Tuổi thọ trung bình của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các

4.1.1. Tuổi thọ trung bình của người dân

Bảng 4.1. Thống kê mơ tả tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 60.03 78.55 68.2113 6.62245 2003 60.60 79.04 68.6134 6.44910 2004 61.18 79.49 69.0119 6.28077 2005 61.74 79.99 69.4079 6.13740 2006 62.30 80.14 69.7580 5.95343 2007 62.83 80.44 70.1017 5.81524 2008 63.35 80.79 70.4263 5.70573 2009 63.84 81.24 70.7356 5.63488 2010 64.30 81.54 71.0078 5.55459 2011 64.74 81.74 71.2513 5.47338 2012 65.15 82.00 71.4864 5.41639 2013 65.55 82.25 71.7143 5.37122 2014 65.92 82.50 71.9380 5.33578 2015 66.28 82.60 72.1465 5.27885 2016 66.38 82.85 72.3118 5.29315

(Nguồn: Tính tốn của tác giả bằng phần mềm STATA)

Tuổi thọ trung bình của người dân được tính theo năm, nó phản ánh số năm dự kiến cịn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định, nghĩa là số trung bình các năm tiếp theo của cuộc đời cho một người ở độ tuổi nào đó, tính theo một tỉ lệ tử cụ thể. Tuổi thọ trung

bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả chọn tuổi thọ trung bình chung của cả nam và nữ. Tuổi thọ trung bình của người dân phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng và chế độ ăn uống. Các điều kiện về kinh tế cũng tác động lên tuổi thọ trung bình. Tỉ lệ tử vong cao ở các quốc gia nghèo phần lớn do chiến tranh, nghèo đói và bệnh tật (AIDS, sốt rét..).

Theo kết quả thống kê từ bảng 4.1 cho tuổi thọ trung bình của người dân ở các nước Đơng Nam Á có giá trị trung bình trong khoảng từ 68.2113 năm (năm 2002) đến 72.3118 năm (năm 2016). Nhìn chung, tuổi thọ trung bình trong khu vực có xu hướng tăng dần qua các năm. Tỷ lệ này là khá cao so với các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Phi. Kết quả này cho thấy cơng tác chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe của cộng đồng đang được thực hiện khá tốt tại các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân bằng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý cũng giúp cải thiện đáng kể tuổi thọ trung bình của khu vực.

Mặt khác, theo kết quả thống kê ở phụ lục 1, tuổi thọ trung bình của người dân ở các nước Đơng Nam Á có thể phân làm 3 nhóm. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình thấp (dưới 70 tuổi) bao gồm: Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Đơng Timor. Nhóm các nước có tuổi thọ trung bình từ 70 đến 80 tuổi gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Brunei. Singapore là quốc gia duy nhất có tuổi thọ trung bình của người dân đạt trên 80 tuổi. Những số liệu này đã cho thấy tình hình chăm sóc sức khỏe tại các nước có tuổi thọ trung bình của người dân dưới 70 chưa đạt kết quả tốt. Những nước này đa số là các quốc gia kém phát triển trong khu vực do đó điều kiện chăm sóc y tế và cuộc sống của người dân cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn dẫn đến tuổi thọ trung bình ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung trong khu vực Đông Nam Á.

Hình 4.1. Biểu đồ giá trị trung bình tuổi thọ trung bình của người dân tại các nước Đơng Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)