Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các

4.1.8. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên phản ánh mức độ già hóa và tỷ lệ người phụ thuộc của một quốc gia. Nó cho thấy sự biến động của số lượng người già trong xã hội, những người khơng cịn khả năng lao động theo quy định của pháp luật. Số liệu về tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 2.36 7.70 4.5698 1.81570 2003 2.43 7.85 4.6444 1.84867 2004 2.50 8.01 4.7129 1.88406 2005 2.56 8.23 4.7846 1.93091 2006 2.67 8.46 4.8851 1.96498 2007 2.76 8.65 4.9755 1.99789 2008 2.86 8.79 5.0539 2.02620 2009 2.96 8.89 5.1256 2.05359 2010 3.08 9.02 5.2003 2.09090 2011 3.15 9.42 5.3174 2.18545 2012 3.24 9.90 5.4479 2.29995 2013 3.33 10.46 5.5942 2.43324 2014 3.40 11.06 5.7592 2.58133 2015 3.46 11.69 5.9454 2.74114 2016 3.51 12.29 6.1543 2.88986

Hình 4.8. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Theo kết quả tính tốn từ bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên trên tổng số dân của các nước Đơng Nam Á nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, khơng có sự biến động q lớn. Tỷ lệ này đạt mức thấp nhất vào năm 2002 là 4.5698% và mức cao nhất vào năm 2016 là 6.1543%. Kết quả này cho thấy dân số của các nước Đơng Nam Á có xu hướng già hóa tuy với tốc độ khơng q nhanh. Nhóm dân số có độ tuổi trên 65 là những người già yếu, mất sức lao động và nhiều bệnh tật. Đây là nhóm người cần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của hệ thống y tế của các quốc gia và cũng tạo nhiều áp lực đối với nguồn tài chính hỗ trợ cho lĩnh vực y tế từ NSNN và các loại BHYT, BHXH do phải chi trả nhiều cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhóm người trong độ tuổi này. Với sự gia tăng của nhóm người trong độ tuổi này, chính phủ các nước phải gia tăng chi tiêu công cho y tế càng ngày nhiều để đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người dân này.

Số liệu thống kê chi tiết về tỷ lệ này của các nước được thể hiện trong phụ lục 8. Các quốc gia có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 65 trở lên cao nhất là: Singapore và Thái Lan lần lượt ở mức 12.29% và 10.95% trong năm 2016. Điều này cho thấy các quốc gia này đang phải chịu gánh nặng khá lớn với tỷ lệ người già cao trong xã hội, đặt áp lực lớn lên

cơng tác chăm sóc y tế và các phúc lợi khác cho người già mà nguồn chi tiêu cơng phải tài trợ. Các nước cịn lại có tỷ lệ này ở mức bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của khu vực. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng cho chi tiêu của chính phủ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và các phúc lợi khác cho người già khá nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)