Xây dựng quy mô thị trường :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)

:

3.2 Các giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng BIDV:

3.2.3.3. Xây dựng quy mô thị trường :

Liên kết với các ngân hàng thương mại để tạo nên một thị trường hoán đổi lãi suất: Hiện nay chỉ có một số ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam và một số ít ngân

hàng trong nước cung cấp sản phẩm hốn đổi lãi suất. Vì vậy các ngân hàng thương mại trong nước chưa tạo thành một hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ rộng khắp cho khách hàng. Nếu cùng lúc có nhiều ngân hàng thương mại thực hiện hoán đổi lãi suất sẽ giúp nâng cao ý thức sử dụng hoán đổi lãi suất trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá và lãi suất cũng như là một công cụ đầu tư cho khách hàng. Điều này cũng giúp cho việc hình thành nên giá cả cạnh tranh và phù hợp hơn với thị trường Việt Nam. Hơn nữa việc

phát triển thị trường liên ngân hàng trong lĩnh vực hoán đổi lãi suất cũng giúp cho các ngân hàng luân chuyển rủi ro và giảm chi phí bảo hiểm rủi ro cho khách hàng.

Liên kết giữa ngân hàng với đối tác ngoài ngành để cung ứng dịch vụ trọn gói : Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trọn gói mang lại sự thuận tiện cho chính ngân

hàng và cho cả khách hàng ở chỗ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, mức giá đưa ra sẽ thấp hơn việc các dịch vụ được cung cấp riêng lẻ, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh ở sự khác biệt về sản phẩm so với đối thủ.

Việc xây dựng quy mơ thị trường cịn thể hiện ở việc khoanh vùng khách hàng tiềm năng. Để làm được điều này, ngân hàng cần có chính sách khách hàng cụ thể, căn cứ vào đặc tính của sản phẩm hoán đổi lãi suất để lựa chọn tiêu chí cho chính sách khách hàng của riêng ngân hàng mình sao cho vừa mang tính cạnh tranh, vừa tối đa hoá lợi nhuận phù hợp với định hướng hoạt động phát triển ngân hàng. Việc lực chọn khách hàng cũng góp phần giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cách thức giới thiệu sản phẩm cho những người có nhu cầu.

Nhìn chung, tuỳ vào tình hình nền kinh tế Việt Nam đang tiến những bước đi như thế nào trong quá trình hội nhập mà BIDV sẽ có những giải pháp mang tính nhạy bén để làm sao có thể tận dụng được một thị trường tiềm năng, một thị trường mà ở đó các cơng cụ phái sinh đang trong giai đoạn nẩy mầm và cần có sự quan tâm, chăm sóc để đâm chồi nẩy lộc.

Kết luận chương 3 :

Chương 3 đã trình bày một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng BIDV nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung. Để thực hiện tốt việc phát triển thị trường công cụ phái sinh và hốn đổi lãi suất nói riêng cần sự nỗ lực rất nhiều từ chính bản thân ngân hàng cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan. Những giải pháp trên khơng chỉ áp dụng cho ngân hàng BIDV mà có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại khác hội đủ các điều kiện thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Hoán đổi lãi suất là một trong những cơng cụ tài chính quan trọng, không thể thiếu, giúp các doanh nghiệp, cơng ty tài chính, các định chế tài chính bảo hiểm rủi ro về tỷ giá và lãi suất trong hoạt động kinh doanh của mình. Do đó việc nhận thức rõ và vận dụng hoán đổi lãi suất vào danh mục đầu tư vào bảo hiểm tại các tổ chức này là cần thiết.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong tương lai không xa, chắc chắn thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam sẽ phát triển kịp thời với xu thế hội nhập ấy. Ngay từ bây giờ, việc cần thiết trước mắt là cần có những giải pháp kịp thời dần đưa nghiệp vụ hoán đổi lãi suất vào thực tế kinh doanh. Có như thế các tổ chức tài chính Việt Nam mới khơng bỡ ngỡ, lúng túng trước những biến động lãi suất của nền kinh tế thị trường mà Chính phủ khơng cịn tham gia trực tiếp điều chỉnh. Xa hơn, các doanh nghiệp sẽ xem đây là một công cụ đầu tư hiệu quả tại Việt Nam.

Tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức về các cơng cụ phái sinh cịn hạn chế, luận văn không khỏi tránh khỏi những thiếu sót. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn mong muốn đóng góp một phần những ý tưởng cho sự phát triển thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam nói chung và nghiệp vụ hốn đổi lãi suất nói riêng. Do đó luận văn nghiên cứu theo hướng đưa ra các giải pháp về mặt vĩ mơ và thuộc về ngân hàng mang tính chất định hướng chứ khơng đi vào kỹ thuật giao dịch, định giá…

Hơn nữa, đề tài hoán đổi lãi suất nêu ra vấn đề mang tính thực tiễn cao, địi hỏi sự tìm tỏi, học hỏi và áp dụng thực tiễn liên tục nhằm mang lại hiệu quả đa dạng hoá sản phẩm, bắt kịp xu thế thời đại. Vì vậy, một trong những vấn đề mà tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu là “Phương pháp định giá cho hợp đồng hoán đổi lãi suất tại thị trường Việt Nam”, đây là vấn đề không mới với các ngân hàng phát triển trên thế giới nhưng đối với các ngân hàng Việt Nam, vấn đề này còn khá nan giải.

Xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cơ trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt thời gian khóa học với nhiều kiến thức bổ ích, thiết thực. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Trần Huy Hoàng, người đã giúp đỡ rất nhiều để tác giả hoàn thành luận văn này.

biên PGS. TS Trần Huy Hoàng, NXB Thống Kê, 2010.

2. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải C “Nhà Kinh tế trẻ”, Nguyễn Trọng Nguyễn - “Ứng dụng mơ hình tài chính hiện đại trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, 2010.

1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền. ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future & Option, NXB Thống kê.

2. Ban Vốn và Kinh doanh vốn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động kinh doanh tiền tệ (2008-2009-2010), Hà Nội.

3. PGS. TS. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

4. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân Hà Nội, NXB Tài chính.

5. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.

6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Annual Report 2008, 2009, 2010 7. Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Annual Report 2008, 2009, 2010. 8. Tạp chí Ngân hàng, Đầu tư chứng khốn, Kinh tế Sài Gịn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)