β7X7 + ui

P(Y=1) = P0 : Xác xuất hộ có sinh kế khơng đổi hoặc tốt hơn; P(Y=0) = 1 – P0 : Xác xuất hộ có sinh kế xấu đi.

Ln = Ln = β0 + β1X1 + β2X2 + …+ β6X6 + β7X7

O0 = = Ln  Hệ số Odds Phương trình Log của hệ số Odds

LnO0 = β0 + β1X1 + β2X2 + …+ β6X6 + β7X7

Log của hệ số Odd là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi (i =

1,2,…,7)

Căn cứ trên cơ sở lý thuyết, sự thay đổi về chỗ ở sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố tài sản sinh kế và do đó sẽ làm thay đổi kết quả sinh kế, cuối cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi về mặt thu nhập. Trong trường hợp nghiên cứu của đề tài, sự chênh lệch về mặt thu nhập được đo lường bằng cách lấy thu nhập bình quân đầu người sau TĐC trừ đi thu nhập bình quân đầu người trước TĐC từ kết quả điều tra các hộ gia đình. Như vậy biến phụ thuộc y là sự thay đổi thu nhập bình quân đầu người trước và sau khi TĐC, nếu có chênh lệch theo chiều hướng xấu đi thì biến y được mã hóa bằng 0, còn bằng 1 nếu sự chênh lệch theo chiều hướng không đổi hoặc tốt hơn. Dựa vào cơ sở lý thuyết, giả định rằng có một số các yếu tố có thể tác động đến sự thay đổi này và trong phạm vi nghiên cứu tác giả sử dụng một số biến để khảo sát bao gồm:

Số người có việc làm của hộ gia đình là thơng tin cụ thể về mỗi hộ có bao nhiêu người có việc làm. Giả định rằng số lượng người có việc làm của hộ càng

nhiều thì thu nhập của hộ sẽ càng tăng. Do đó, biến này được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc.

Số người phụ thuộc bao gồm thơng tin hộ gia đình có bao nhiêu người phụ thuộc. Giả định rằng nếu những hộ nào có số người phụ thuộc nhiều thì thu nhập bình quân đầu người của hộ sẽ thấp và mức sống cũng sẽ thấp. Do đó, biến này được kỳ vọng có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc.

Loại hình nghề nghiệp của lao động chính là thơng tin về nghề của người lao động chính trong hộ, chỉ tiêu này được phân bổ thành 3 nhóm: nhóm 1 là những người làm nghề tự doanh, nhóm 2 là lao động ngắn hạn và nhóm 3 là lao động dài hạn. Những hộ mà loại hình nghề nghiệp của lao động chính là lao động dài hạn thường là những người có trình độ học vấn cao, có thu nhập ổn định, còn những người lao động tự doanh và lao động ngắn hạn thì thường có trình độ học vấn thấp và thu nhập thường không ổn định. Do đó, biến này được kỳ vọng đồng biến với biến phụ thuộc.

Số năm đi học của lao động chính, khi người lao động chính có số năm đi học nhiều tức trình độ học vấn cao thì họ thường có được cơng việc ổn định và có thu nhập cao và ngược lại. Do đó, biến này được kỳ vọng đồng biến với biến phụ thuộc.

Kỹ năng của lao động chính là thơng tin về người lao động chính của hộ đã được đào tạo, tập huấn hay chưa. Nhóm lao động mà được đào tạo, tập huấn tức họ có kỹ năng thì họ sẽ tìm được những cơng việc có mức thu nhập cao và ngược lại. Biến này được kỳ vọng là đồng biến với biến phụ thuộc.

Dạng nhà TĐC, chỉ tiêu này được phân bổ thành hai nhóm: nhóm 1 là dạng căn hộ chung cư ở tầng trệt, nhóm 2 là dạng căn hộ chung cư ở các tầng cao. Với giả định rằng khi sinh sống ở tầng trệt thì người dân có thể có thêm khoản thu

nhập từ việc kinh doanh, bn bán. Do đó, biến này được kỳ vọng nghịch biến với biến phụ thuộc.

Tình trạng vay vốn là thơng tin về hộ gia đình có vay vốn hay khơng. Hộ có vay vốn thì ảnh hưởng như thế nào tới biến tình trạng thay đổi thu nhập sau TĐC, liệu rằng sẽ làm tăng hay giảm thu nhập. Do đó, ở trường hợp này tác giả chưa xác định được dấu kỳ vọng.

Bảng 3.1: Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình sau TĐC

Tên biến

hiệu Mô tả Đơn vị đo/thang đo Dấu kỳ

vọng

Biến phụ thuộc

Y Biến Dummy, nhận giá trị 1 khi hộ có tình trạng thay đổi thu nhập theo hướng ổn định hoặc tốt hơn, và là giá trị 0 nếu theo xu hướng xấu đi

1. Số người có việc làm

ncvl Số người có việc làm của hộ gia đình

(người) +

2. Số người phụ thuộc

npt Số người phụ thuộc trong hộ (trẻ em, học sinh, người già, thương binh, tàn tật, v.v) (người) _ 3. Loại hình nghề nghiệp của lao động chính

nn Loại hình nghề nghiệp của người lao động chính trong hộ

Thang đo định danh từ 1-3: 1 = tự doanh, 2 = lao động ngắn hạn, 3 = lao động dài hạn +

Tên biến

hiệu Mô tả Đơn vị đo/thang đo Dấu kỳ

vọng

4. Số năm đi học của lao động chính

ndh Số năm đi học của người lao động chính trong hộ (năm) + 5. Kỹ năng của lao động chính

kn Kỹ năng của người lao động chính trong hộ

Biến Dummy: 1 = đã qua đào tạo, tập huấn;

0 = không được đào tạo, tập huấn.

+

6. Dạng nhà TĐC

dn Dạng nhà: chung cư ở tầng trệt hay chung cư ở các tầng cao

Thang đo định danh: 1 = chung cư ở tầng trệt, 2 = chung cư ở tầng cao - 7. Tình trạng vay vốn

Gần đây ông/bà có đi vay vốn không?

Biến Dummy: 1=có,

0=khơng

?

Như vậy, trong chương 3, tác giả đã xây dựng mơ hình hồi quy logistic cho phân tích của đề tài cũng như mơ tả các biến độc lập và biến phụ thuộc của mơ hình, trong đó các biến độc lập được trình bày rõ ràng về tên biến, mô tả, đơn vị đo/thang đo và dấu kỳ vọng. Ngoài ra, chương 3 cịn trình bày phương pháp thống kê mô tả sẽ tiến hành ở chương 4, phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu, cách làm sạch và xử lý số liệu và phương pháp phân tích của đề tài bao gồm phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy bằng mơ hình Binary

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về hai dự án TĐC

4.1.1 Dự án cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lƣơng – Bến Cát – rạch Nƣớc Lên

4.1.1.1 Giới thiệu dự án

Khu vực kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên là một trong những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất của TP.HCM, do đó UBND TP.HCM đã cho thực hiện dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên với năm gói thầu xây lắp số 3, 4, 5, 6 và 11 gồm các hạng mục cống điều tiết nước, nạo vét kênh, v.v.

Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1.950 tỷ đồng với các hạng mục nạo vét lịng tồn tuyến kênh dài 32,7 km, xây dựng và sửa chữa 148 cống ngăn triều, trồng cây xanh ven lưu vực, v.v.

Giai đoạn 2 của dự án gồm các hạng mục tiếp theo là xây dựng hệ thống cống thu nước thải bao lưu vực Tham Lương – Bến Cát và xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải và trạm bơm lưu vực trên với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.

Địa điểm xây dựng là trên địa bàn 07 quận, huyện: huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Gò Vấp, quận 12, quận Bình Thạnh.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 8.825 tỷ đồng do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng cơng trình thuộc Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn làm chủ đầu tư.

4.1.1.2 Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của dự án nhằm giúp tăng khả năng tiêu thoát nước mưa, chống ngập úng, phát triển đô thị, đất cây xanh, nhà vườn cho khu vực dân cư ven lưu vực kênh, cải thiện môi trường kết hợp với giao thông thủy và chỉnh trang mặt bằng hai bờ kênh với tổng diện tích khoảng 14.900 ha. Tuyến kênh này nối từ sơng Chợ Đệm, huyện Bình Chánh theo tuyến rạch Cầu Bưng đến sơng Sài Gịn.

Ngoài ra, dự án cũng bao gồm các hạng mục như xây dựng đường giao thông dài gần 62 km ven kênh, hệ thống chiếu sáng và 19 cây cầu, v.v.

Triển khai từ năm 2008 sau khi được UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án, mục tiêu đề ra đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 dự án. Tuy nhiên, tiến độ dự án (giai đoạn 1) triển khai tương đối chậm vì vướng khâu giải phóng mặt bằng, nguyên nhân do UBND các quận huyện nơi tuyến kênh đi qua chậm giải phóng, bàn giao mặt bằng nên công việc thi công của các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay tuy chưa hồn thành nhưng dự án đã góp phần giảm ngập ở một số khu vực dân cư. Kênh Tham Lương tiếp giáp với đoạn cuối của kênh 19-5 đến sơng Chợ Đệm đã tiêu thốt nước dễ dàng hơn, khơng cịn bị nghẽn như trước.

Đặc biệt cơng tác nạo vét thơng thống dịng chảy kênh Tham Lương đoạn từ cầu Bưng đến chợ Cầu cũng đã giải quyết được một số điểm ngập nước trong khu vực kênh Nước Đen và kênh 19-5. Nhiều đoạn kênh đã bắt đầu phát huy tác dụng tạo cảnh quan đơ thị trong khu vực, khơng cịn bị ngập úng.

4.1.2 Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngồi 4.1.2.1. Giới thiệu dự án

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế của người dân sau tái định cư, trường hợp nghiên cứu, chung cư khang gia, quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)