Khái quát trường hợp tự tái cơ cấu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 28 - 32)

Chương 4 TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM

4.1. Khái quát trường hợp tự tái cơ cấu của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Trong các NH yếu kém thì Trustbank thuộc diện tự tái cơ cấu bằng sự tham gia của nhóm cổ đơng mới đó là ơng PCD và TĐ Thiên Thanh. Sau khi CP và NHNN đồng ý, PCD đưa nhân sự vào tham gia quản trị điều hành, đổi tên thành VNCB và tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng.31 Trong suốt quá trình tham gia của cổ đông mới, VNCB luôn hoạt động trong tình trạng được kiểm sốt tồn diện từ NHNN.

4.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Như đã giới thiệu ở chương 1, Trustbank trước đây và VNCB sau này dù nhiều lần đổi tên nhưng trụ sở vẫn đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An, chịu sự quản lý của NHNN Chi nhánh Long An và VNCB chỉ tồn tại gần hai năm (từ 23/05/2013 đến 05/03/2015) nhưng đã có rất nhiều trục trặc xảy ra.

Theo các cơng bố rộng rãi, tính đến cuối năm 2011, Trustbank vẫn đang có hoạt động bình thường, mọi chỉ số an tồn đều ở ngưỡng cho phép. Song, NHNN biết rõ những vấn đề đang tồn tại ở Trustbank vì chính NHNN đã cho Trustbank vay từ cuối 2010 để giải quyết thanh khoản (786 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và 823 tỷ đồng vào cuối năm 2011), sau đó NHNN tổ chức thanh tra và xác định Trustbank là một trong những NHTM yếu kém phải giám sát đặc biệt. Trên thực tế, sau này NHNN mới thông báo là thời điểm đó Trustbank đã lỗ âm vốn chủ sở hữu.

Ngày 9/10/2012, bà Hứa Thị Phấn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình (chiếm 84,92% VĐL) cho nhóm cổ đơng mới, đến ngày 15/01/2013, Trustbank tổ chức ĐHCĐ thường niên và thơng qua phương án tự tái cơ cấu, trong đó có các cổ đơng mới do PCD

31

đại diện gồm TĐ Thiên Thanh chiếm 9,67% và 20 cổ đông cá nhân liên quan chiếm 75,25% VĐL của NH.

Ngày 25/03/2013 Trustbank được đổi tên thành VNCB, tăng VĐL thêm 4.500 tỷ đồng. Đến ngày 31/01/2015, tại Đại hội cổ đông bất thường lần 3, NHNN tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của NH với giá 0 đồng. Theo thông tin công bố (thời điểm tháng 05/2013) NH có 551 cổ đơng, trong đó có 6 cổ đơng pháp nhân và 545 cổ đông thể nhân.32 Như vậy, trừ TĐ Thiên Thanh và 20 cá nhân liên quan tới TĐ này, cịn lại 5 cổ đơng pháp nhân và 525 cổ đông thể nhân bị mất quyền cổ đông mà không biết lý do, vì cần nhấn mạnh rằng suốt thời gian đó, NH hoạt động trong tình trạng được kiểm sốt đặc biệt, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải được Tổ giám sát thông qua.

Với các cổ đông của VNCB, họ cứ nghĩ rằng NH đã tái cơ cấu thành công. Với dư luận xã hội, ông Keith Pogson, Lãnh đạo cao cấp Dịch vụ tài chính NH khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: “quyết định mua lại các NH 0 đồng là cần thiết để bảo vệ người gửi tiền và nền kinh tế”,33

còn TS. Huỳnh Thế Du (2016), cho rằng: “Mua 0 đồng hay quốc hữu hóa đều như nhau”.34,35

4.1.2. Giới thiệu về cổ đông Phạm Công Danh

Ơng Phạm Cơng Danh (sinh năm 1965, quê Quảng Ngãi), được biết đến là ông chủ TĐ Thiên Thanh, một trong những doanh nhân trên thương trường về lĩnh vực vật liệu xây dựng, salon ô tô, du lịch – nhà hàng – khách sạn, bất động sản.

Tiền thân của TĐ Thiên Thanh36 là Hãng Gạch bông Hương Sơn thành lập năm 1964 ở Quảng Ngãi. Năm 2000, Công ty TNHH TĐ Thiên Thanh được cấp phép đăng ký kinh doanh tại TP.HCM với 1.000 tỷ đồng VĐL, trong đó ơng PCD sở hữu 80% và bà Quách Kim Chi (vợ ông Danh) sở hữu 20%. Theo các thông tin đã cơng bố, năm 2011, TĐ Thiên Thanh có vốn chủ sở hữu 1.218 tỷ đồng, tổng tài sản là 3.003 tỷ đồng, doanh thu 2.025 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 188 tỷ đồng. Đến 2015, ngồi trụ sở chính và các đơn vị tại TP.HCM, TĐ cịn có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Dương với nhiều dự án quy mơ lớn. TĐ này có hàng chục đơn vị trực thuộc, ngoài 32 Hà Tâm (2014). 33 Hồng Dung (2016). 34 Phan Minh Ngọc (2015). 35

Cảnh Kiên – Thu Huyền (2016). 36

Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh cịn có Cơng ty An Phát, Công ty Trung Dung, Công ty Hương Việt,… (sau đây gọi là Công ty con).

Vấn đề đặt ra là PCD mua một NH đã âm vốn để làm gì và ơng có đủ năng lực để tái cơ cấu NH khơng? Những gì PCD làm tại Trustbank trong thời gian từ cuối 2012 đến giữa 2014 sẽ trả lời câu này.

Thông qua ma trận Doanh nghiệp – NH – Cá nhân, PCD đã rút ra 18.687,996 tỷ đồng.37 (1) Vay trực tiếp 10.490 tỷ đồng, trong đó vay bảo đảm bằng bất động sản là 5.000 tỷ

đồng và bảo đảm bằng sổ tiền gửi là 5.490 tỷ đồng.

(2) Thông qua các khoản đầu tư trụ sở làm việc, hệ thống Core Banking 664,876 tỷ đồng. (3) Đầu tư trái phiếu 7.533 tỷ đồng, trong đó (i) 903 tỷ đồng đầu tư thơng qua Quỹ Lộc

Việt (có 3 tỷ đồng phí ủy thác) và (ii) 6.630,12 tỷ đồng rút của VNCB38,39 đem gửi thị trường 2 ở ba NH trung gian là NHTMCP Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV), NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) và NHTMCP Tiên Phong (TPBank) để bảo lãnh cho các công ty con vay 5.969 tỷ đồng mua Trái phiếu của TĐ Thiên Thanh và Công ty Trung Dung (là công ty con của TĐ Thiên Thanh).

Hình 4-1 Mơ tả sở hữu Doanh nghiệp – Ngân hàng – Cá nhân

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo cáo trạng

37 Xuân Duy (2016). 38 Hải Duyên (2016). 39 Đá Bàn (2016). Đầu tư: 664,876 tỷ Vay: 10.490 tỷ VNCB TĐ Thiên Thanh Phạm Công Danh 9,72% VĐL 74,38% VĐL CT.HĐQT 80%, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc BIDV, TPBank, Sacombank Gửi 6.630,12 tỷ 5.969 tỷ 900 tỷ Quỹ Lộc Việt 903 tỷ

Các khoản tiền này được Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an (CQCSĐT) xác định PCD dùng để mua cổ phần NH, trả nợ cho những khoản mà PCD đã vay trước đó, chăm sóc khách hàng phục vụ thanh khoản, đầu tư vào TĐ Thiên Thanh.

Như vậy, TĐ Thiên Thanh là cổ đơng lớn40

của VNCB, sở hữu 9.67% VĐL. Ơng Danh và nhóm có liên quan,41 là người thân và nhân viên dưới quyền đứng tên mua cổ phần, nên PCD chính là “ơng chủ duy nhất và có quyền quyết định tại VNCB”42

và đã thao túng43 mọi hoạt động của VNCB.

Sau khi vụ án xảy ra, CQCSĐT phát hiện PCD trước đây đã có tiền án 6 năm tù với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Xã hội chủ nghĩa”.44

4.1.3. Giới thiệu hoạt động của Tổ Giám sát đặc biệt tại ngân hàng

TCTD được kiểm sốt đặc biệt khi có một trong 3 yếu tố45

(1) Có nguy cơ mất khả năng chi trả ba lần liên tiếp; (2) Nợ xấu chiếm 10% tổng dư nợ trong ba tháng liên tiếp; (3) Lỗ lũy kế chiếm từ 50% vốn.

Sau khi thanh tra và xác định yếu kém, đủ điều kiện giám sát đặc biệt, từ tháng 2/2012, NHNN thành lập Tổ giám sát đặc biệt (TGSĐB) do các cán bộ lãnh đạo của Chi nhánh NHNN tại Long An và Hồ Chí Minh điều hành46 để giám sát mọi hoạt động của Trustbank. Thơng tin từ CQCSĐT, TGSĐB tại Trustbank có 09 thành viên, làm việc tồn thời gian tại trụ sở chính với năm chức năng chính.

Thứ nhất, giám sát chặt chẽ, tồn diện tình hình tổ chức nhân sự và hoạt động nhằm đảm

bảo thực hiện đúng đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt;

Thứ hai, có ý kiến với mọi giao dịch, hoạt động của Trustbank có giá trị từ 5 tỷ đồng hoặc

ngoại tệ quy đổi trở lên; 40

Luật TCTD, đã dẫn: "Cổ đông lớn của TCTD cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của TCTD cổ phần đó"

41

Người có liên quan: “Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác...” 42 Tân Châu (2015). 43 Nguyễn Như Ý (1999. 44 Cáo trạng đã dẫn, trang 108. 45

Điều 6, thông tư 08/2010/TT-NHNN 46

Ơng Hà Tấn Phước, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Long An, Tổ trưởng TGSĐB từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2013. Ông Lê Văn Thanh, Chánh Thanh tra NHNN Chi nhánh Long An, làm Tổ trưởng từ tháng 10/2013 đến tháng 5/2014. Ơng Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Hồ Chí Minh, làm Tổ trưởng từ tháng 5/2014

Thứ ba, tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu, hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm; Thứ tư, yêu cầu báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cấp cán bộ;

Thứ năm, đề xuất Thống đốc quyết định, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tổ chức

và hoạt động.

Thông tin từ CQCSĐT, sau khi khởi tố Ban lãnh đạo VNCB vì vi phạm quy định cho vay và cố ý làm trái thì CQCSĐT cũng khởi tố các thành viên trong TGSĐB vì đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát.47 Cụ thể, trong tổng số 18.687,996 tỷ đồng mà PCD rút ra thấy VNCB đã xin ý kiến TGSĐB 9.706 tỷ đồng (trong đó có ý kiến đồng ý là 6.184 tỷ đồng;48

không đồng ý hoặc không ý kiến 3.522 tỷ đồng), số còn lại 8.981,996 tỷ đồng khơng xin ý kiến.

Sau này, giải trình về các sai phạm tại VNCB trước Quốc hội, nguyên Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết TĐ Thiên Thanh được NHNN, Ban Chỉ đạo Tái cơ cấu và CP cho rằng có năng lực tài chính.49

Việc làm thất thoát một lượng tiền lớn tại VNCB và chấp thuận để PCD tham gia tái cơ cấu Trustbank rồi làm CT.HĐQT của VNCB cho thấy tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động NH là khá nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 28 - 32)