PHẦN 4 : KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.4. Những tác động của Quản trị cơng ty và Địn bẩy tài chính đối với Hiệu quả
quả hoạt động của công ty
quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định, biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy, mối tương quan âm của quy mô công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty là không phù hợp với các nghiên cứu trước đó (nghiên cứu của Elsayed (2007)).
Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp tác động của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu thêm các biến như biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL), biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc (OWN_BD) trong Mơ hình (2). Theo kết quả hồi quy, biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL) , biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc (OWN_BD) đều khơng có ý nghĩa thống kê, chỉ có hệ số hồi quy của biến số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan là - 0.059 (mức ý nghĩa 5%). Các biến kiểm sốt như biến quy mơ công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy các kết quả hồi quy này không hỗ trợ các
Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp của Địn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu bổ sung Địn bẩy tài chính (LEV) như là một biến độc lập trong Mơ hình (3). Hệ số của LEV là 0.025 và khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy mức tăng Địn bẩy tài chính khơng tương quan với Hiệu quả hoạt động của công ty trong mẫu nghiên cứu này. Phát hiện này không hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết 3 dự đốn mối tương quan dương giữa Địn bẩy tài chính và hiệu suất cơng ty. Tuy nhiên, phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Chen và cộng sự
(2005), Seifert và cộng sự (2005) ,các nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ tương quan
âm giữa Địn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của cơng ty. Các biến kiểm sốt như biến quy mơ cơng ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) vẫn có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty.
Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty
Bảng này trình bày kết quả hồi quy về Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE). Biến phụ thuộc là ROE được tính là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Tất cả các biến giải thích là có độ trễ là 1. Phương pháp ước lượng Fixed Effects được sử dụng trong tất cả các phương trình hồi quy. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%. ROE (1) (2) (3) (4) C 0,376*** 0,375*** 0,312*** 0,365*** (0,0000) (0,0001) (0,0000) (0,0002) RETIND(-1) 0,005 0,006 0,005 0,007 (0,5812) (0,4807) (0,5677) (0,4806) LNTA(-1) -0,010*** -0,008** -0,009*** -0,009** (0,0047) (0,0117) (0,0031) (0,0110)
(0,0047) (0,0150) (0,0070) (0,0139) CAPETAX(-1) 0,007** 0,011*** 0,0078** 0,010*** (0,0274) (0,0029) (0,0255) (0,0025) CACL(-1) -0,010 -0,009 -0,007 -0,007 (0,0000) (0,0000) (0,0040) (0,0047) MBV(-1) 0,025*** 0,025*** 0,026*** 0,025*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) NCFOTA(-1) 0,290*** 0,285*** 0,294*** 0,289*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) PPETA(-1) -0,079*** -0,086*** -0,076*** -0,084*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) BIG4(-1) 0,004 0,005 0,006 0,0063 (0,5371) (0,4805) (0,4123) (0,4016) BD_SIZE(-1) 0,003 0,003 (0,2497) (0,2012) BD_IND(-1) -0,024 -0,023 (0,1091) (0,1393) BD_AUDIT(-1) -0,028 -0,027 (0,3687) (0,3683) BD_WOMEN(-1) -0,059*** -0,057*** (0,0056) (0,0085) CEO_DUAL(-1) 0,008 0,0083 (0,3918) (0,3872) OWN_TOP3(-1) 0,026 0,0255 (0,1360) (0,1460) OWN_BD(-1) -0,00812 -0,007 (0,2739) (0,3882) LEV(-1) 0,034 0,025 (0,1333) (0,2771) R2 0,20 0,21 0,20 0,21
Số quan sát 1595 1595 1595 1595
Mơ hình (4) trình bày các kết quả ước lượng hồi quy với đầy đủ các biến. Hệ số hồi quy của LEV là 0.025 và khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy mức tăng Đòn bẩy tài chính sẽ khơng tương quan đến sự gia tăng Hiệu quả hoạt động của công ty, biến thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy là - 0,057, cho thấy khi tỷ lệ lệ thành viên nữ trong hội đồng quan trị tăng lên 1% thì hiệu quả cơng ty giảm 5,7%. Tất cả các biến Quản trị cơng ty cịn lại đều khơng có mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả phương trình hồi quy cho thấy các giả thuyết 4 khơng có ý nghĩa thống kê. Những kết này là phù hợp với một số nghiên cứu trước đây, kết quả nghiên cứu của Hu và Izumida (2008) khơng tìm thấy mối quan hệ tương quan giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập đối với Hiệu quả hoạt động của công ty Nhật Bản. Thêm vào đó, nghiên cứu của
Chen và cộng sự (2005) khơng tìm thấy mối tương quan giữa số lượng thành viên
hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị độc lập, số lượng người trong ban kiểm soát và giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị có tác động đến kết quả hoạt động của công ty ở Hồng Kông, nghiên cứu của Elsayed (2007) cho
rằng giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị không tác động đến Hiệu quả hoạt động của công ty (Hiệu quả hoạt động được đo bằng ROA và Tobin của Q) với mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết tại Ai cập trong giai đoạn 2000-2004. Như vậy, những kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố về Quản trị công ty đã không dẫn đến kết quả hoạt động của công ty tốt hơn.
Để xem xét các giả thuyết số 4 cho rằng Địn bẩy tài chính làm trung gian cho việc tác động của các yếu tối Quản trị công ty đến Hiệu quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu xem xét các kết quả hồi quy của các phương trình ước lượng (1) đến (4). Bài nghiên cứu kiểm tra Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của tác động Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động của công ty với các điều kiện sau:
Thứ nhất, các biến độc lập liên quan đến Quản trị cơng ty có tác động đến Địn bẩy tài chính (LEV) trong Phương trình (1). Thứ hai, biến độc lập liên quan đến Quản trị cơng ty phải có tác động đến biến liên quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE) phương trình ước lượng (2). Thứ ba, biến Địn bẩy tài chính (LEV) có tác động đến biến liên quan đến Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE) trong phương trình ước lượng (3). Thứ tư, ba điều kiện trên đều đúng với các dự đốn và có sự tác động của các biến độc lập (các biến Quản trị công ty) lên biến phụ thuộc là Hiệu quả hoạt động cơng ty (ROE) trong phương trình (4) có ý nghĩa thống kê thấp hơn khơng đáng kể của phương trình (2), thì có chứng minh nó là trung gian một phần cho tác động trên.
Kết quả trong bảng 4.3 và 4.4 cho thấy rằng Địn bẩy tài chính khơng làm trung gian của tác động các yếu tố Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động của cơng ty. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu không hỗ trợ giả thuyết 4, điều này cho thấy ở các công ty ở Việt Nam, yếu tố Đòn bẩy tài chính khơng phải là trung gian cho mối tương quan giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động của công ty.