Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (Trang 43 - 49)

6. Bố cục của luận văn

1.2. Pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước

1.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách

có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nghĩa vụ của đối tượng nộp phí, lệ phí. Người nộp phí, lệ phí có

nghĩa vụ nộp phí, lệ phí đầy đủ đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.46 Người khai phí, lệ phí chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của việc lập tờ khai phí, lệ phí. Trường hợp cơ quan thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện số liệu trên tờ khai là khơng trung thực, khơng chính xác thì người khai phí, lệ phí s bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

So với Pháp lệnh Phí và lệ phí 2001 thì Luật Phí và lệ phí 2015 quy định một chương riêng (Chương IV) về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu phí và người nộp phí và lệ phí, điều này đã tạo điều kiện cho việc xem x t quyền và trách nhiệm của người nộp phí và lệ phí cũng như tổ chức thu phí và lệ phí.

1.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước nhà nước

Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước là việc áp dụng các biện pháp chế tài mà pháp luật quy định xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Vi phạm pháp luật về phí, lệ phí là hành vi làm trái các quy định pháp luật về phí và lệ phí do chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi có ý hoặc vơ ý gây hại đến trật tự cơng cộng và do đó phải gánh chịu những chế tài tương ứng theo quy định của pháp luật.

1.2.5.1. Nguyên t c xử lý

Mọi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí được phát hiện phải được xử lý kịp thời nghiêm minh, triệt để, mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về phí, lệ phí gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính về phí, lệ phí khi có hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí. Việc xử lý vi phạm pháp luật về phí, lệ phí phải do người có thẩm quyền quyết định.

Một hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về phí, lệ phí thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm đó.

Việc xử lý vi phạm pháp luật về phí, lệ phí phải được căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định mức xử phạt thích hợp.

Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về phí và lệ phí thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp vi phạm pháp luật về phí và lệ phí đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

1.2.5.2. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phí và lệ phí

Trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về phí và lệ phí tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính về phí, lệ phí. Xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực phí, lệ phí là việc áp dụng các biện pháp chế tài hành chính để xử lý các vi phạm về phí, lệ phí mà chưa đến mức xử lý hình sự.

Hình thức xử phạt bao gồm: phạt cảnh cáo và phạt tiền.47

Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với hành vi vi phạm không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hành vi vi phạm lần đầu. Đối với hình thức phạt tiền thì cùng một hành vi vi phạm thì mức tiền tối đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về phí và lệ phí thì mức phạt cụ thể đối với một hành vi khơng có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức

47 Điều 3 Thông tư 186/2013/TT-BTC ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi

trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt đó.

Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm được xác định bằng mức chia đôi tổng số mức tối đa và mức trung bình. Mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình.

Trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Trường hợp có hai tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng vừa có tình tiết giảm nhẹ thì bù trừ theo ngun tắc một tình tiết tăng nặng trừ một tình tiết giảm nhẹ.

Ngồi việc bị áp dụng các hình thức xử phạt chính, tổ chức, cá nhân cịn bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phụ hậu quả sau đây:

- Buộc hoàn trả tồn bộ số tiền phí, lệ phí đã thu được do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho người nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp khơng xác định được người để hồn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước tồn bộ số tiền có được do vi phạm quy định về mức thu phí, lệ phí.

Về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Công chức thuế đang thi hành công vụ, Đội trưởng đội thuế, Chi Cục trưởng Chi cục thuế, Tổng Cục trưởng Tổng cục thuế, Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chí phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chun ngành. Ngồi những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nêu trên, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí là hai năm.

Thứ hai, xử lý vi phạm hình sự về phí và lệ phí là biện pháp cưỡng chế mang

tính quyền lực nhà nước áp dụng đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực phí và lệ phí đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vi phạm hình sự về phí và lệ phí là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp phí, lệ phí được pháp luật hình sự bảo vệ.

Để phân biệt vi phạm hình sự về phí và lệ phí với các vi phạm pháp luật khác ta dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, hành vi vi phạm trong lĩnh vực phí và lệ phí phải là hành vi nguy

hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng mà việc xử lý hành chính khơng thể đảm bảo tính tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi đó.

Hai là, người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực

phí và lệ phí s gánh chịu trách nhiệm hình sự tương xứng với hành vi của mình. Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực phí và lệ phí mang tính chất hà khắc và nặng nề hơn so với trách nhiệm hành chính, bằng việc áp dụng các hình phạt lên người thực hiện hành vi vi phạm hình sự.

Ba là, một hành vi vi phạm trong lĩnh vực phí và lệ phí bị coi là tội phạm khi

có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và chỉ có Tồ án mới là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người là có tội. Việc tuyên bố này phải được thực hiện bằng một bản án của Tồ án theo đúng trình tự, thủ tục quy định: “ hơng ai bị

coi là có tội và phải chịu h nh phạt khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu l c pháp luật”.48

ốn là, trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm hình sự về phí và lệ phí được

pháp luật quy định rất chặt ch , phức tạp và được thực hiện bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau từ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đến Toà án.

Theo quy định của Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội khoá 10 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các hành vi vi

phạm pháp luật hình sự có liên quan đến lĩnh vực phí và lệ phí có thể bị coi là tội phạm bao gồm các tội cơ bản sau đây:

- Tội in, phát hành, mua bán trái ph p hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.49 Theo đó, in trái ph p hố đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi làm giả hố đơn, chứng từ này (làm giả hồn tồn hoặc sửa lại nội dung của hoá đơn, chứng từ thật đã hết giá trị). Phát hành trái ph p hoá đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi đưa ra lưu hành trên thị trường các loại hoá đơn, chứng từ này không đúng thẩm quyền hoặc trái với quy định Nhà nước. Mua bán trái ph p hoá đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi mua đi, bán lại để kiếm lời từ các loại hoá đơn, chứng từ này mà biết rõ các loại hố đơn, chứng từ này khơng được ph p mua bán.50

- Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.51

Đó là các hành vi hủy bỏ chứng từ, hố đơn, sổ sách, báo cáo kế toán và thống kê chưa hết thời hạn bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật hoặc cho người khác sửa chữa hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, đem chứng từ, hoá đơn thu nộp ngân sách nhà nước lưu không để người khác sử dụng vào việc thanh quyết tốn hoặc khơng thực hiện đúng các biện pháp về bảo quản dẫn đến hư hại (mối, mọt, cháy, rách nát,…) hố đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.52

Ngồi hai hành vi vi phạm trên còn do các hành vi vi phạm được xác định là tội phạm trong lĩnh vực phí và lệ phí khác như: tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trên thực tế các vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực phí và lệ phí khơng diễn ra phổ biến so với vi phạm hành chính, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thường là cao hơn. Một số lưu ý, pháp luật hình sự hiện hành chỉ xử lý đối với các

49 Điều 164a Bộ luật Hình sự năm 1999.

50 Nguyễn Đức Mai và ctv (2010), nh luận khoa h c ộ luật H nh s năm 1 , sửa đổi bổ sung năm 200 – hần các

tội phạm, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, tr. 311 -312.

51 Điều 164a Bộ luật Hình sự năm 1999.

hành vi vi phạm là cá nhân, không xử lý đối với tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế thi vi phạm mang tính chất hình sự về phí và lệ phí ngồi chủ thể là cá nhân, có thể do tổ chức thực hiện, Hiện nay, những hành vi vi phạm này càng được thực hiện một cách phức tạp và tinh vi hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như nguồn lực thu vào ngân sách nhà nước về phí và lệ phí. Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thừa nhận pháp nhân là chủ thể quan hệ pháp luật hình sự, và nếu các pháp nhân thương mại có hành vi hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì s chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình.53

Cụ thể, pháp nhân vi phạm quy định về in, phát hành mua bán trái ph p hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì pháp nhân đó s bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 230 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Kết luận Chương 1

Trong phần khái quát về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước tác giả đã làm rõ các khái niệm về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, lệ phí về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước cũng như đi vào phân tích những đặc điểm, mục đích, vai trị của phí và lệ phí cũng như đi so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phí, lệ phí với thuế, tìm hiểu các giai đoạn phát triển của pháp luật về phí và lệ phí. Từ đó, đã tạo ra nền tảng để đi vào phân tích pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tìm hiểu các nguyên tắc thu phí và lệ phí, thẩm quyền quy định, quản lý của việc thu phí và lệ phí, sơ lược về các loại phí, lệ phí nhằm làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến phí và lệ phí, xử lý vi phạm hành chính và hình sự về phí và lệ phí. Từ những phân tích trên tạo tiền đề để đi vào tìm hiểu chương 2 về thực trang áp dụng pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và một số giải pháp hoàn thiện

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ PHÍ VÀ LỆ PHÍ THUỘC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)