2.4 Nguyên nhân của rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.4.4 Các sự kiện bên ngoài
Do thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến ngành ngân hàng nói chung và Vietinbank - CN Phú Yên nói riêng. Việc thay đổi làm phát sinh những tình huống bất thường và khó đo lường. Ví dụ như việc thay đổi chính sách thuế, lãi suất, tỷ giá làm ảnh hưởng hướng lớn đến kết quả kinh doanh của Khách hàng, gây khó khăn tài chính và dễ dẫn đến Khách hàng mất khả năng trả nợ…
Do sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, giữa các phòng giao dịch của Vietinbank - CN Phú Yên đã phát sinh những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao: đó là sự tranh giành khách hàng, khơng tơn trọng ngun tắc an tồn chính xác, cạnh tranh thiếu bình đẳng, thiếu hợp tác giữa các Ngân hàng, thậm chí là giữa các Phịng giao dịch của Vietinbank với nhau.
Nguyên nhân khách quan từ Khách hàng: Khách hàng không nhận thức đúng đắn về pháp luật, cố tình gian lận, giả mạo trong giao dịch: làm sổ đỏ giả, CMND giả… hoặc bị kẻ gian lợi dụng.
Điều kiện thời tiết, khí hậu tại Phú Yên diễn biến thất thường.
Yếu tố khách hàng: Số lượng Khách hàng cá nhân của chi nhánh Phú Yên khá nhiều (hơn 36.463 khách hàng tính đến cuối năm 2015), chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ theo phương thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt, sổ sách ghi chép chưa theo quy chuẩn nên cán bộ cịn khó khăn trong việc đàm phán với khách hàng về việc thay đổi phương thức thanh tốn và hồn thiện hồ sơ cấp tín dụng.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Qua nhìn nhận lý thuyết và thực trạng rủi ro hoạt động tại Vietinbank - CN Phú Yên, tác giả đã đưa ra một số tình huống rủi ro thường gặp phải tại Chi nhánh và phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động tại Vietinbank - CN Phú Yên. Tác giả quyết định dựa trên lý thuyết tổng hợp và nguyên nhân đã tìm ra được từ chương 2 đểtìm ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động gây ra tại VietinBank – CN Phú Yên tại chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH PHÚ YÊN 3.1 Quy trình
Quy trình của Vietinbank ln được cập nhật mới phù hợp với các quy định mới của pháp luật và ban hành rất nhiều văn bản mới. Và để các văn bản này được thực thi một cách hiệu quả thì Vietinbank cần có một đường dẫn liên kết giữa văn bản mới và các văn bản có liên quan, đồng thời cần có một văn bản tổng ghi nhận các điểm thay đổi của các văn bản và hyperlink (siêu liên kết chứa văn bản liên quan) để khi gặp tình huống thực tế cán bộ tác nghiệp có thể tri xuất dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất. Hạn chế tối đa việc hiểu chưa đúng, đủ quy trình và đáp ứng được hạn chế mà đội ngũ CBCNV đang gặp phải.
3.2 Con người
Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người ln là yếu tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp/gián tiếp đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức và Vietinbank - CN Phú n khơng phải là ngoại lệ.Do đó, để hạn chế rủi ro hoạt động đòi hỏi đòi hỏi đội ngũ CBCNV – người trực tiếp tham gia tác nghiệp phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề,kỹ năng xử lý tình huống... Để được như vậy, Vietinbank - CN Phú Yên cần có các giải pháp sau:
3.2.1 Nhân viên
Nguồn nhân lực đầu vào: tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh
nghiệm, chính sách tuyển dụng cần phải phù hợp để đảm bảo nguồn cán bộ có chất lượng ngay từ đầu vào bao gồm cả tài và đức.Để được như vậy, khâu tuyển dụng Vietinbank - CN Phú Yên cần kiểm tra thêm các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp,kỹ năng xử lý rủi ro và nhận thức về rủi ro thông qua các sự kiện liên quan đến Ngân hàng… Cán bộ được tuyển dụng phải đầy nhiệt huyết để sẵn sàng thay đổi, áp dụng những chuẩn mực quản trị rủi ro hoạt động tiên tiến phù hợp với lộ trình phát triển của VietinBank.
Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, nghiên cứu, phổ biến văn bản
quy trình nghiệp vụ. Chi nhánh cần giao nhiệm vụ cho cấp quản lý nghiên cứu
tổng hợp những nội dung chính, các vấn đề trọng tâm trọng điểm để triển khai đến cấp nhân viên thực hiện.
Hàng tuần, các Phòng/ban phải triển họp đầu giờ trước giờ giao dịch.
Trong nội dung cuộc họp bắt buộc phải có phần: cập nhật các rủi ro hoạt động mới nhất, phân tích sơ bộ các tình huống rủi ro, đưa ra cách xử lý nếu gặp phải tình huống đó. Và có thể họp đột xuất nếu thấy cần thiết.
Xây dựng và đào tạo đội ngũ có đủ năng lực và tầm nhìn để thành lập bộ
phận quản trị rủi ro hoạt động.Trước đây, Vietinbank - CN Phú n có phịng rủi
ro, tuy nhiên phịng này hoạt động khơng hiệu quả, sau này thành lập thành bộ phận hỗ trợ tín dụng chuyên kiểm sốt hồ sơ tín dụng. Vậy để bộ phận mới này được thành lập có hiệu quả thì nên rút ngắn thờigian lập và phân tích các báo cáo tại các bộ phận, phòng ban của chi nhánh từ hàng tháng sang hàng ngày hoặc hàng tuần và cập nhật các tình huống phân tích này trên bản thơng tin rủi ro hoạt động riêng của chi nhánh, có như vậy thì thơng tin về các sự kiện rủi ro hoạt động mới được cập nhật kịp thời và nhanh chóng tới tồn bộ CBCNV.
Bổ sung nhân lực: tăng tuyển dụng có chọn lọc để bổ sung vào các vị trí cịn
trống, giảm áp lực cho CBCNV giúp cân bằng cuộc sống.
3.2.2 Cấp quản lý
Cán bộ cấp quản lý cần thường xuyên sâu sát, quán triệt ý thức tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ đối với các cán bộ nghiệp vụ thuộc phịng mình quản lý, đảm bảo phịng nghiệp vụ nhận thức được rủi ro tiềm ẩn từ những tồn tại, sai sót đã được phát hiện. Khuyến khích cấp quản lý tự học tập, tự nghiên cứu quy trình quy định để tự nâng cao ý thức về rủi ro,giúp cho việc kiểm sốt chứng từ chính xác, đúng quy định và hạn chế rủi ro hoạt động tại chi nhánh.
Bản thân lãnh đạo phòng cần tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt
Vietinbank cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, tránh việc kiêm nhiệm của kiểm sốt viên và lãnh đạo phịng, việc này giúp cho khâu kiểm sốt có hiệu quả hơn cũng như khâu kiểm soát tác nghiệp được chú trọng hơn.
3.2.3 Bộ phận giám sát/tự giám sát
Tạo động lực bằng các chế tài hoặc khen thưởng cho bộ phận hỗ trợ tín dụng, Phịng tổng hợp khi xây dựng được các cơng cụ kiểm sốt được rủi ro hoạt động, nhận diện sớm được rủi ro hoạt động. Việc xây dựng cơng cụ kiểm sốt này phải có phần báo cáo và lãnh đạo chi nhánh có quyền truy cập vào bất cứ lúc nào để lãnh đạo chi nhánh có các chế tài kịp thời và các chỉ đạo đúng hướng.
Hợp nhất bộ phận hỗ trợ tín dụng và phịng tổng hợp để tạo thành một
đầu mối chính, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng và chun trách để từng cán bộ hoạt động hiệu quả và có sự tìm hiểu sâu hơn về rủi ro hoạt động.
3.3 Hệ thống
Hệ thống công nghệ thông tin được xem là nền tảng là phương tiện để cảnh báo rủi ro hoạt động nhanh nhất tới CBCNV, vì để hoạt động được tại Ngân hàng thì tất cả CBCNV phải sử dụng chung một hệ thống hiện đại. Do vậy các giải pháp đối với hệ thống được xem là rất quan trọng:
Bộ phận điện toán tại Chi nhánh phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của
các thiết bị, máy mócnhằm để các thiết bị hoạt động liên tục, ổn định, an toàn, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống và phát hiện kịp thời các lỗ hỏng để khắc phục kịp thời tránh trường hợp bị tội phạm xâm nhập vào hệ thống.Không chỉ bộ phận điện tốn có trách niệm trong vấn đề này mà Vietinbank cần khuyến khích tất cả các CBCNV phải là người tham gia vào quá trình nhận diện rủi ro và báo cáo kịp thời lên bộ phận điện toán hoặc Ban lãnh đạo để kịp thời kiểm soát khi rủi ro xảy ra.
Đối với tổng hợp, báo cáo: Vietinbank có q nhiều báo cáo, trung bình có
ít nhất 2 báo cáo/ 1 ngày. Vietinbank cần nâng cấp hệ thống và có một bộ phận tổng hợp được phân quyền có thể lấy được số liệu các báo cáo này để giảm thời gian lập báo cáo thủ công và tạo thời gian để CBCNV tập trung vào tác nghiệp và bán chéo sản phẩm.Xây dựng các ứng dụng dựa vào nền tảng sẵn có (Excel, các dữ liệu
hoạt động) nhằm cảnh báo sớm các trường hợp đến hạn ưu đãi, tính tốn phí trả nợ trước hạn, lập và khởi tạo hồ sơ nhằm giảm thiểu thời gian và rủi ro tác nghiệp, đảm bảo công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng nhanh chóng và kịp thời.Vietinbank
cần tăng dung lượng phần mềm để cập nhật hình ảnh hiện tại của Khách hàng
mở/thay đổi thông tin lên hệ thống để việc xác thực khách hàng đúng và trúng hơn, giảm rủi ro cho CBCNV trong quá trình tác nghiệp.
3.4 Các sự kiện bên ngồi
Việc thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến ngành ngân hàng nói chung và Vietinbank - CN Phú Yên nói riêng kèm theo những đặc thù về địa bàn tỉnh và tầm nhìn hạn chế tác giả, hiện tại tác giả vẫn chưa tìm được giải pháp để hạn chế rủi ro hoạt động do các yếu tố bên ngồi gây ra.
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên lý thuyết đã tổng hợp ở các chương trước và đặc biệt là dựa trên các nguyên nhân đã tìm ra ở chương 2, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro hoạt động tại Vietinbank – CN Phú Yên đối với các yếu tố quy trình, con người, hệ thống và các yếu tố bên ngồi bằng tầm nhìn và khả năng quan sát thực tế của tác giả. Đồng thời sử dụng các giải pháp này để làm nền tảng cho các kế hoạch thực hiện giải pháp hạn chế ở Chương 4 nhằm hướng luận văn vào ứng dụng thực tế tại Vietinbank - CN Phú Yên và giúp Lãnh đạo Vietinbank - CN Phú Yên cải thiện, giảm thiểu những tổn thất, hậu quả do rủi ro hoạt động gây ra tại VietinBank – CN Phú Yên.
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ YÊN
4.1Định hướng quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2025
Trên cơ sở phân tích bối cảnh kinh tế và lợi thế so sánh của ngành ngân hàng trên bình diện quốc tế và trong nước, ban lãnh đạo VietinBank đã thống nhất xác định định hướng và chiến lược hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn 2015-2025 bao gồm những trụ cột như (theo Định hướng quản trị rủi ro hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2025):
- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của Vietinbank thơng qua nâng cao năng lực tài chính, cơng nghệ và quản lý rủi ro.
- Không ngừng thay đổi tư duy quản lý theo hướng áp dụng các chuẩn mực tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng, bao gồm trển hai triệt để Basel II và ứng dụng chuẩn mực Basel III từ năm 2018.
- Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại và hạn chế cũng như tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trường, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn 2015-2025 để tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
- Giữ vững phương châm xây dựng VietinBank trở thành một tập đồn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao theo phương châm ―An toàn – Hiệu quả -Hiện đại –Tăng trưởng bền vững.
Hiệp ước vốn Basel II và Basel III là hai chuẩn mực quốc tế quan trọng nhất về các nguyên tắc quản lý rủi ro đối với các Ngân hàng thương mại . Do vậy, để hoạt động quản trị rủi ro hoạt động của VietinBank có hiệu quả, đồng thời phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất,VietinBank đã xác định chiến lược cụ thể đối với hoạt động quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống như sau:
-Sắp xếp bộ máy tổ chức từ Hội sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh để quản lý rủi ro theo đúng mơ hình thơng lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện quản lý rủi ro tốt nhất.
-Xây dựng và hệ thống lại các chính sách, quy trình quản lý rủi ro để đảm bảo quản trị rủi ro hoạt động phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày, từ nhân viên đến lãnh đạo kiểm tra rà sốt được tồn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các rủi ro tác nghiệp và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.
- Tăng cường, củng cố quản trị rủi ro hoạt động thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để. Công nghệ thông tin là một công cụ đắc lực giúp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp thông qua việc lưu chuyển thông tin đánh giá hoạt động trên quy mơ tồn hệ thống, quản lý khách hàng tốt hơn...
- Xây dựng hệ thống cảnh báo thường xuyên để giúp cho các bộ phận trong Vietinbank chủ động nhận diện, phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro kịp thời.
- Tăng cường giáo dục về tư tưởng,quy chế,nội quy cán bộ, cơng nhân viên trong tồn hệ thống để mọi người hiểu rõ các loại rủi ro tác nghiệp liên quan có thể xảy ra đối với bản thân và cách thức hạn chế phòng ngừa hiệu quả nhất.
- Việc phân cấp quản lý cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách nhiệm cụthể, rõ ràng của từng cấp quản trị rủi ro hoạt động phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản lý tầm chiến lược, cấp quản lý điều hành và cấp tổ chức thực hiện.
4.2Kế hoạch thực hiện giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Yên
Để đi đúng định hướng của Vietinbank trong việc quản trị rủi ro hoạt động trong giai đoạn từ năm 2015-2025 thì Vietinbank - CN Phú Yên cần phải có kế hoạch thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động ngay từ bây giờ.
4.2.1 Quy trình
• Giao nhiệm vụ ngay cho một bộ phận đầu mối để tổng hợp văn bản và các
tính huống nghiệp vụ phát sinh. Cụ thể: Khi CBCNV đăng nhập vào văn bản mới thì đường dẫn sẽ thể hiện tất cả các văn bản có liên quan đến văn bản này, đồng thời
sẽ có cây thư mục cụ thể cho từng trường hợp như: xử lý khi nhận tiền giả của Khách hàng, xử lý khi khi Khách hàng rút tiền mà chưa nhận được tiền trong khi tài khoản đã trừ tiền, xử lý khi khách hàng báo mất sổ tiết kiệm…Mỗi thư mục nhỏ được sắp xếp theo các mảng nghiệp vụ phát sinh và đính kèm các văn bản kèm theo. Dự kiến xong trong năm 2018.
• Xây dựng ngay chế tài riêng đối với Vietinbank - CN Phú Yên áp dụng đối
với các trường hợp xảy ra các lỗi lặp lại xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của các CBCNV. Dự kiến xong trong năm 2018.
• Thành lập ngay tổ cải tiến dịch vụ: Hàng ngày, tổ này tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể các sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và tiếp nhận