2.1 Rủi ro hoạt động
2.1.5 Hậu quả của rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động không chỉ gây ta thiệt hại cho Ngân hàng về mặt tài chính mà cịn gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và thương hiệu của Ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 2.4: Hậu quả của rủi ro hoạt động đối với các hoạt động của Ngân hàng
STT Đối với hoạt động Hậu quả
1. Thanh toán - Khơng thanh tốn được theo yêu cầu của KH - Thanh toán nhầm đối tượng thụ hưởng
- Thanh toán thừa/thiếu cho đối tượng thụ hưởng
2. Tài chính - Định giá tài sản không đúng - Báo cáo lỗ/lãi khơng hồn chỉnh
- Các khoản mục kế tốn khơng được đối chiếu
3. Công nghệ thơng tin -Mất kiểm sốt hệ thống
-Hệ thống cơ sở dữ liệu ngưng hoạt động -Hệ thống bảo mật của khách hàng bị lỗi
4. Quản lý nhân sự - Vi phạm pháp luật trong vấn đề hợp đồng - Mất nhân viên giỏi
5. Marketing và bán hàng
- Đưa ra sản phẩm mới bị lỗi
- Sản phẩm mới không đủ chức năng như quảng cáo - Không bảo đảm cơ sở hạ tầng phù hợp
6. Uy tín của Ngân hàng
- Mất khách hàng
- Uy tín của Ngân hàng giảm - Giảm lợi nhuận/mất vốn/phá sản
(Nguồn:Tổng hợp từ Wikipedia)
Ở bảng 2.1 chỉ đưa ra được một số ảnh hưởng nếu như rủi ro hoạt động xảy ra ở hoạt động nào. Ví dụ điển hình cho hoạt động thanh toán như: Cán bộ tác nghiệp thực hiện chuyển tiền thừa/đúp/thiếu tiền so với yêu cầu khách hàng. Việc
này làm cho khách hàng có thể bị thiệt hại như giá cả hàng hóa tăng, khơng nhận được chiết khấu… ngân hàng sẽ phải đền bù tổn thất cho khách hàng nếu khách hàng khiếu nại. Và quan trọng việc này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, tính chuyên nghiệp của CBCNV ngân hàng và nặng hơn là mất khách hàng nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra.Vậy có thể nói rằng hậu quả của rủi ro hoạt động đầu tiên là gây ra những trách nhiệm pháp lý, cao nhất là ảnh hưởng đến uy tín và sự đổ vỡ của một ngân hàng nên đây là một loại rủi ro tiềm ẩn và nguy hiểm cho Ngân hàng đúng theo đặc điểm của nó.