4.2.2.4 Nguồn lực tài chính
Về việc vay vốn của các hộ gia đình TĐC
Theo bảng 4.11 trong số 72 hộ dân điều tra, có 28 hộ vay vốn (chiếm 38,9%). Tỷ lệ hộ không vay vốn chiếm một tỷ lệ khá lớn (61,1%).
Bảng 4.11: Tình trạng vay vốn của các hộ gia đình Vay vốn Số lượng Tỷ lệ (%) Vay vốn Số lượng Tỷ lệ (%)
Có vay 28 38,9
Khơng vay vốn 44 61,1 Tổng cộng: 72 100,0
Trong số những hộ vay vốn thì 28,6% số hộ vay vốn là để dùng vào hoạt động tự doanh (bảng 4.12), cịn lại 71,4% hộ khơng dùng vào hoạt động tự doanh mà để phục vụ cho các mục đích khác như: trả các khoản vay trước đó, đầu tư cho con em trong việc học, hay dùng để chi tiêu sinh hoạt, v.v. Nguồn vốn là yếu tố rất quan trọng trong việc đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế gia đình hay cho các mục đích khác mà tác giả đã nêu ở trên. Nếu các hộ có kế hoạch sử dụng tiền vay đúng chỗ, đúng mục đích thì sẽ tạo ra thu nhập cho hộ gia đình mình góp phần đảm bảo chất lượng cuộc sống của các thành viên. Cịn nếu hộ gia đình sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, gây thất thốt, lãng phí vốn thì rõ ràng điều này tác động không tốt đến sinh kế của hộ. Do đó, việc sử dụng nguồn vốn vay đúng cách thay cho việc sử dụng đồng vốn kém hiệu quả có tác động tích cực đến sinh kế của hộ gia đình.
Bảng 4.12: Mục đích vay vốn
Mục đích vay vốn Số lượng Tỷ lệ (%) Không dùng vào hoạt động tự doanh 20 71,4 Dùng vào hoạt động tự doanh 8 28,6 Tổng cộng: 28 100,0
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
4.2.2 Những vấn đề khác
Những vấn đề lo ngại nhất của các hộ gia đình khi sống tại chung cƣ TĐC
Thực tế cho thấy, chi phí cho các dịch vụ tại chung cư là điều đáng lo ngại đối với các hộ gia đình (chiếm 44,1%). Các gia đình than phiền rằng hàng tháng họ phải chi trả một khoản tiền khá lớn đối với các chi phí cho các dịch vụ tại chung cư. Đặc biệt là phí bảo vệ tại chung cư khá cao, qua điều tra thì tiền phí
bảo vệ này được tính là 3.500 đồng/m2. Như vậy nhà nào diện tích càng lớn thì phí này càng cao. Ví dụ căn hộ có diện tích 71 m2 thì chủ hộ phải trả 248.500 đồng tiền phí bảo vệ. Đây quả thật là một chi phí khơng nhỏ nhất là đối với những gia đình có thu nhập thấp. Bên cạnh đó cịn có các khoản tiền khác như tiền thang máy (mỗi hộ được cấp 2 thẻ từ để đi thang máy, hộ nào muốn mua thêm thì giá mỗi thẻ từ là 50.000 đồng), tiền gởi xe đối với xe máy là 60.000 đồng/tháng, 30.000 đồng/xe đạp. Đây là những chi phí chỉ phát sinh từ khi các hộ gia đình chuyển qua TĐC tại chung cư này, trong khi trước đây họ không phải tốn kém cho những dịch vụ này.
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Biểu đồ 4.7: Những vấn đề lo ngại của các hộ TĐC về nơi TĐC
Ngồi ra, những hình ảnh về các chung cư khác trong cả nước và trên thế giới thường xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ khiến nhiều hộ gia đình lo sợ đến vấn đề hỏa hoạn (chiếm 19,4%). Mặt khác, các hộ gia đình cịn bày tỏ mối lo ngại về tình trạng xuống cấp của căn hộ (chiếm 10,8%). Cụ thể một số hộ cho biết gạch lót nền, sàn đang có dấu hiệu bị bong lên. Ơ nhiễm mơi trường cũng là vấn đề
khiến nhiều hộ lo ngại (chiếm 10,8%). Qua khảo sát thì khơng phải là môi trường trong chung cư bị ô nhiễm mà là môi trường ở bên ngồi chung cư đó là khu vực con sơng ngay chợ Cầu bị ô nhiễm, thường xuyên bốc mùi hơi thối ảnh hưởng đến một số hộ gia đình. Ngồi ra, có một số lượng nhỏ hộ gia đình lo ngại về việc sẽ xảy ra mâu thuẫn trong sinh hoạt xã hội giữa các hộ/nhóm hộ (chiếm 4,3%), tình trạng an ninh trật tự (chiếm 3,3%), tệ nạn xã hội (chiếm 2,2%) và các vấn đề khác như chất lượng thang máy nhất là các hộ gia đình sống ở tầng cao, khơng được hàng xóm quan tâm, giúp đỡ những lúc gặp khó khăn hay đau ốm, bệnh tật.
Một số đề xuất của các hộ gia đình
Qua khảo sát 72 hộ gia đình TĐC tại chung cư Khang Gia, tác giả đã thu thập được những đề xuất, những nguyện vọng của người dân đó là phải xây dựng trạm y tế phục vụ cho người dân ở chung cư (chiếm 38,1%), xây dựng trường học, lớp mẫu giáo, nhà giữ trẻ trong chung cư hoặc gần chung cư (chiếm 31%), xây dựng khu vui chơi cho trẻ em (9,5%). Ngoài ra, một số đề xuất khác như trồng nhiều cây xanh trong khn viên chung cư, cải thiện mơi trường phía sau chung cư đó là con sơng đang bị ơ nhiễm ở khu vực chợ Cầu, củng cố và nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống điện, nước tại chung cư (chiếm 21,4%).
4.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời dân sau khi TĐC 4.3.1. Quan hệ giữa các tài sản sinh kế của hộ gia đình
Để có được một cái nhìn tổng thể về mối quan hệ về sự biến thiên của các biến số, tác giả tiến hành phân tích sự tương quan giữa các biến1. Kết quả cho thấy số người phụ thuộc trong hộ có tương quan nghịch và rất chặt với số năm đi
học của lao động chính. Điều này có thể được giải thích là có thể khi số năm đi học của lao động chính càng nhiều tức trình độ học vấn càng cao thì nhận thức của họ cũng tốt hơn, vì vậy mà họ sẽ sinh ít con hơn, góp phần làm cho số người phụ thuộc trong hộ sẽ ít đi. Do đó, nếu đưa cả hai biến này vào mơ hình hồi quy thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Thu nhập bình quân đầu người trước và sau khi TĐC có tương quan nghịch và rất chặt với số người phụ thuộc, có nghĩa là những hộ gia đình mà có số người phụ thuộc càng nhiều thì thu nhập bình quân đầu người càng thấp.
Mặt khác, thu nhập bình qn đầu người trước và sau TĐC có tương quan thuận và rất chặt với số năm đi học của lao động chính. Một điều dễ hiểu là khi số năm đi học của lao động chính càng nhiều tức là trình độ học vấn của họ cao thì họ có cơ hội tham gia vào những cơng việc ổn định và có thu nhập cao. Do đó thu nhập bình quân đầu người của hộ cũng cao cả trước và sau TĐC.
4.3.2. So sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời trƣớc và sau TĐC theo loại hình nghề nghiệp của lao động chính của hộ gia đình
Thực hiện phân tích Anova đối với thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC với loại hình nghề nghiệp của lao động chính thì kết quả cho thấy thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC có sự khác biệt giữa loại hình lao động dài hạn và lao động ngắn hạn hoặc tự doanh2
, cụ thể là thu nhập bình quân đầu người của những người có loại hình nghề nghiệp dài hạn cao hơn những người có loại hình nghề nghiệp ngắn hạn và tự doanh (bảng 4.13). Loại hình nghề nghiệp dài hạn là những công việc như giáo viên, bác sĩ, cán bộ, công viên chức nhà nước, nhân viên văn phòng, v.v. Trong khi đó loại hình nghề nghiệp ngắn hạn bao gồm cơng nhân các xí nghiệp, nhà máy, người giúp việc, bốc xếp,
v.v. Còn tự doanh chẳng hạn các công việc như tự kinh doanh, buôn bán quần áo, văn phòng phẩm, thiết bị, v.v.
Bảng 4.13: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo loại hình nghề nghiệp của lao động chính của hộ
Loại hình nghề nghiệp của lao động chính Tự doanh Lao động
ngắn hạn
Lao động dài hạn Thu nhập bình quân đầu người
trước TĐC (1.000 đồng) 2.073 1.799 2.937 Thu nhập bình quân đầu người
sau TĐC (1.000 đồng) 1.554 1.688 2.837
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
4.3.3. So sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời trƣớc và sau TĐC theo kỹ năng của ngƣời lao động chính của hộ gia đình
Kết quả kiểm định T-test đối với thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo kỹ năng của người lao động chính cho thấy có sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người trước và sau khi TĐC giữa các hộ có lao động chính có kỹ năng khác nhau3. Cụ thể là nhóm có kỹ năng có thu nhập cao hơn (bảng 4.14). Như vậy, TĐC ảnh hưởng đến những nguời khơng có kỹ năng nhiều hơn người có kỹ năng. Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC của những hộ mà có người lao động chính đã qua đào tạo, tập huấn thì cao hơn những hộ mà người lao động chính chưa được đào tạo tập huấn.
Bảng 4.14: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC theo kỹ năng của người lao động chính của hộ
Kỹ năng của lao động chính Không được đào tạo,
tập huấn
Đã qua đào tạo, tập huấn
Thu nhập bình quân đầu người
trước TĐC (1.000 đồng) 1.953 2.825 Thu nhập bình quân đầu người
sau TĐC (1.000 đồng) 1.563 2.752
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Tóm lại, thu nhập trước và sau TĐC có liên quan đến số người phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính, loại hình nghề nghiệp của lao động chính và kỹ năng của lao động chính của hộ.
4.3.4. So sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời trƣớc và sau TĐC, số ngƣời có việc làm, số ngƣời phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính giữa các hộ có vay vốn hoặc khơng vay vốn.
Kết quả kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt về thu nhập bình qn đầu người sau TĐC, số người có việc làm (ở mức ý nghĩa 5%) và số năm đi học của lao động chính (ở mức ý nghĩa 10%) giữa nhóm hộ có vay vốn và khơng có vay vốn4. Trong đó hộ có nhu cầu vay vốn có thu nhập sau khi TĐC thấp hơn nhóm khơng có nhu cầu vay vốn. Điều này có thể được giải thích là những hộ có thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn, họ phải vay vốn để trang trải cuộc sống, lo việc học hành cho con cái hoặc trả những khoản nợ trước đó. Ngược lại những hộ có thu nhập cao, ổn định thì họ khơng có nhu cầu vay vốn. Ngồi ra, thu nhập
4
bình qn đầu người của nhóm khơng vay vốn đều cao hơn nhóm có vay vốn ở cả trước và sau khi TĐC. Rõ ràng có sự quan hệ giữa tình hình thu nhập trước và sau TĐC với trình độ học vấn và loại hình nghề nghiệp của người TĐC. Nếu họ có trình độ học vấn cao, việc làm thuộc loại hình có tính ổn định và đã qua đào tạo tập huấn thì sinh kế ít bị ảnh hưởng, và không bị thiếu vốn để phải đi vay vốn. Quan hệ này được phân tích chi tiết hơn ở mục 4.3.5 và 4.3.6.
Bảng 4.15: Thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC, số người có việc làm, số người phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính giữa các hộ có vay vốn và khơng vay vốn
Tình trạng vay vốn của hộ Khơng vay vốn Có vay vốn Thu nhập bình quân đầu người
trước TĐC (1.000 đồng) 2.466 2.081 Thu nhập bình quân đầu người
sau TĐC (1.000 đồng) 2.277 1.715 Số người có việc làm
(người/hộ) 1,8 2,2
Số người phụ thuộc (người/hộ) 2,4 2,7 Số năm đi học của lao động
chính (năm) 11,4 9,7
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
4.3.5. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo loại hình nghề nghiệp của lao động chính nghiệp của lao động chính
Chỉ tiêu này được phân bổ thành 3 nhóm là tự doanh, lao động ngắn hạn và lao động dài hạn. Với giả định rằng nhóm hộ mà lao động chính có nghề ổn
định (loại hình lao động dài hạn) thì khi chuyển qua chỗ ở mới họ sẽ có sự thay đổi về thu nhập theo hướng xấu ít hơn là nhóm có nghề nghiệp khơng ổn định (loại hình lao động ngắn hạn và tự doanh). Kết quả phân tích cho thấy có quan hệ chặt chẽ giữa loại hình nghề nghiệp của lao động chính và tình trạng thay đổi về thu nhập sau TĐC5. Đối với những lao động chính có loại hình nghề nghiệp là tự doanh hoặc lao động ngắn hạn thì sau TĐC tỷ lệ thay đổi về thu nhập theo hướng xấu đi nhiều hơn cịn đối với nhóm mà có nghề nghiệp dài hạn thì tỷ lệ này sau TĐC theo hướng không đổi hoặc tốt hơn chiếm đa số. Như vậy loại hình nghề nghiệp của lao động chính có ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi về thu nhập của hộ sau TĐC.
Bảng 4.16: Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo loại hình nghề nghiệp của lao động chính
Loại hình nghề nghiệp của lao động chính Tự doanh Lao động ngắn hạn Lao động dài hạn Thay đổi về thu nhập sau TĐC Xấu đi 56,1% 22,0% 22,0% Không đổi hoặc tốt hơn 29,0% 19,4% 51,6% Pearson Chi-Square = 7,440
Likelihood Ratio = 7,534. Asymp. Sig. (2-sided) = 0,023
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
4.3.6. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo kỹ năng của lao động chính động chính
Đây là chỉ tiêu nhằm tìm hiểu xem kỹ năng của lao động chính có ảnh hưởng gì đến việc thay đổi về thu nhập sau TĐC của hộ gia đình hay khơng. Giả định rằng những người lao động chính của hộ mà được đào tạo, tập huấn thì sẽ có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, do đó tình trạng thay đổi thu nhập sau TĐC theo xu hướng tốt. Cịn những lao động mà khơng có kỹ năng thì thay đổi về thu nhập theo chiều hướng xấu sẽ nhiều hơn.
Bảng 4.17: Sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo kỹ năng của lao động chính
Kỹ năng của lao động chính Khơng được đào tạo,
tập huấn
Đã qua đào tạo, tập huấn Thay đổi về thu nhập sau TĐC Xấu đi 78,0% 32,3% Không đổi hoặc tốt hơn 22,0% 67,7% Pearson Chi-Square = 15,229
Likelihood Ratio = 15,662. Asymp. Sig. (2-sided) = 0,000
Nguồn: Điều tra mẫu, 2012
Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa kỹ năng của người lao động chính trong hộ với tình trạng thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC6, nên có thể kết luận là kỹ năng của lao động chính có ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau TĐC, kết quả này phù hợp với giả định ban đầu. Những người khơng có kỹ năng, chưa qua đào tạo tập huấn thì dễ bị tổn thương khi xảy ra
TĐC, cịn những người có kỹ năng và đã qua đào tạo thì ít hoặc khơng bị ảnh hưởng bởi TĐC. Như vậy, trong chính sách di dời, TĐC cần chú trọng đào tạo những người khơng có kỹ năng để họ có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn và tìm được những cơng việc có thu nhập ổn định và cao hơn.
4.3.7. So sánh sự thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC theo dạng nhà TĐC
Trong 72 trường hợp khảo sát thì chỉ có 3 trường hợp là có nhà ở tầng trệt cịn lại là căn hộ ở tầng cao. Giả định rằng những hộ ở tầng trệt sẽ có thuận lợi trong việc bn bán, kinh doanh nên xu hướng thay đổi thu nhập sau TĐC của nhóm hộ có dạng nhà ở tầng trệt sẽ tốt hơn ở tầng cao.
Kết quả kiểm định Chi-square7 cho phép kết luận dạng nhà TĐC khơng liên quan gì tới tình trạng thay đổi thu nhập của hộ sau TĐC, do hình thức TĐC chủ yếu là nhà tầng cao 69/72 trường hợp.
4.3.8. So sánh thu nhập bình quân đầu ngƣời trƣớc TĐC, thu nhập bình quân đầu ngƣời sau TĐC, số ngƣời có việc làm, số ngƣời phụ thuộc, số năm đi học của lao động chính giữa hai nhóm hộ có tình trạng thay đổi thu nhập theo hƣớng xấu đi và không xấu đi.
Kết quả cho thấy thu nhập bình quân đầu người trước và sau TĐC của những hộ có xu hướng thay đổi theo chiều hướng không đổi hoặc tốt hơn là cao