CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.4. Các nghiên cứu trƣớc đây về hoạt động M&A
2.4.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Theo tạp chí Economic Policy and Research, thì trong lịch sử kinh tế thế giới , hơn 100 năm qua, có 6 làn sóng M&A vào những năm 1900, 1920, 1960, 1980, 1990 và năm 2000 (Kim, 2009), hầu hết đều xảy ra ở phương Tây, nơi nền kinh tế có điều kiện kinh tế kỹ thuật lâu đời và tiến bộ hơn. Các nền kinh tế châu Á đã tham
gia xu hướng M&A từ giữa những năm 1980 tiếp sau xu hướng mở cửa tài chính và đầu tư bất quy tắc xảy ra ở hầu hết các khía cạnh của kinh tế thị trường thế giới. Một số nền kinh tế tiến bộ ở khu vực châu Á đã đạt được mức độ phát triển cao hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hongkong. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã dấy lên hoạt động M&A trong khu vực.
Trong một nghiên cứu khác về M&A của Shick (1972) mà trọng tâm là ước lượng tỷ suất sinh lợi sau một vụ sáp nhập, sử dụng mơ hình đánh giá thơng dụng và dữ liệu theo lối kinh nghiệm được chọn từ ngành cơng nghiệp hóa học US. Shick thiết lập cơng thức tính tỷ suất sinh lợi sáp nhập có thể được xây dựng thành cơng trên cơ sở mô hình đánh giá cổ phiếu thường. Bằng cách này, bằng chứng thực nghiệm đưa ra rằng một vụ sáp nhập có thể cho kết quả tỷ suất sinh lợi dương và sự thành công hay thất bại của vụ sáp nhập có thể được xét tới ngay lập tức sau khi kết thúc giao dịch. Tuy nhiên, trong cuốn sách được biên tập gần đây về M&A, Chand (2009) nhìn lại vấn đề tạo ra giá trị, thảo luận một trong các viễn cảnh dưới việc M&A có thể tạo ra giá trị cho các cơng ty mua bán và sáp nhập.
Trong giữa làn sóng M&A thứ hai 1960-1980, Ijiri và Simon (1971) cố gắng đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động M&A tới doanh nghiệp. Kết quả này bị bác bỏ sau khi có nhiều sự chấp nhận khả năng rằng các vụ sáp nhập sẽ dẫn tới việc tăng sự tập trung và vì thế làm giảm sự cạnh tranh. Từ một quan điểm khác, Werhane (1988) thảo luận các vấn đề lý thuyết phát sinh sau M&A. Có hai vấn đề được nêu ra: quyền của người lao động có bị ảnh hưởng và khả năng của các cổ đông trong suốt việc đảm trách M&A. Quan điểm này cũng đã được khẳng định lại trong Chand (2009) rằng sự lớn mạnh của các cơng ty có thể đạt được sự phát triển phối hợp cơ bản (đầu tư, đầu tư lại trong một dự án mới) hoặc M&A (chiến lược mua bán và sáp nhập) dưới các dạng ngang, đứng, kết hợp… Trong suốt và sau một giao dịch M&A, việc đảm nhận có ảnh hưởng nhiều đến các cổ đông, không chỉ trên giá trị cổ phiếu. Vì vậy, các cổ đơng khác trong cơng ty có khuynh hướng có các quyền ưu tiên khác nhau.
Thị trường M&A ở Châu Á trở nên quan trọng hơn vì cổ phiếu của họ trong các giao dịch trên thế giới đã tăng từ 8.5% năm 1995 tới 17.7% năm 2008. Tổng giá trị các giao dịch M&A cũng tăng từ 13.3% đến 20% trong suốt thời gian đó (Kummer, 2009). Con số thực chất là đầy đủ để hiểu vai trò của M&A trong lý thuyết kinh tế tài chính của kinh tế khu vực.
Hoạt động M&A là cần thiết cho tái cấu trúc các doanh nghiệp, ít nhất là trong kỷ nguyên của điều kiện kinh tế thay đổi nhanh. Vai trò của hoạt động M&A xuyên biên giới trong tái cấu trúc nền kinh tế ASEAN, được trình bày bởi Mody và Gegishi (2000). Trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc và Thái Lan có mức độ hấp dẫn các giao dịch M&A lớn từ năm 1997. Các hoạt động M&A gần đây xuất phát từ hai động cơ đặc biệt: giải quyết các vấn đề quá khứ và tham vọng tìm các cơ hội trong tương lai. Trong số các quốc gia đang phát triển, các nước châu Mỹ La tinh có chỉ số giao dịch M&A xuyên biên giới lớn nhất, hầu hết đều qua chương trình tư hữu hóa. Khu vực Đơng Nam Á là khu vực phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng hằng năm trung bình là 106%. Trên thế giới, hoạt động M&A được phổ biến rộng rãi bởi việc bán các công ty tư nhân.
Các nền kinh tế hậu khủng hoảng, đặc biệt là các nền kinh tế đang nổi trong thời kỳ này, làm cho tài sản tài chính của họ bị đánh giá thấp, cùng với sự giảm sút tỷ giá hối đối. Do đó, nó khơng thể khơng thường dâng lên trong các thị trường đang nổi trong thời kỳ hậu khủng hoảng đang hồi phục. Các nền kinh tế khủng hoảng cũng cần cải tiến khn khổ chính sách của họ để khuyến khích nguồn vốn nước ngoài bằng việc mở cửa nền kinh tế ít nhất là một quy trình điều khoản trong trung hạn để có thể giúp cho các cơng ty nội địa giải quyết được các khoản nợ và tái cấu trúc. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Nam Á năm 1997, năm 1998, hoạt động M&A xuyên quốc gia đã rộng khắp trong hầu hết các quốc gia khủng hoảng và nhiều khu vực đầu tư đã có những bước đi để khuyến khích M&A cho hợp nhất hệ thống tài chính của họ cả khuyến khích điều chỉnh và tư nhân. Việc bán các công ty kiệt quệ cho nước ngồi sẽ có lợi ích cho quốc gia. Các cơng ty mua bán nước ngồi
sẽ chấp nhận mang cả nguồn lực quản trị và tài chính để sắp xếp lại các công ty khơng hiệu quả.
Mặc dù có ít bằng chứng cho rằng hoạt động M&A xuyên biên giới làm phân phối ngay lập tức tới việc tái cấu trúc các nền kinh tế yếu kém, vai trò quan trọng nhất của M&A trong dài hạn là tái cấu trúc quy trình như là tái cấu trúc hoạt động và các nguồn lực vật chất và tài chính trong các nền kinh tế khu vực.
2.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Đỗ Hữu Trúc Vũ (2011) nghiên cứu M&A trong ngành chế biến chăn ni dưới góc độ tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy được phần yếu kém của các doanh nghiệp trong nước, đây là cơ sở để hoạt động M&A diễn ra trong thời gian tới. Tác giả phân tích tài chính đối với cơng ty cổ phần DABACO là cơng ty tiêu biểu trong ngành chế biến thức ăn chăn ni qua đó minh họa thực trạng về tài chính đối với cơng ty trong ngành. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp đối với ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng như đối với hoạt động M&A.
Tác giả Phạm Viết Đạt, Nguyễn Việt Khôi và Lưu Minh Khoa (2012) nghiên cứu về định giá nhãn hiệu trong hoạt động M&A. Tác giả cho rằng cần phải phân biệt rõ nhãn hiệu và thương hiệu bởi nhãn hiệu được thể hiện và cơng nhận trong sổ kế tốn, đăng ký về mặt pháp lý thuộc sở hữu của một tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước bảo hộ, không ai được phép vi phạm bản quyền trong phạm vi quốc gia hay trên phạm vi thế giới. Trong khi đó thương hiệu chưa được công nhận thơng qua sổ kế tốn, ít liên quan đến khía cạnh pháp lý, nó chính là danh tiếng trên thị trường được người tiêu dùng biết đến, chứng nhận, tin cậy và trung thành với thương hiệu đó. Giá trị của nhãn hiệu được tích lũy trong suốt thời gian sử dụng. Q trình sử dụng, tích lũy càng nhiều, càng tạo ra được nhiều giá trị, tích lũy giá trị càng cao, càng tăng thêm giá trị nhãn hiệu của doanh nghiệp đó. Phương pháp định giá nhãn hiệu được tác giả đề cập là dựa trên cách tiếp cận thu nhập với phương pháp tính Li-xăng. Theo tác giả thì điều quan trọng nhất trong quá trình định giá cần phải làm rõ công việc định giá bắt đầu tại thời điểm nào, các bước định giá theo
phương pháp nào, dựa vào yếu tố nào, bắt nguồn từ đâu. Đó chính là cơ sở để khách hàng tin cách định giá của thẩm định viên này hơn cách định giá của thẩm định viên khác.
Tác giả Nguyễn Quốc Huân (2013) nghiên cứu tác động của giao dịch M&A đến tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khung thời gian [-4;+4] xung quanh thời điểm xảy ra sự kiện, cổ phiếu của cả công ty mục tiêu và công ty bên mua đều đạt được tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy dương có ý nghĩa thống kê. Điều này khơng ủng hộ giả thuyết tồn tại thị trường hiệu quả dạng trung bình tại Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Vương Nhược Thủy (2014) nghiên cứu phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sáp nhập và mua lại đem đến những lợi ích, đặc biệt là tạo ra giá trị cộng hưởng. Sáp nhập và mua lại giữa các ngân hàng phù hợp sẽ giúp cho các bên tận dụng được sự cộng hưởng lẫn nhau từ thế mạnh trong sản phẩm, dịch vụ, nguồn khách hàng, mạng lưới giao dịch, kênh phân phối… Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến hoạt động M&A dưới sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam một cách khái quát mà khơng đi sâu vào phân tích các khía cạnh khác như cơ cấu tài chính, cơng cụ tiến hành, giá trị thương mại, định giá… Kết quả nghiên cứu tại thời điểm hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau M&A.