Chi tiêu công cho y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe người dân và chi tiêu công cho y tế tại các

4.1.4. Chi tiêu công cho y tế

Chi tiêu công cho y tế thường được tài trợ thơng qua đóng góp an sinh xã hội, các hình thức thuế khác nhau cho các ngành khác nhau của chính phủ và từ các nguồn bên ngồi, bao gồm cả khoản tài trợ và cho vay. Tác giả sử dụng tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP của các quốc gia để thể hiện mức độ chi tiêu cho lĩnh vực này so với quy mô của nền kinh tế.

Bảng 4.4. Thống kê mô tả tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 – 2016

Năm Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

2002 .31 2.57 1.4158 .65967 2003 .24 2.59 1.6124 .72181 2004 .27 2.52 1.4325 .77463 2005 .16 2.29 1.2762 .67403 2006 .26 2.54 1.3519 .70312 2007 .18 2.72 1.4056 .84704 2008 .21 2.98 1.4130 .78483 2009 .23 3.05 1.7202 .85464 2010 .30 2.96 1.6748 .86354 2011 .30 3.20 1.5491 .90384 2012 .79 3.72 1.7604 .97862 2013 .83 3.80 1.8365 .94473 2014 .94 3.82 1.9210 .95243 2015 1.01 3.85 1.9627 .95321 2016 1.04 3.88 2.0218 .96735

Hình 4.4. Biểu đồ giá trị trung bình tỷ lệ chi tiêu cơng cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á giai đoạn 2002 - 2016

Theo kết quả tính tốn từ bảng 4.4 cho thấy giá trị trung bình của tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP tại các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2002 – 2016 tuy có sự biến động tăng giảm khơng đồng đều qua các năm nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP biến động trong khoảng từ 1.2762% (năm 2005) đến 2.0218% (năm 2016). Mức độ chi tiêu cơng cho y tế trung bình tại các nước Đơng Nam Á hiện nay ở mức khá thấp so với các nước và các khu vực khác trên thế giới. Có thể dẫn chứng một số tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP như: Hàn Quốc là 4% (2014), Trung Quốc là 3.12% (2014) và các nước thuộc khu vực EU là 7.16% (2014) (theo WHO, 2016). Bên cạnh đó, theo đánh giá của World Bank việc chi tiêu công cho y tế tại các nước trong khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả chưa được tối ưu. Thứ nhất, các cơ chế chi trả cho cơ sở dịch vụ chưa tạo được động lực phù hợp. Thứ hai là sự phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ tập trung ở bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh thay vì chăm sóc y tế ở tuyến cơ sở. Thứ ba là mức chi tiêu quá cao cho dược phẩm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu cơng cho y tế trên GDP giữa các quốc gia có sự chênh lệch

2.5

1.5

0.5

tế trên GDP khá cao so với mức trung bình của khu vực và được duy trì ổn định như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, Singapore và Brunei. Đặc biệt hai quốc gia Singapore và Brunei với tổng dân số khá ít so với các nước khác trong khu vực nhưng quy mô của nền kinh tế thể hiện qua tổng GDP lại cao nhất, do đó mức độ chi tiêu cơng cho y tế nếu quy ra số tuyệt đối sẽ rất lớn. Đây cũng là lý do chính khiến lĩnh vực y tế của các nước này rất phát triển, đạt được những thành công thể hiện qua ba chỉ tiêu về sự phát triển của lĩnh vực y tế như đã phân tích ở các phần trên. Các nước có tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trên GDP khá thấp so với mặt bằng chung trong khu vực bao gồm: Cambodia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines và Đông Timor. Đây cũng là những quốc gia có các chỉ tiêu về sự phát triển của lĩnh vực y tế kém nhất trong khu vực như đã nhận định trong các mục phía trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chi tiêu công cho y tế đến sự phát triển y tế tại các nước đông nam á (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)