Phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng báo cáo tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp ước lượng

Phương pháp ước lượng trong bài nghiên cứu này được kỳ vọng là sử dụng phương pháp ước lượng OLS như các nghiên cứu trước đây đã từng sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả phát hiện rằng phương pháp ước lượng OLS đòi hỏi phải thỏa các giả định thì kết quả được hồi quy bởi phương pháp ước lượng OLS mới khơng chệch và hiệu quả. Các giả định đó lần lượt là:

(i) Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyến tính. (ii) Khơng tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình nghiên cứu. (iii) Không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu (iv) Khơng tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu. (v) Không tồn tại hiện tượng nội sinh trong mơ hình nghiên cứu.

Trong điều kiện các giả định đều được thỏa, kết quả ước lượng từ phương pháp OLS sẽ không chệch và hiệu quả. Ngược lại, chỉ cần một trong các giả định bị vi phạm, kết quả hồi quy từ phương pháp ước lượng OLS sẽ bị chệch và không hiệu quả. Hơn thế nữa, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu dạng bảng, đây là dữ liệu kết

hợp từ dữ liệu chuỗi thời gian (time series) và dữ liệu chéo (cross-section) và sẽ mang các đặc điểm của hai loại dữ liệu này. Khi ước lượng dữ liệu thời gian, mơ hình nghiên cứu thường xảy ra hiện tượng tự tương quan, và với dữ liệu chéo thì xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Cho nên dữ liệu dạng bảng được nghi ngờ là sẽ có thể có cả hai hiện tượng này, khi đó hai giả định của phương pháp ước lượng OLS đã bị vi phạm.

Mặt khác, các đặc điểm của công ty như quy mô công ty, địn bẩy cơng ty, dịng tiền của cơng ty, tài sản hữu hình của cơng ty… có thể có sự tương quan với nhau. Khi đó, giả định khơng tồn tại hiện tượng nội sinh trong mơ hình nghiên cứu sẽ bị vi phạm. Hơn thế nữa, biến phụ thuộc chi phí sử dụng nợ có thể có ảnh hưởng đến các biến độc lập như dòng tiền, khả năng thanh tốn lãi vay, địn bẩy, quy mô…, điều này hàm ý rằng tồn tại hiện tượng nội sinh trong bài nghiên cứu.

Bên cạnh đó, Milena (2007) cho rằng việc sử dụng phương pháp GMM được thiết kế bởi Arrellano và Bond (1991) có thể giải quyết các hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và nội sinh xảy ra trong mơ hình nghiên cứu. Nội sinh có nghĩa là các biến giải thích trong mơ hình khơng hồn tồn độc lập với biến được giải thích và phát sinh mối quan hệ ảnh hưởng hai chiều giữa các biến này, dẫn đến các phương pháp ước lượng khơng cịn hiệu quả. Các biến độc lập có quan hệ hai chiều với biến phụ thuộc được gọi là biến nội sinh, các biến cịn lại là biến cơng cụ. Vì thế, tác giả lựa chọn phương pháp ước lượng GMM là phương pháp được sử dụng để hồi quy mơ hình nghiên cứu được thiết lập trong phần 3.2.

Đồng thời, cũng giống với các phương pháp ước lượng khác, phương pháp ước lượng GMM đòi hỏi phải thỏa hai kiểm định thì kết quả ước lượng từ phương pháp GMM mới hiệu quả và đáng tin cậy: (1) kiểm định tự tương quan trong phần dư và (2) kiểm định biến cơng cụ giải thích tốt cho biến nội sinh.

Với kiểm định tự tương quan, Arellano-Bond (1991) có đề xuất kiểm định tự tương quan Arellano-Bond để xem xét sự tồn tại của tự tương quan của sai số khi sử

dụng phương pháp ước lượng GMM. Giả thuyết H0 của kiểm định Arellano-Bond là:

khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan, do đó, tác giả kì vọng giá trị p-value của kiểm

định tự tương quan mà tác giả có được sau khi ước lượng bởi phương pháp GMM sẽ lớn hơn mức 10%, trong đó kiểm định AR(1) có thể có hiện tượng tự tương quan bật 1 nhưng kiểm định AR(2) phải cho ra kết luận khơng có hiện tượng tự tương quan bậc 2 trong mơ hình (Milena, 2007).

Với kiểm định giá trị của biến công cụ, kiểm định Sargan/Hansen được sử dụng để xem xét các biến cơng cụ có tương quan với sai số hay khơng, hay nói cách khác là các biến cơng cụ được sử dụng giải thích tốt cho biến bị nội sinh để khắc phục hiện tượng nội sinh xảy ra trong mơ hình mà tác giả xây dựng. Giả thuyết H0 của kiểm định là: các biến cơng cụ có giá trị. Tương tự với sự kỳ vọng đối với kiểm định tự tương

quan, tác giả kỳ vọng p-value của kiểm định Sargan/Hansen lớn hơn mức 10%.

Kết luận

Trong chương 3, tác giả phác thảo và mơ tả lại quy trình nghiên cứu mà tác giả tiến hành, bắt đầu từ công việc tổng kết nghiên cứu và lý thuyết, kết thúc là việc đưa ra kết quả và kiến nghị dựa trên những gì thu được từ nghiên cứu. Ngồi ra tác giả cũng mơ tả dữ liệu nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong bài, phương pháp tính các biến độc lập, phụ thuộc và biến kiểm sốt. Giải thích phương pháp ước lượng lựa chọn cho việc kiểm định mơ hình là hướng phân tích trong chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng báo cáo tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)