Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các

4.1.7. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân phản ánh quy mô của lực lượng lao động trên tổng dân số của một quốc gia bởi vì đây là nhóm tuổi nằm trong độ tuổi lao động, là những người dân có sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của đất nước. Đây cũng là nhóm tuổi cần được chăm sóc y tế tốt để đủ sức khỏe lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội và ni sống gia đình. Số liệu về tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân được thống kê mô tả chi tiết trong bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Thống kê mô tả tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 47.45 71.94 62.1214 7.22146 2003 47.66 72.22 62.5244 7.20105 2004 47.93 72.46 62.9325 7.16157 2005 48.28 72.63 63.3590 7.09695 2006 49.28 72.69 63.8015 6.83755 2007 49.95 72.80 64.2418 6.66503 2008 50.41 73.03 64.6850 6.55742 2009 50.84 73.33 65.1155 6.46758 2010 51.32 73.64 65.5117 6.36613 2011 51.28 73.63 65.7757 6.36233 2012 51.54 73.53 66.0255 6.26763 2013 51.95 73.34 66.2455 6.12208 2014 52.31 73.10 66.4228 5.98363 2015 52.55 72.81 66.5550 5.87716

2016 52.74 72.47 66.6303 5.75869

(Nguồn: Tính tốn của tác giả bằng phần mềm STATA)

Hình 4.7. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng dân số của các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Kết quả thống kê từ bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân của các nước Đơng Nam Á có xu hướng tăng dần qua các năm. Mức thấp nhất được ghi nhận vào năm 2002 là 62.1214% và mức cao nhất là vào năm 2016 với tỷ lệ 66.6303%. Điều này cho thấy lực lượng lao động ở quốc gia Đông Nam Á đang có xu hướng gia tăng khơng ngừng, tạo động lực phát triển cho các nền kinh tế trong khu vực. Đồng thời số lượng lớn lực lượng lao động trong tổng dân số cũng đặt ra vấn đề về các hoạt động chăm sóc y tế đối với người dân trong nhóm tuổi này cũng như để tạo điều kiện cho họ lao động hiệu quả. Điều này đòi hỏi nguồn lực tài chính từ chi tiêu cơng của chính phủ và sự tham gia tích cực của BHYT.

Theo phụ lục 7, đa số các quốc gia đều có tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 trên tổng số dân cao hơn mức trung bình của khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các quốc gia phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút được nguồn đầu tư từ nước ngoài do có đội ngũ lao động dồi dào, giá nhân cơng rẻ. Tuy nhiên một số nước có tỷ lệ dân số

trong độ tuổi từ 15 đến 64 khá thấp như: Đông Timor (52.74% năm 2016), Lào (62.78% năm 2016), Philippines (63.35% năm 2016). Số liệu này cho thấy, các quốc gia này có lực lượng trong độ tuổi lao động khá ít so với mặt bằng chung khu vực, khó có thể tạo động lực cho sự phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)