Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các

4.1.2. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

73 72 71 70 69 68 67 66 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Bảng 4.2. Thống kê mô tả tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 2.70 77.50 37.4455 28.82105 2003 2.50 74.60 35.8727 27.39358 2004 2.30 72.00 34.4636 26.06884 2005 2.30 69.60 32.9909 24.82106 2006 2.30 67.20 31.7000 23.65773 2007 2.30 65.00 30.5000 22.57716 2008 2.20 62.70 29.7182 22.02720 2009 2.20 60.60 28.2455 20.57466 2010 2.20 58.50 27.2273 19.68980 2011 2.20 56.70 26.2909 18.86231 2012 2.20 55.00 25.4000 18.11094 2013 2.10 53.50 24.5909 17.44474 2014 2.10 51.90 23.8182 16.81278 2015 2.10 50.40 23.1091 16.21151 2016 2.20 48.90 22.4545 15.60297

(Nguồn: Tính tốn của tác giả bằng phần mềm STATA)

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh được xác định bằng số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm tính bình qn cho 1000 trẻ em được sinh ra năm đó. Những nguyên nhân của hầu hết trường hợp tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng. Do đó hàng năm trên tồn thế giới có đến 2/3 số tử vong sơ sinh có thể phịng ngừa được nếu biết trước và được cung cấp các biện pháp y tế hiệu quả khi sinh và tuần đầu của cuộc sống. Các nước có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao có thể sử dụng các can thiệp này để làm giảm số lượng tử vong

xuống hơn một nửa. Do đó, kết quả trong hoạt động chăm sóc y tế có tác động rất lớn đến tỷ lệ này.

Kết quả thống kê từ bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của các nước trong khu vực Đơng Nam Á có giá trị trung bình dao động trong khoảng từ 22.4545% (năm 2016) đến 37.4455% (năm 2002). Nhìn chung tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này phản ánh cơng tác chăm sóc y tế về mặt sinh sản cho sản phụ và trẻ sơ sinh đang có xu hướng được cải thiện theo thời gian. Kết quả này có được nhờ vào nguồn tài trợ lớn từ NSNN và bảo hiểm y tế của các quốc gia cho những can thiệp y tế đối với trẻ sơ sinh hiệu quả bao gồm: Chăm sóc trẻ sơ sinh và các bà mẹ; Ni dưỡng trẻ nhỏ; Vắc-xin; Dự phịng và quản lý ca bệnh bị viêm phổi, tiêu chảy và nhiễm trùng; Kiểm sốt sốt rét; Dự phịng và chăm sóc HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, kết quả tính tốn ở phụ lục 2 cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giữa các nước trong khu vực Đơng Nam Á có sự chênh lệch khá lớn. Các nước có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất thấp bao gồm: Singapore (2.2% năm 2016), Malaysia (7.1% năm 2016) và Brunei (8.5% năm 2016). Đây là các quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á với điều kiện chăm sóc y tế rất tốt từ chính phủ, thêm vào đó mức sống của người dân cũng rất cao so với mặt bằng chung trong khu vực do đó hạn chế được tối đa tình trạng tử vong của trẻ sơ sinh. Các nước có tỷ lệ này nằm trong từ 10% đến dưới 30% bao gồm: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Cambodia và Philippines. Các nước cịn lại có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao, thậm chí gần 50% như Myanamar (40.1% năm 2016), Đông Timor (42.4% năm 2016) và Lào (48.9% năm 2016). Những số liệu này cho thấy hiệu quả của cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các nước Đơng Nam Á đang có sự chênh lệch quá lớn. Các nước kém phát triển đã không thể thực hiện được tốt cơng tác này khiến tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh quá cao, đến thời điểm hiện tại tỷ lệ này vẫn cịn gần 50%. Đây là hồi chng cảnh báo về cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở một số nước trong khu vực Đơng Nam Á.

Hình 4.2. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)