CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tình hình thiên tai và BĐK Hở tỉnh Bình Định:
2.2.3.1. Thực tiễn quản lý và đánh giá rủi ro thiên tai trên thế giới:
Quản lý và đánh giá rủi ro theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng đã đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân ứng dụng trong nghiên cứu giảm nghèo. Tại Châu Âu, cuối thế kỷ 20, phƣơng pháp phát triển cộng đồng có sự tham gia (PCD) đã đƣợc sử dụng ở Trung Âu, nơi các hội ngành đang phải đối mặt với những khó khăn mà khơng có đƣợc sự hỗ trợ cần thiết. Cùng lúc đó, nghèo khó đã gia tăng ra nhiều tập đoàn. Đầu những năm 2000, 9 Hiệp hội đã cùng sử dụng một phƣơng pháp luận gọi là phát triển cộng đồng có sự tham gia để lấy lại sức sống cho ngành hàng của họ. PCD là cách để giải quyết các vấn đề của con ngƣời tại các địa phƣơng. Sau này chúng cũng đƣợc áp dụng để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực ứng phó với thiên tai và trở thành VCA.
Tại Mỹ Latinh, ban đầu phƣơng pháp xây dựng chƣơng trình có sự tham gia của cộng đồng là một phƣơng pháp làm việc ở cấp cơ sở để giải quyết các vấn đề chƣa liên quan trực tiếp đến thiên tai. Phƣơng pháp này càng ngày càng lôi kéo đƣợc sự tham gia rộng rãi của cộng đồng nhằm xử lý những bất cập và giảm tình trạng dễ bị tổn thƣơng cho ngƣời dân trong cộng đồng. Nó thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan trong và ngoài cộng đồng và thúc đẩy sự hợp tác giữa chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng, các tổ chức tơn giáo và các tổ chức phi chính phủ (IFRC, 2006).
Đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi thiên tai và BĐKH tác động ngày càng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân tại nhiều nơi trên thế giới thì cách tiếp cận VCA này lại đƣợc sử dụng để nghiên cứu về những RRTT mà các cộng đồng gặp phải.
Năm 2003, tại Rwanda, Hội Chữ thập đỏ Rwanda đã sử dụng cơng cụ VCA để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực ứng phó với các vấn đề địa lý và kinh tế - xã hội của cộng đồng tại các địa phƣơng trên cả nƣớc (IFRC, 2003).
Năm 2007, tại các nƣớc Châu phi, IPCC đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thƣơng và năng lực thích ứng của ngƣời dân Châu Phi trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động và tính dễ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu gây ra tại các quốc gia Châu Phi trên các khía cạnh nguồn nƣớc, năng lƣợng, sức khỏe, nông nghiệp, hệ sinh thái, vùng ven biển, du lịch, lắng đọng trầm tích, cơng nghiệp và cơ sở hạ tầng, nhất là tại Ai Cập.
Tại Châu Á, từ đầu thế kỷ 21, phƣơng pháp VCA đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến và mang lại kết quả thiết thực.
Tại Philippin, từ những năm 2000, Tổ chức Oxfam đã hƣớng dẫn và phối hợp với ngƣời dân và chính quyền nƣớc này đánh giá VCA tại nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng trên cơ sở gắn kết giữa giảm nhẹ thiên tai và phát triển. Cách làm này đã giúp các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng tại Philippin có đƣợc cuộc sống an tồn và ổn định hơn trƣớc, trong và sau thiên tai. Mặc dù vậy tính hiệu quả vẫn cịn hạn chế.
Năm 2003, Chƣơng trình sử dụng bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học đất ngập nƣớc Mê Kông phối hợp với Trung tâm Sẵn sàng Ứng phó với Thảm họa Châu Á đã thực hiện nghiên cứu Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng từ những rủi ro khí hậu tại tỉnh Attapeu. Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào. Từ đánh giá này đã chỉ ra đƣợc những rủi ro do khí hậu tác động đến các cộng đồng dễ bị tổn thƣơng trong khu vực và đƣa ra những khuyến nghị kịp thời.
Tại Ấn Độ, từ năm 2011 đến nay, đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã đƣợc Cơ quan Quản lý thiên tai Quốc gia và các Dự án sử dụng ngày càng phổ biến để đánh giá cho nhiều cộng đồng dễ bị tổn thƣơng nhƣ: Bihar, Andaman, Nicobar, Islands, Kashmir, Kerala and Tamil, Nadu.Từ đó xây dựng các kế hoạch ứng phó tối ƣu nhất.
Năm 2012, Bobenrieth và cộng sự đã tiến hành VCA tại tỉnh Koh Kong và Kampot - Vƣơng quốc Cambodia giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và đề xuất các giải pháp để giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thƣơng và tăng cƣờng năng lực cho
các địa phƣơng căn cứ vào kết quả nghiên cứu và đặc thù địa phƣơng (VNRC, 2010).
Đánh giá HVCA là nội dung đánh giá đƣợc bổ sung, phát triển từ VCA mà nhiều tổ chức nghiên cứu trên thế giới sử dụng để điều tra, nghiên cứu về một cộng đồng nhất định. Đối với VCA, mục đích quan trọng nhất là đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Đối với HVCA, ngồi 2 nội dung đánh giá nhƣ VCA cịn chú trọng việc đánh giá hiểm họa tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. Mặc dù chƣa đầy đủ nhƣ HVCA nhƣng VCA cũng mang lại những tiền đề quan trọng góp phần giảm nhẹ thiên tai tại nhiều nơi trên thế giới nhất là tại các quốc gia đang phát triển thuộc Châu Phi và Châu Á.
2.2.3.2. Đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của ngƣời dân (dựa vào cộng đồng) tại Viêt Nam:
Tại Việt Nam, từ những năm 1990 và đầu những năm 2000 đến nay, với sự tiên phong của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức xã hội dân sự, VCA đã đƣợc áp dụng trong nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu sao cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện của đất nƣớc. Trƣớc đây các nghiên cứu VCA chủ yếu do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai và thực hiện đánh giá chỉ mới chú trọng đến thiên tai mà chƣa đề cấp đến biến đổi khí hậu. Mặt khác, nhiều cuộc đánh giá, mức độ triển khai đánh giá còn chƣa triệt để, và chƣa đánh giá đúng mức các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất là trẻ em, ngƣời khuyết tật. Hiện nay, Bộ NNPTNT và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã nghiên cứu, ban hành tài liệu hƣớng dẫn đánh giá VCA mang tính tồn diện hơn, trong đó có phân tích các yếu tố tác động do BĐKH.
Mặc dù là đã có sự chuyển biến về nội dung và phƣơng pháp tiến hành theo thời gian. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đánh giá ngày càng khách quan, đầy đủ và chính xác địi hỏi chúng ta khơng chỉ đánh giá đƣợc tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực của ngƣời dân mà còn phải phải đánh giá cụ thể sự tác động của các loại hiểm họa tự nhiên trên địa bàn nghiên cứu dƣới ảnh hƣởng của BĐKH. Trong đánh
giá này, các loại hiểm họa và tác hại của chúng đƣợc tập trung thảo luận sâu cùng với việc phân tích kỹ tình trạng dễ bị tổn thƣơng và năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
2.2.3.3. Công tác PCTT và đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của ngƣời dân tại tỉnh Bình Định:
Trƣớc tình hình thiên tai và BĐKH diễn biến hết sức phức tạp và khó lƣờng trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định đã có nhiều nỗ lực trong việc ứng phó với những thách thức do thiên tai và BĐKH. Năm 2007, UBND tỉnh đã ban Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về ngăn ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Kế hoạch thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia và kịch bản ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn 2020, và năm 2013 UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai thực hiện Đề án 1002 của Thủ tƣớng chính phủ về Nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trong QLRRTT dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đƣợc thành lập và phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên. Các sở, ngành, địa phƣơng đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, triển khai công tác chuẩn bị PCTT và TKCN ở đơn vị, trên địa bàn. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phịng tỉnh, Cơng an tỉnh là lực lƣợng chủ yếu trong công tác TKCN trong tỉnh. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh hằng năm có kế hoạch hiệp đồng các đơn vị chủ lực của Quân khu, các đơn vị của Bộ đóng trên địa bàn tổ chức lực lƣợng, phƣơng tiện, phân công khu vực đảm nhiệm thực hiện nhiệm vụ TKCN theo kế hoạch thống nhất của địa phƣơng. Các địa phƣơng có phƣơng án huy động lực lƣợng trên địa bàn. Ở huyện, huy động lực lƣợng cơng an, bộ đội và Đồn thanh niên.Ở xã, huy động đoàn viên thanh niên, dân quân, tự vệ.Các đội xung kích ở cấp xã, phƣờng có 30 - 40 ngƣời.Ngồi ra, cịn có kế hoạch huy động nhân lực, phƣơng tiện của các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ đóng trên địa bàn.
Theo Báo cáo khảo sát về năng lực phòng chống thiên tai - Dự án Phòng chống ngập úng và thoát nƣớc tại thành phố Quy Nhơn, do Hội Chữ thập đỏ tỉnh
thực hiện, Hội Chữ thập đỏ Đức và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tài trợ (2013 - 2015), thì hàng năm từ tỉnh, huyện, thành phố và phƣờng, xã đều có lập kế hoạch PCTT và TKCN chung cho từng cấp. Nhiều sở, ban, ngành cũng có lập kế hoạch riêng cho đơn vị mình. Tuy nhiên, tiến trình lập kế hoạch cịn mang nặng tính 1 chiều từ trên xuống, kế hoạch năm sau kế thừa năm trƣớc. Hiện nay, vẫn chƣa có mẫu thống nhất chung đồng bộ cho các cấp về tiến trình, nội dung và hình thức của các kế hoạch PCTT, đặc biệt là ở cấp phƣờng xã. Đa số cán bộ trong Ban chỉ huy PCTT ở các cấp vẫn còn kiêm nhiệm, nên nhiều thành viên đã không đƣợc đào tạo kỹ về kiến thức chuyên môn trong Quản lý thiên tai, đặc biệt là ở cấp phƣờng xã. Thêm vào đó, thơng tin dự báo chƣa thực sự có độ tin cậy cao cũng đã gây khó khăn cho ngƣời lập kế hoạch. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch cũng nhƣ chất lƣợng của bản kế hoạch tập trung chủ yếu đó là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ thƣờng xuyên của cấp trên; tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào tiến trình lập kế hoạch; nâng cao khả năng cũng nhƣ chất lƣợng của các dự báo; sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả trong Ban chỉ huy PCTT; mẫu hƣớng dẫn thống nhất về nội dung và hình thức, phƣơng án ứng phó cho từng loại hình thiên tai tại địa phƣơng; lập kế hoạch từ dƣới lên, thƣờng xuyên và kịp thời nắm bắt diễn biến thời tiết và các thông tin số liệu liên quan để điều chỉnh kế hoạch kịp thời và hiệu quả; nâng cao kỹ năng xây dựng kế hoạch, phân công bộ phận lập kế hoạch theo đúng chức năng và nhiệm vụ; các ngành phải lập kế hoạch riêng; cần phải dự phòng ngân sách cho PCLB để chủ động hơn trong công tác PCTT và TKCN. Kế hoạch thƣờng đƣợc triển khai ngay trong họp tổng kết hàng năm. Trƣớc khi thiên tai (bão lụt) xảy ra, tùy theo tình hình cụ thể của loại thiên tai đó mà kế hoạch ứng phó thƣờng đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh địa phƣơng. Mặc dù vậy, trong q trình ứng phó, Ban chỉ huy PCTT các cấp cũng gặp khá nhiều khó khăn. Điển hình là nguồn lực địa phƣơng cịn hạn chế (về kinh phí, về nhân lực nhƣ đội ứng phó nhanh chƣa đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là ở cấp phƣờng xã, và về vật lực nhƣ thiếu các trang thiết bị ứng phó), cơ chế phối hợp ngang và dọc còn thiếu chặt chẽ và ý thức cũng nhƣ khả năng ứng phó cộng đồng
cịn hạn chế. Các giải pháp chính đƣợc đề xuất để nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác triển khai kế hoạch là: Kiện toàn bộ máy chuyên trách, bồi dƣỡng đào tạo chuyên môn trong công tác ứng phó cho các cán bộ chuyên trách; nâng cấp các công cụ hỗ trợ dự báo và truyền tin, tăng cƣờng huy động tối đa nguồn lực cộng đồng; tăng cƣờng công tác kiểm tra và giám sát thƣờng xuyên việc triển khai kế hoạch; từng bƣớc cân đối kinh phí và bổ sung các trang thiết bị ứng phó cần thiết, thành lập đội ứng phó TKCN chuyên nghiệp; chủ động kinh phí và vận động các nguồn tài trợ ngoài địa phƣơng. Trong công tác di dời, để đảm bảo an tồn tính mạng cho những ngƣời dân sống trong vùng nguy cơ, nhiều thành viên đề xuất thực hiện các biện pháp chế tài mạnh đối với các hộ gia đình khơng chịu di dời. Tuy nhiên, tốt nhấtvẫn nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhƣời dân để họ tự thay đổi suy nghĩ, hành vi của mình; làm cho ngƣời dân từ “ỷ lại
và trơng chờ hỗ trợ từ bên ngồi” sang “chủ động ứng phó và bảo vệ tính mạng bản thân và gia đình”.
Trƣớc những hạn chế nói trên, một số hoạt động phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai và QLRRTT với sự tài trợ của trung ƣơng, các tổ chức quốc tế, ngân hàng thế giới, các tổ chức phi chính phủ đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu tập trung vào các giải pháp cơng trình nhƣ cải thiện các hệ thống đê điều, hồ đập. Bên cạnh đó, hiện có một số hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng là dự án về CBDRM tại huyện Tuy Phƣớc, Phù Cát, Hoài Ân và thị xã An Nhơn, do Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ (giai đoạn 2010 - 2014); Dự án Phòng chống ngập úng và thoát nƣớc tại thành phố Quy Nhơn, do Hội Chữ thập đỏ Đức và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Dự án Diphicho 8 do Hội Chữ thập đỏ Hà Lan tài trợ tại huyện Hoài Nhơn (2013); Dự án Phục hồi, quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn đầm Thị Nại, Lá chắn Xanh, triển khai tại thành phố Quy Nhơn; dự án WB3 do Ngân hành Thế giới tài trợ tại huyện Tuy Phƣớc và thị xã An Nhơn… với tổng kinh phí tài trợ hàng trăm tỷ đồng. Qua đó, đã có hàng ngàn lƣợc cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp thôn đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực và khả năng trong công tác PCTT và QLRRTT. Tuy nhiên, những kết quả đạt đƣợc so với u cầu cịn
khiêm tốn vì tỉnh Bình Định có đến 90 xã, phƣờng trọng điểm về thiên tai, nhất là thiên tai bão lũ.