Phân tích kết quả ước lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng báo cáo tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2. Phân tích kết quả ước lượng

Sau khi thực hiện thống kê mơ tả và phân tích ma trận tương quan, tác giả tiến hành ước lượng mơ hình nghiên cứu như đã trình bày trong chương 3 bằng phương pháp ước lượng GMM. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3 cho thấy rằng với đại diện cho chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu nghiên cứu từ 2006 – 2014 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có chất lượng BCTC càng cao sẽ càng giảm được chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp.

Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu xác định chi phí sử dụng nợ Biến phụ thuộc CoD Biến phụ thuộc CoD

Kỳ vọng về dấu Hệ số Hệ số Hệ số Aq - -0,7614*** (-21,76) Size - -0,6029*** (-56,94) -0,6086*** (-65,43) -0.6202*** (-63.34) CFO - -0,6067*** (-11,58) -0,6825*** (-15,2) -0.7346*** (-11.28) Lev + 0,0286 (1,52) 0,0693*** (4,44) 0.0664*** (3.53) Intcov - -0,0000041*** (-11,86) -0,000004*** (-15,1) -0.000003*** (-12.31) Tang - -0,1406*** (-21,13) -0,1412*** (-21,15) -0.1436*** (-24.76)

Growth - -0,6985*** (-15,26) -0,7176*** (-16,11) -0.6767*** (-21.6) Maturity +/- -0,9970*** (-6,65) -1,3446*** (-6,75) -1.1102*** (-8.17) Secured +/- -1,8613*** (-56,15) -1,8873*** (-80,62) -1.8947*** (-61.1) Age - -0,1472*** (-16,1) -0,1326*** (-10,54) -0.1393*** (-18.57) Hệ số chặn 16,6132*** (120,68) 16,2505*** (122,83) 16,6263*** (186,59) AR(1) 0.212 0,211 0,211 AR(2) 0.208 0,209 0,212 Sargan 0.58 0,58 0,608 Hansen 0.999 0,999 0,999 Breusch-Pagan 704.79*** 705,64*** 706,58*** Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata 13.

Trong đó, Cod là chi phí sử dụng nợ được tính tốn bởi tỷ lệ chi phí lãi vay trên tổng vay nợ; Aq là chất lượng dồn tích được đo lường từ mơ hình của Dechow và các cộng sự (1995); Size là quy mô của cơng ty được tính tốn bởi logarith tự nhiên của tổng tài sản; CFO là dịng tiền của cơng ty được tính tốn bởi dịng tiền hoạt động trên tổng tài sản; Lev là địn bẩy của cơng ty được tính tốn bởi tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản của công ty; Intcov là khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty được đo lường bởi thu nhập hoạt động trên chi phí lãi vay; Tang là tài sản hữu hình của cơng ty được tính bởi tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản; Growth là tốc độ tăng trưởng của cơng ty được tính toán bởi phần trăm thay đổi của doanh thu thuần; Maturity là kỳ hạn nợ của cơng ty được tính tốn bởi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ của công ty; Secured là biến giả đại

diện việc phát hành trái phiếu của công ty và Age là số tuổi của cơng ty được tính bởi chênh lệch từ năm quan sát so với năm mà công ty thành lập. Kiểm định AR(1) và AR(2) thể hiện kiểm định tự tương quan với giả thuyết H0 là khơng có tự tương quan; kiểm định Sargan/Hansen kiểm định sự phù hợp của các biến cơng cụ đưa vào mơ hình với giả thuyết H0 là các biến cơng cụ đưa vào mơ hình là phù hợp. Kiểm định Breusch- Pagan xem xét hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu với giả thuyết H0 là khơng có phương sai thay đổi. Đồng thời, *, ** và *** lần lượt thể hiện mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

Tương tự với ảnh hưởng của chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận đến chi phí sử dụng nợ, quy mơ của cơng ty cũng thể hiện tác động ngược chiều đến chi phí sử dụng nợ ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp càng có quy mơ càng lớn sẽ càng giảm thiểu được chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp. Phát hiện này phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy của các nghiên cứu trước đây như Doanh và Pentley (1999), Berger và Udell (2006). Điều này có thể được giải thích như là các cơng ty có quy mơ lớn sẽ có vấn đề bất cân xứng thông tin thấp hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ, đồng thời các cơng ty này có mức độ biến động dịng tiền khá thấp và thường có xu hướng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, do đó sẽ có khả năng đàm phán mức lãi suất cho vay thấp hơn, nói cách khác chi phí sử dụng nợ của các cơng ty có quy mơ lớn sẽ thấp tương đối hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Dịng tiền có mối quan hệ ngược chiều với chi phí sử dụng nợ ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy rằng dịng tiền của các cơng ty càng gia tăng sẽ làm giảm chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp do các cơng ty có dịng tiền thặng dư sẽ có chi phí kiệt quệ cũng như xác suất phá sản tương đối thấp hơn so với các cơng ty dịng tiền khan hiếm, hơn thế nữa các cơng ty có dịng tiền thặng dư sẽ có xu hướng sử dụng nguồn quỹ nội bộ hơn là việc tiếp cận với các khoản vay và phát hành vốn cổ phần, cho

nên chi phí sử dụng nợ của các công ty này sẽ tương đối thấp hơn so với các cơng ty có dịng tiền khan hiếm. Điều này tương tự với một số nghiên cứu trước đây như Petersen và Rajan (1994), Hooks (2003), Pittman và Fortin (2004), Hyytinen và Pajarinen (2007).

Ngược với ảnh hưởng của chất lượng BCTC theo chất lượng lợi nhuận, quy mơ và dịng tiền đến chi phí sử dụng nợ, địn bẩy thể hiện ảnh hưởng cùng chiều tới chi phí sử dụng nợ của các công ty ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các công ty càng gia tăng địn bẩy thơng qua việc sử dụng nợ nhiều hơn trong cấu trúc vốn của họ thì sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng nợ của các công ty này. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng tác giả đã đặt ra trong chương 3, đồng thời tương tự các bằng chứng thực nghiệm trước đây như Rajan (1994), Berger và Udell (20061995), Fortin (2004). Cách giải thích cho mối quan hệ cùng chiều giữa địn bẩy và chi phí sử dụng nợ chủ yếu đến từ việc các công ty càng có sử dụng nợ tương đối nhiều thì sẽ càng có chi phí kiệt quệ tài chính càng lớn, và rủi ro phá sản của doanh nghiệp sẽ càng cao. Khi đó, các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu một mức lãi suất cho vay cao hơn để có thể bù đắp cho rủi ro mà doanh nghiệp đang đối mặt, vì vậy chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp này sẽ tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp sử dụng ít nợ hơn trong cấu trúc vốn của họ.

Khả năng thanh toán lãi vay thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chi phí sử dụng nợ ở mức ý nghĩa 1%, điều này hàm ý rằng các cơng ty càng có khả năng thanh tốn lãi vay càng cao thì có thể càng giảm được chi phí sử dụng nợ mà cơng ty đang sử dụng. Nguyên nhân do khi khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty tương đối cao điều này ngụ ý rủi ro tài chính của cơng ty tương đối thấp (Bauwhede và các cộng sự, 2015) và do đó cơng ty có thể đàm phán để được cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn. Kết quả này tương tự với kết quả được tìm thấy bởi Bauwhede và các cộng sự (2015).

Tài sản hữu hình thể hiện ảnh hưởng ngược chiều với chi phí sử dụng nợ của các công ty ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy rằng các cơng ty càng có mức độ tài sản hữu hình càng lớn sẽ càng giảm chi phí sử dụng nợ với ngun nhân các cơng ty có thể sử dụng các tài sản hữu hình này để làm đảm bảo cho các khoản vay nợ của họ ở các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, và do đó, sẽ có thể đảm bảo khả năng trả nợ cũng như đàm phán mức lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng cho các công ty này và vì vậy chi phí sử dụng nợ của các cơng ty này tương đối thấp hơn so với các cơng ty có mức độ tài sản hữu hình thấp. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả trong chương 3 và tương tự với bằng chứng thực nghiệm của Bauwhede và các cộng sự (2015).

Tốc độ tăng trưởng thể hiện mối quan hệ ngược chiều với chi phí sử dụng nợ của các công ty ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này cho thấy rằng các cơng ty càng có sự tăng trưởng càng sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với các cơng ty có mức độ tăng trưởng thấp hơn. Điều này có thể được giải thích như khi tốc độ tăng trưởng của cơng ty càng cao là tín hiệu cho thấy rủi ro kinh doanh của công ty tương đối thấp và đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho thấy cơng ty có đủ tiền mặt để đáp ứng các chi phí hoạt động của cơng ty, do đó cơng ty sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với các công ty khác. Phát hiện này phù hợp với kỳ vọng của lý thuyết ủy nhiệm và với các bằng chứng thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây như Hyytinen và Pajarinen (2007) và Ahmed và các cộng sự (2002).

Kỳ hạn nợ thể hiện ảnh hưởng ngược chiều với chi phí sử dụng nợ của các công ty ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy rằng các công ty càng sử dụng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn của họ sẽ càng giảm chi phí sử dụng nợ do các công ty này được xem như là các cơng ty có mối quan hệ dài hạn với các ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng theo như sự đề nghị của Van Caneghem và Van Campenhout (2012). Do đó, các cơng ty này sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đó có việc giảm lãi suất cho

vay và vì vậy, chi phí sử dụng nợ giảm xuống. Kết quả này tương tự với các kết quả của Hernandez-Canovas và Martinez-Solano (2007) và Peltoniemi (2007) và phù hợp với kỳ vọng ban đầu tác giả đặt ra trong chương 3.Với tình trạng phát hành nợ có thể thấy rằng các cơng ty có sự phát hành trái phiếu sẽ có chi phí sử dụng nợ thấp hơn so với các công ty khác. Kết quả này tương tự với kết quả của Bauwhede và các cộng sự (2015).

Tuổi của công ty cho kết quả đúng như kỳ vọng ban đầu của tác giả. Các doanh nghiệp thành lập lâu đời thường có uy tín, nên vấn đề bất cân xứng thông tin sẽ thấp hơn. Khi các doanh nghiệp tương đối nhỏ khơng có đầy đủ thơng tin cần thiết, những tổ chức tín dụng sẽ tiến hành việc thu thập thông tin một cách tốn kém hơn và giám sát hoạt động bằng các sử dụng nguồn lực khác. Do đó, các doanh nghiệp này có mức độ bất cân xứng thơng tin cao hơn (các doanh nghiệp mới thành lập và quy mô nhỏ hơn) sẽ sử dụng nợ với chi phí cao. Do đó, độ tuổi của doanh nghiệp có mối tương quan ngược chiều với chi phí sử dụng nợ. Kết quả này tương tự với kết quả của Bauwhede và các cộng sự (2015).

Cuối cùng, kết quả kiểm định AR(1), AR(2), Hansen và Sargan cho thấy rằng mô hình nghiên cứu tác giả sử dụng là ổn định và khơng chệch. Do đó các kết quả từ mơ hình là đáng tin cậy. Cụ thể, với kiểm định AR(1) và AR(2) có thể thấy rằng ta khơng thể bác bỏ giả thuyết H0, nói cách khác, khơng tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mơ hình nghiên cứu của tác giả. Hơn thế nữa, với kiểm định Sargan và Hansen, cũng tương tự với các kết quả từ kiểm định AR(1) và AR(2), giá trị p-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 10%, do đó tác giả cũng khơng thể bác bỏ giả thuyết H0, điều này hàm ý rằng các biến công cụ mà tác giả sử dụng trong phương pháp ước lượng GMM là phù hợp.

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành mô tả, kiểm định dữ liệu nghiên cứu bằng phương pháp ước lượng GMM. Kết quả phù hợp với dự đốn của tác giả: các cơng ty nhỏ và vừa có chất lượng BCTC càng cao, thể hiện thông qua chất lượng lợi nhuận càng cao, thì có chi phí sử dụng nợ càng thấp. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra tác động của các biến kiểm sốt lên chi phí sử dụng nợ, kết quả về mối liên hệ giữa các biến kiểm sốt và chi phí sử dụng nợ có thể tương đồng với một số nghiên cứu trước đây, cũng có thể khác lý do có thể đến từ mẫu được chọn, thời gian nghiên cứu, đặt thù thị trường hoạt động, ngành nghề kinh doanh....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chất lượng báo cáo tài chính đến chi phí sử dụng nợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)