Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 42 - 43)

Chương 5 KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN

5.1. Khuyến nghị chính sách

Như kết luận ở phần 4.4, những trục trặc về quản trị NHTM đến từ yếu kém của CP, của NHNN trong việc quản lý, điều hành, giám sát mà nguyên nhân chính là do bất cân xứng thơng tin. Chính vì vậy, luận văn đưa ra các khuyến nghị nhằm làm giảm bớt bất cân xứng thông tin trong quản lý điều hành NHTM như sau,

5.1.1. Cơng bố tiêu chí rõ ràng cho cá nhân, tổ chức tham gia tái cơ cấu

NHNN cần công bố công khai các tiêu chuẩn của người tham gia tái cơ cấu các TCTD, trong đó, nêu cụ thể tiêu chuẩn để ứng cử vào HĐQT, BKS NH.

Luật có quy định về các thành viên HĐQT, BGĐ, BKS muốn tham gia vào TCTD phải nộp lý lịch cá nhân cho NHNN và công khai trước ĐHĐCĐ để các cổ đông xem xét đánh giá, nhưng lý lịch này còn khá sơ xài, hình thức, khơng nhận thấy rõ mối quan hệ với người quản lý TCTD, và chỉ có NHNN mới đủ thẩm quyền quyết định. Vì vậy, NHNN cần thêm quy định là các thành viên tham gia HĐQT, BKS phải chứng minh năng lực tài chính rõ ràng, kinh nghiệm cơng tác trong các linh vực liên quan, trình độ chun mơn nghiệp vụ và mối quan hệ với người quản lý TCTD.

CP và NHNN cũng nên công khai các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với các thành viên HĐQT, BKS nếu muốn tham gia tái cơ cấu NH, bao gồm cả những tổ chức, cá nhân có liên quan tới các thành viên này, trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhà đầu tư có thể theo dõi, giám sát. Cùng với đó là những quyền lợi cụ thể cho các cá nhân, tổ chức tham gia để kích thích các cá nhân có năng lực tham gia.

Thơng qua việc cơng khai trên các phương tiện thơng tin có thể giúp NHNN tạo được một danh sách các ứng viên tiềm năng, từ đó sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp đối với từng TCTD dựa vào kinh nghiệm cơng tác và lĩnh vực hoạt động. Ví dụ như trường hợp của VNCB, do đặc thù những cổ đông lớn trước đây của NH này hoạt động trong lĩnh vực bất động sản nên nợ xấu của VNCB chủ yếu là các dự án bất động sản cịn dang dở, vì vậy, tiêu chí chọn người tham gia tái cơ cấu VNCB, ngồi việc có nghề NH, cịn phải có nghề bất động sản để tái khởi động các dự án dang dở đem lại doanh thu, trả nợ NH.

5.1.2. Xóa bỏ tâm lý ỷ lại

Bản thân các NHTM và người gửi tiền đều có tâm lý ỷ lại CP sẽ bảo hộ, không để các NH giải thể, phá sản nên các NHTM sẵn sàng vi phạm các quy định về an toàn hoạt động và người gửi tiền cũng sẵn sàng đem tiền gửi vào các NH có chính sách chăm sóc khách hàng tốt, trả lãi cao mà không quan tâm tới việc NH đó đang hoạt động thế nào, có ổn định khơng. Vì vậy, CP cần xóa bỏ tâm lý ỷ lại bằng việc thí điểm cho các NH yếu kém giải thể, phá sản.

Tuy nhiên nếu đưa thông tin NH phá sản sẽ khiến người dân đồng loạt rút tiền gây rủi ro hệ thống. Do vậy, CP cần phải xây dựng lộ trình chi tiết thực hiện khi tiến hành phá sản NH, công bố thông tin đầy đủ, kịp thời đến các nhà đầu tư, tăng số tiền nhận được từ bảo hiểm tiền gửi.

5.1.3. Cán bộ ngân hàng cần trau dồi nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp

Một trong những điểm yếu của NHTM là trình độ các cán bộ nghiệp vụ cịn yếu, mặc dù các NHTM thường xuyên có các lớp đào tạo nghiệp vụ từ cơ bản cho đến nâng cao và hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều thành lập Trung tâm đào tạo trực thuộc NH. Nhưng có thể là do tự đào tạo nội bộ, người có kinh nghiệm nhiều trong tổ chức truyền đạt lại cho người ít kinh nghiệm hơn, hay có thể thiếu những lớp đào tạo chuyên sâu, đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, nên thực tế vẫn thường xuyên xảy ra các rủi ro liên quan đến trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ NH.

Việc cán bộ nhân viên nâng cao nghiệp vụ không những giúp hoạt động được diễn ra nhanh chóng thơng suốt mà cịn giúp bản thân có thể phịng ngừa được những rủi ro khi tác nghiệp theo chỉ đạo. Nếu các cá nhân nắm vững nghiệp vụ và hiểu biết luật pháp có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra và tự bảo vệ mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 42 - 43)