Về phía cơ quan quản lý Nhà nước :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68)

:

3.2 Các giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng BIDV:

3.2.1 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước :

3.2.1.1 Cụ thể hóa các căn cứ pháp lý cho giao dịch hoán đổi lãi suất tại Việt Nam :

Ban hành những văn bản pháp lý quy định rõ cơ chế hạch toán kế toán đối với những tổ chức hay cá nhân tham gia trong hợp đồng hoán đổi lãi suất. Hiện nay ngân hàng và doanh nghiệp vẫn chưa biết tiền thuế phải trả cho nghiệp vụ hoán đổi lãi suất là bao nhiêu. Tuy nhiên, các nước khác không đánh thuế đối với sản phẩm phái sinh vì dó là cơng cụ phịng chống rủi ro cho doanh nghiệp.

Xây dựng tổ chức định mức tín nhiệm nhằm phân loại mức độ tín nhiệm các công cụ nợ khác nhau. Đây là căn cứ quan trọng cho ngân hàng và các đối tác để xác định một mức lãi suất hoán đổi phù hợp. Trong điều kiện tình trạng thơng tin bất cân xứng của thị trường Việt Nam, việc xác định mức bù rủi ro có thể khơng phù hợp với mức độ rủi ro thật sự của khách hàng. Điều này không những dẫn đến rủi ro cho hợp đồng hốn đổi lãi suất mà cịn dẫn đến rủi ro cho cả số nợ gốc của hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ dư nợ quá hạn có xu hướng tăng lên trong các hợp đồng tín dụng trung, dài hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có thể làm cho các ngân hàng e ngại khi đóng vai trị trung gian trong các giao dịch hốn đổi lãi suất.

3.2.1.2 Tiếp tục tạo điều kiện thơng thống và thuận lợi hơn nữa cho tất cả các TCTD và NHTM :

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ quy định xét cấp phép cho từng ngân hàng thương mại thực hiện thí điểm một cách có hạn chế nghiệp vụ này. Điều này là không hợp lý trong giai đoạn Việt Nam ngày càng buộc phải mở cửa thị trường tài

chính để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần xem xét xoá bỏ việc cấp phép thực hiện hoán đổi lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước cần dựa trên cơ sở những nghiên cứu và đề xuất từ phía Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam, chủ động phối hợp đồng bộ với các Bộ, Ngành có liên quan để hình thành và hồn chỉnh các quy định về hốn đổi lãi suất. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương ban hành Quyết định 62/2006/QĐ – NHNN tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xem xét, quyết định thực hiện các giao dịch phái sinh phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và không trái pháp luật Việt Nam, nhưng trong Quyết định này có một số điểm cần lưu ý :

“Có tổng lãi rịng các giao dịch hốn đổi lãi suất là số dương; trường hợp tổng lãi rịng là số âm thì tốt đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó”, thực ra khi hợp đồng hốn đổi lãi suất chưa hết hạn thì trong các kỳ thanh tốn chênh lệch lãi suất không thể xác định được phần đối tác nào phải trả phần chênh lệch nên không hạn chế 5% vốn tự có của ngân hàng đó được.

“Số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất với một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng’, tỷ lệ này cịn nhỏ so với quy mơ hoạt động và nhu cầu tự bảo hiểm của doanh nghiệp lớn.

Để tạo điều kiện hơn nữa trong công tác tuyên truyền và tạo nhận thức cho doanh nghiệp về hoán đổi lãi suất, cần có những văn bản hướng dẫn, cho phép ngân hàng phối hợp chặt chẽ với các phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các trung tâm đào tạo, các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam…để giới thiệu chi tiết cách thức vận dụng, tiện ích cũng như hạn chế của nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất, giúp doanh nghiệp chủ động tìm đến với sản phẩm này trong thời gian tới.

3.2.2 Về phía doanh nghiệp :

Hoán đổi lãi suất là một trong những công cụ quản lý rủi ro rất hiệu quả và ngày càng được sử dụng phổ biến. Hiện nay đã có một số ngân hàng thực hiện và trong tương lai chắc chắn cịn có nhiều ngân hàng nữa cũng sẽ thực hiện. Do đó, doanh

nghiệp phải chủ động liên hệ với các ngân hàng để tìm hiểu thơng tin về sản phẩm, từ đó có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ cho mình.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, mỗi một doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Doanh nghiệp phải năng động tìm hiểu để tự trang bị cho mình những phương tiện phịng chống rủi ro thích hợp nhất, nhạy bén trong việc dự báo rủi ro và tìm ra cách khắc phục.

Trong nội bộ doanh nghiệp cũng cần phân định hạn mức và giới hạn cho nhân viên tổ chức cơng tác phịng chống rủi ro, chịu rủi ro đến đâu thì có trách nhiệm thực hiện phịng chống tới đó. Tránh tình trạng đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm cho nhau khi có sự cố xảy ra.

Tóm lại, những giải pháp trên muốn thành cơng địi hỏi doanh nghiệp phải có một sự nỗ lực và ý chí nhất định. Đã đến lúc doanh nghiệp phải nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về hoán đổi lãi suất, coi đó như là một cơng cụ tất yếu cần sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.3 Về phía ngân hàng :

3.2.3.1 Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu vào nghiệp vụ hoán đổi lãi suất: vụ hoán đổi lãi suất:

Hiện nay, mặc dù ngân hàng đã bước đầu triển khai nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nhưng thực tế vẫn chưa tổ chức chương trình đào tạo cho các nhân viên trong các bộ phận có liên quan. Hầu hết là do nhân viên tự nghiên cứu qua Internet và tài liệu phổ biến trên thị trường. Những tài liệu này đa phần không cập nhật kịp thời, chủ yếu vẫn là tiếng Anh nên gây khơng ít khó khăn cho nhân viên trong việc dịch thuật, làm sao để có thể diễn đạt một cách chính xác thành các văn bản nghiệp vụ làm cơ sở xây dựng tài liệu học tập phổ biến về nghiệp vụ hốn đổi lãi suất.

Ngồi ra việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thực hiện nghiệp vụ trong khâu tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Nếu bản thân nhân viên ngân hàng

không nhận thức đầy đủ về sản phẩm của mình thì làm sao giới thiệu cho khách hàng hiểu về sản phẩm và do đó cũng sẽ không bán sản phẩm cho khách hàng được.

Chính vì vậy ngay từ bây giờ ngân hàng cần xây dựng chính sách đào tạo hợp lý cho nhân viên thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Bước đầu là tuyển chọn nhân viên, một ngân hàng khơng thể có một sản phẩm hốn đổi lãi suất hoàn hảo nếu khơng có một đội ngũ nhân viên có chun mơn cao và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Muốn vậy, ngân hàng phải lực chọn những cá nhân có trình độ chun mơn, trình độ ngoại ngữ, có năng lực tiếp thu và ứng dụng cái mới trong công tác để phục vụ phát triển nghiệp vụ. Những người được tuyển chọn phải là những người có tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp.

Bước thứ hai, bằng cách kết hợp với các trường đại học, các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, ngân hàng có thể mở các khố đào tạo chun mơn cho nhân viên về nghiệp cụ hốn đổi lãi suất dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia này. Nội dung chương trình phải mang tính thực tiễn và đảm bảo chất lượng. Điều này không những giúp cho nhân viên am hiểu nghiệp vụ mà cịn phải biết ứng dụng quy trình kinh doanh lại hình dịch vụ tài chính cao cấp này tại Việt Nam nói chung và ngân hàng mình nói riêng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải chú trọng đào tạo những cán bộ quản lý, cán bộ vận hành và cán bộ ở các phòng ban phụ trợ khác có tham gia hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Khơng chỉ nhân viên phịng nghiệp vụ ngoại hối và nhân viên phòng quan hệ khách hàng và phịng dịch vụ khách hàng đều có thể trả lời những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm hoán đổi lãi suất. Ngân hàng cũng có thể tổ chức hội thảo cho nhân viên tham gia tại ngân hàng hoặc cử cán bộ tham gia các buổi thuyết trình, hội thảo về sản phẩm này do các ngân hàng khác tổ chức.

Thiết thực nhất, ngân hàng nên gửi cán bộ sang ngân hàng bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hoặc đưa ra nước ngồi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, nâng

cao kiến thức về lĩnh vực hốn đổi lãi suất. Có như thế mới có thể đảm bảo kết hợp giữa việc đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành.

Ngân hàng cũng nên phân chia chương trình đào tạo qua nhiều cấp bậc khác nhau. Đầu tiên là tổ chức đào tạo chung cho các nhân viên ngân hàng, sau đó chuyển sang đào tạo chuyên sau cho một số nhân viên, trên cơ sở đó tiến hành tổ chức đào tạo thực hành cho các đối tượng đã trải qua đào tạo cơ bản và chuyên sâu.

Ngoài ra, định kỳ ngân hàng cũng nên tổ chức hội thảo bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ mới, quy chế mới…, cung cấp tài liệu cho nhân viên học tập, có hình thức khuyến khích cho nhân viên tham gia đề xuất, nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả của sản phẩm sẵn có hay sáng tạo ra những sản phẩm mới.

Về phía bản thân nhân viên, bên cạnh những điều kiện sẵn có do ngân hàng cung cấp, cần phải chủ động trong việc học tập nghiệp vụ, nỗ lực nắm vững và thực hành tốt lý thuyết đã học. Không những thế, cần phải biết cập nhật những vấn đề trên thị trường Swap quốc tế, phải luôn sáng tạo, chủ động đề xuất những cải tiến, những thay đổi trong nghiệp vụ hoán đổi lãi suất sao cho phù hợp với điều kiện của ngân hàng, nhu cầu của khách hàng và tình hình cụ thể tại địa bàn hoạt động trong mối quan hệ cạnh tranh với các ngân hàng bạn.

3.2.3.2 Xây dựng sản phẩm :

Đây là khâu quan trọng nhất trong việc triển khai thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất. Bởi muốn cung cấp sản phẩm cho khách hàng đầu tiên ngân hàng phải tạo ra sản phẩm có hình thù cụ thể. Đối với sản phẩm hoán đổi lãi suất, một sản phẩm dịch vụ tài chính, việc xây dựng nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ nhân viên, nhu cầu thị trường…

Đối với ngân hàng, hiện sản phẩm này chủ yếu thực hiện trên thị trường liên ngân hàng là chính. Tuy nhiên đây là công cụ bảo hiểm rủi ro lãi suất và tỷ giá cho chủ yếu là các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các tập đồn tài chính đa quốc gia…Cho nên ngân hàng là nơi an toàn và tiện lợi nhất để các doanh

nghiệp này tìm đến và vì thế ngân hàng càng nhanh chóng phổ biến hơn nữa sản phẩm này ra thị trường tiềm năng, đầy hứa hẹn như Việt Nam.

Trong quá trình thiết kế quy trình nghiệp vụ hốn đổi lãi suất, ngân hàng khơng hề có một cơng thức cụ thể nào giúp cho việc xác định mức lãi suất trong hợp đồng hoán đổi. Những mức lãi suất trong thời gian qua chủ yếu mang tính định tính và chủ quan, dựa vào dự báo thị trường. Tuy có thể phản ánh phần nào tình hình thị trường nhưng chắc chắn là không chính xác. Do đó, ngân hàng cần phải nhanh chóng xây dựng cơng thức mang tính định lượng. Trên cơ sở đó kết hợp với khả năng dự báo và nhận định thị trường để có được mức lãi suất tương đối chính xác hơn cho các hợp đồng hốn đổi lãi suất. Ngân hàng cũng có thể liên hệ với các trung tâm tư vấn và ứng dụng khoa học kinh tế ở các trường đại học, các chuyên gia kinh tế để đặt hàng cơng trình tính tốn mức lãi suất cho hợp đồng hốn đổi lãi suất. Sau đó chuyển giao cơng nghệ lại cho nhân viên ngân hàng vận dụng sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tối đa hoá lợi nhuận.

Một mặt nữa, hoán đổi lãi suất bản chất là một sản phẩm tài chính và khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp. Đối với sản phẩm này người tiêu dùng ít biết đến, vì vậy mà tính ưu việt của sản phẩm doanh nghiệp không nắm rõ để ứng dụng trong cơng tác phịng ngừa rủi ro. Do đó, để phát triển sản phẩm này, trước tiên phải tạo nhận thức cho khách hàng, khơng bán những gì thị trường cần mà phải biết tạo ra sản phẩm mới, kích thích người tiêu dùng phát sinh nhu cầu mà tìm đến với sản phẩm. Cụ thể:

Ngân hàng có thể thành lập một bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thơng tin, cách thức sử dụng các cơng cụ phái sinh để ngăn ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. Bộ phận này có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về lợi ích của việc sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nêu rõ các loại sản phẩm phái sinh khác, sản phẩm nào có lợi cho khách hàng tại thời điểm khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá hay lãi suất cũng như ưu, nhược điểm của các công cụ này.

Song song, cần đẩy mạnh việc quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ này. Có thể thơng qua phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tổ chức cho nhân viên có những buổi gặp gỡ doanh nghiệp để trực tiếp quảng bá sản phẩm, giúp khách hàng có cái nhìn chính xác hơn về nghiệp vụ hốn đổi lãi suất và từ đó mới phát sinh nhu cầu sử dụng sản phẩm. Chủ yếu tập trung vào các nội dung : hốn đổi lãi suất là gì, đối tượng sử dụng, phí dịch vụ được tính như thế nào, thời hạn và giá trị hợp đồng được thoả thuận trong điểu kiện nào, tiến trình hợp đồng diễn ra như thế nào, tác dụng bảo hiểm rủi ro thể hiện cụ thể ra sao…

Ngày nay trong điều kiện hội nhập, cùng với sự phát triển vũ bão của thời đại công nghệ thông tin, ngân hàng cũng đưa lên website online nghiệp vụ hoán đổi lãi suất để khách hàng dễ tìm hiểu và trao đổi. Đồng thời phát hành các brochure thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất đặt tại các quầy giao dịch để khách hàng đễ tiếp cận khi đến giao dịch với ngân hàng.

Thông qua mối quan hệ mà ngân hàng đã tạo lập với các khách hàng quen thuộc là các cá nhân hay tổ chức nước ngồi, ngân hàng có thể tranh thủ sự giúp đỡ của họ về mặt chun mơn và tài chính để nhanh chóng hình thành quy mơ và uy tín hoạt động về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất.

3.2.3.3. Xây dựng quy mô thị trường :

Liên kết với các ngân hàng thương mại để tạo nên một thị trường hoán đổi lãi suất: Hiện nay chỉ có một số ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam và một số ít ngân

hàng trong nước cung cấp sản phẩm hốn đổi lãi suất. Vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước chưa tạo thành một hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ rộng khắp cho khách hàng. Nếu cùng lúc có nhiều ngân hàng thương mại thực hiện hoán đổi lãi suất sẽ giúp nâng cao ý thức sử dụng hoán đổi lãi suất trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất cũng như là một công cụ đầu tư cho khách hàng. Điều này cũng giúp cho việc hình thành nên giá cả cạnh tranh và phù hợp hơn với thị trường Việt Nam. Hơn nữa việc

phát triển thị trường liên ngân hàng trong lĩnh vực hoán đổi lãi suất cũng giúp cho các ngân hàng luân chuyển rủi ro và giảm chi phí bảo hiểm rủi ro cho khách hàng.

Liên kết giữa ngân hàng với đối tác ngoài ngành để cung ứng dịch vụ trọn gói : Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trọn gói mang lại sự thuận tiện cho chính ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 68)