Các biến của mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 32 - 39)

PHẦN 3 : CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH ƯỚC LƯỢNG

3.4. Mơ hình ước lượng

3.4.1. Các biến của mơ hình

Các biến trong bài này được tính dựa trên bài nghiên cứu của Umawadee Detthamrong và cộng sự (2017). Các biến trong bài nghiên cứu được tính như

sau:

3.4.1.1. Biến phụ thuộc

Để kiểm tra các giả thuyết 1, bài nghiên cứu đo lường Địn bẩy tài chính của một cơng ty là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Margaritis và

Psillaki (2010), Vithessonthi và Tongurai (2015) đã sử dụng biến này như một

thước đo về Địn bẩy tài chính. Để kiểm tra các giả thuyết 2-4, theo các nghiên cứu trước đó như của Chen và cộng sự (2005), Bhabra (2007), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bằng lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), được tính như tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Để kiểm tra tính vững của kết quả, bài nghiên cứu cũng sử dụng ROA, được tính bằng tỷ lệ thu nhập trước lãi và thuế trên tổng tài sản là một thay thế cho Hiệu quả hoạt động của công ty.

3.4.1.2. Biến độc lập

Để đánh giá kết quả nghiên cứu tác động của Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động, bài nghiên cứu dùng các biến về Quản trị công ty đã được các nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự (2005), Nguyen (2011), Bhagat and Bolton (2008) sử dụng: biến số lượng thành viên Hội đồng quản trị

(BD_SIZE), biến số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị (BD_IND), biến giả Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị

trường hợp ngược lại, biến cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) là tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất, (OWN_BD) là một biến giả có giá trị là 1 khi cơng ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các trường hợp khác, biến (BD_WOMEN) được tính bằng tỷ lệ số hành viên nữ trong Hội đồng quản trị.

3.4.1.3. Biến kiểm soát

Để kiểm tra giả thuyết của bài nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng một tập hợp các biến kiểm soát. Các biến này kiểm soát các đặc điểm đặc trưng của cơng ty mà có thể ảnh hưởng đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu có các biến kiểm soát sau: biến chỉ số ngành (RETIND) được đo bằng logarithm của chỉ số giá, đo lường biến động chỉ số tăng trưởng của từng ngành, nhằm kiểm soát mức độ tác động của ngành đến kết quả hoạt động của cơng ty, và có ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính và một tập hợp lớn với mức độ vững chắc, biến quy mô công ty được đo bằng tổng tài sản của công ty (LNFA), biến số năm niêm yết trên thị trường chứng khoán (LNFAGE), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA), biến tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL), biến tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV), biến tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng trên tổng tài sản (NCFOTA), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA), và biến khả năng sinh lời (ROA).

Chen và cộng sự (2005), García-Meca và cộng sự (2015) sử dụng biến quy

mơ cơng ty (LNTA) được tính bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Số năm công ty niêm yết (LNFAGE) được tính bằng logarithm tự nhiên của số năm kể từ khi công ty được niêm yết. Số năm niêm yết là một chỉ báo cho mức độ kinh nghiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Các cơng ty lớn hơn có cấu trúc tổ chức, quy trình và hệ thống tổ chức tốt. Mặt khác, các công ty mới hoặc trẻ hơn có nhiều khả năng sẽ linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của nó. Để kiểm sốt mức độ ảnh hưởng của đầu tư cơng ty đối với địn bẩy và kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu sử dụng biến chỉ

cứu sử dụng biến (MBV) được tính là tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhằm để nắm bắt cơ hội đầu tư của công ty. Tỷ lệ thanh tốn hiện hành (CACL) được tính bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành đo lường mức độ mà một cơng ty có đủ tài sản để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn. Các cơng ty có đủ tiền mặt để hấp thụ các cú sốc về thanh khoản. Do đó, bài nghiên cứu kiểm sốt dịng tiền mặt bằng cách sử dụng NCFOTA được tính bằng tỷ số dòng tiền thuần hoạt động trên tổng tài sản. Keefe và Yaghoubi (2016) nhận thấy

rằng dòng tiền hoạt động có mối tương quan âm đến Địn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) xem xét tỷ số tài sản cố định

(PPETA) được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, BIG4 là một biến giả có giá trị là 1 khi cơng ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của một trong bốn cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế giới (KPMG, Deloitte, PricewaterhouseCoopers và Ernst & Young) và có giá trị là 0 với các trường hợp khác, xem xét độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số lợi nhuận ROA, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trên tổng tài sản, biến này thể hiện tác động của lợi nhuận công ty đối với địn bẩy.

Bảng 3.1: Các biến của mơ hình

Biến số Định nghĩa Cơng thức tính

Biến phụ thuộc

LEV Địn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ với tổng tài sản

ROE Hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn cổ phần

Biến độc lập

BD_SIZE Quy mô Hội đồng quản trị Tổng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị

Biến số Định nghĩa Cơng thức tính BD_IND Số thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị

CEO_DUAL Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị

Biến giả có giá trị là 1 khi Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và 0 là trường hợp ngược lại

OWN_TOP3 Cơ cấu sở hữu cổ phần tập trung

Tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất

OWN_BD Việc sở hữu cổ phần của ban

giám đốc

Biến giả có giá trị là 1 khi cơng ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các trường hợp khác.

BD_AUDIT Quy mơ Ban kiểm sốt Số lượng người trong Ban kiểm soát

BD_WOMEN Số thành viên nữ trong Hội

đồng quản trị

Tỷ lệ số thành viên nữ trong hội đồng quản trị

Biến kiểm soát

RETIND Chỉ số ngành Logarithm của chỉ số giá

LNTA Quy mô công ty Logarithm tổng tài sản công ty

LNFAGE Số năm niêm yết trên thị

trường chứng khoán

Logarithm số năm niêm yết trên thị trường chứng khoán

Biến số Định nghĩa Cơng thức tính

CAPEXTA Chi đầu tư vốn Tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản

CACL Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn

MBV Tỷ lệ giá trị thị trường trên

giá trị sổ sách

Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

NCFOTA Tỷ lệ dòng tiền hoạt động

ròng trên tổng tài sản

Tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng trên tổng tài sản

PPETA Tỷ lệ tài sản cố định trên

tổng tài sản

Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản

BIG4 Danh tiếng công ty kiểm

tốn độc lập

Biến giả có giá trị là 1 khi cơng ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của một trong bốn cơng ty kiểm tốn lớn nhất thế giới và có giá trị là 0 với các trường hợp khác. Bốn Cơng ty kiểm tốn bao gồm KPMG, Deloitte, PwC, và E&Y

ROA Khả năng sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

3.4.2. Mơ hình ước lượng

Để kiểm tra các giả thuyết 1.1-1.7, đánh giá tác động của việc Quản trị cơng ty đối với Địn bẩy tài chính, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình (1) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:

Trong đó LEVi,t là tỷ số giữa tổng nợ với tổng tài sản của công ty i tại thời

điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng LEV để đo Địn bẩy tài chính của cơng ty. CG là một vector của các về Quản trị công ty của công ty (số lượng người trong hội đồng quản trị, thành viên độc lập trong hội đồng quan trị, số lượng người trong ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị là nữ, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu cổ phần và danh tiếng cơng ty kiểm tốn). Z là một vector của các biến kiểm sốt mức độ cơng ty; ni là tác động cố định đặc trưng công ty, để kiểm sốt các bất thường của cơng ty và tính không đồng nhất về thời gian; t là hiệu ứng cố định thời gian, để kiểm

sốt thời gian khơng được quan sát cho tất cả các công ty trong mẫu dữ liệu nghiên cứu.

Để kiểm tra các giả thuyết 2.1-2.7 dự báo hiệu quả của việc Quản trị công ty đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các phương trình ước lượng (2) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:

ROEi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (2)

Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn cổ phần của công ty i tại thời điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường Hiệu quả hoạt động của công ty. CG là một vector của các biến Quản trị công ty của công ty.

Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; i là hiệu ứng cố định

về cong ty; t là hiệu ứng thời gian cố định

Để kiểm tra giả thuyết 3, dự đoán tác động của Địn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước lượng phương trình (3) bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:

Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước khi lãi và thuế trên vốn cổ phần của

công ty i tại thời điểm t. Tất cả các biến khác được định nghĩa như trên.

Để kiểm tra các giả thuyết 4.1-4.7, dự đốn tác động của Quản trị cơng ty và Địn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình (4) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:

ROEi,t= + CGi,t-1 + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (4)

Trong đó biến phụ thuộc là ROEi,t. Các biến khác được định nghĩa như trên. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để quyết định xem phương pháp tác động cố định (Fixed Effects) hoặc tác động ngẫu nhiên (Random effect) phù hợp hơn. Kết quả của các kiểm định Hausman cho thấy rằng các phương pháp tác động cố định (Fixed Effects) được ưa thích hơn so với phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random effect).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị công ty, đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)