Nghiệp vụ chuyển tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 35 - 37)

2.3 Một số tình huống rủi ro hoạt động đối với một số mảng nghiệp vụ tạ

2.3.2 Nghiệp vụ chuyển tiền

Những lỗi trong nghiệp vụ chuyển tiền thường xuất phát từ sự chủ quan của CBCNV. Những lỗi này hầu hết đều gây ra tổn thất, nhẹ nhất là bù đắp thiệt hại cho Khách hàng và nặng nhất mà mất uy tín của Ngân hàng.Đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm/ đúp nếu chốt kiểm sốt khơng hiệu quả dễ dẫn đến việc ngân hàng bị Khách hàng chiếm dụng vốn hoặc mất vốn. Sau đây là một một số tình huống rủi ro hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền thường được đề cập trong các biên

bản kiểm tra của Bộ phận Kiểm tra Kiểm soát Khu vực16:

 Cán bộ tác nghiệp thực hiện chuyển tiền thừa/đúp/thiếu số tiền so với số tiền khách hàng yêu cầu. Ngân hàng có thể sẽ phải đền bù thiệt hại cho Khách hàng nếu Khách hàng khiếu nại; việc này ảnh hưởng đến uy tín, sự chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng và mất khách hàng nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra. Hơn thế nữa việc này có thể làm mất tiền trong trường hợp người thụ hưởng

đã nhận/rút tiền nhưng không thể liên lạc được và mất thời gian,chi phí để u cầu hồn trả khi người thụ thưởng chưa nhận/rút tiền(Sổ tay vị trí giao dịch viên

Vietinbank,2015).

 Cán bộ tác nghiệp quên không in chân chứng từ, chưa ghi ngày tháng trước khi trả chứng từ cho khách hàng. Trong trường hợp chứng từ khơng đủ về tính chất pháp lý này, khách hàng có thể lợi dụng để gây tranh chấp và dễ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng.Nếu rủi ro phát sinh ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm hồn tồn vì đã khơng kiểm tra kỹ hoặc khách hàng lợi dụng phần ngày trống để ghi vào ngày khách hàng cần thực hiện nhằm hưởng một số lợi ích riêng như tiền chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi…hoặc tạo những thông tin giả để đánh lừa các đối tác của họ ảnh hưởng uy tín của ngân hàng (Sổ tay vị trí giao dịch viên Vietinbank,2015).

 Cán bộ tác nghiệp chưa kiểm tra tài khoản của khách hàng như: chữ ký, số dư khả dụng… đã ký xác nhận, đóng dấu ủy nhiệm chi và trả chứng từ cho khách hàng. Khi đó nếu khách hàng là người khơng gian lận: ủy nhiệm chi sẽ bị trì hỗn về thời gian để thực hiện vì khách hàng phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản. Hoặc trong trường hợp Khách hàng cố ý, lợi dụng khe hở để gian lận: sẽ phát sinh tranh chấp và ngân hàng phải chịu trách nhiệm giải trình về việc đã xảy ra. Từ đó, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng vì khách hàng này có thể sử dụng chứng từ chuyển cho đối tác để nhận hàng, sau đó thơng báo với ngân hàng hủy ủy nhiệm chi vì một số lý do khác (Sổ tay vị trí giao dịch viên Vietinbank,2015).

 Cán bộ tác nghiệp nhận chứng từ của khách hàng vãng lai, tuy nhiên trên chứng từ chuyển tiền: khách hàng lại viết thông tin người chuyển là người khác hoặc không ghi thông tin liên hệ. Nếu phát sinh sai sót mà lệnh chuyển khơng thực hiện được, thì người chuyển khơng có đủ cơ sở nhận tiền vì giấy tờ tùy thân và thơng tin người chuyển trên lệnh chuyển là không giống nhau, chứng từ không đủ cơ sở pháp lý để chi tiền hoặc Ngân hàng không liên lạc được với Khách hàng vãng

lai. Trong trường hợp xảy ra chậm trễ, ngân hàng phải chịu hồn tồn trách nhiệm

(Sổ tay vị trí giao dịch viên Vietinbank,2015).

 Cán bộ tác nghiệp nhận chứng từ của khách hàng nhưng chứng từ có nội dung giữa các liên là khác nhau. Nếu phát sinh khiếu nại ngân hàng sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì đã khơng kiểm tra kỹ chứng từ trước khi giao dịch (Sổ tay

vị trí giao dịch viên Vietinbank,2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh phú yên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)