Các hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 34 - 39)

Chương 4 TÌNH HUỐNG NGÂN HÀNG XÂY DỰNG VIỆT NAM

4.3. Các hậu quả của bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng

4.3.1. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

HĐQT của Trustbank trước đây và VNCB sau này không tuân thủ đúng các nguyên tắc quản trị cơng ty, HĐQT khơng có thành viên độc lập, khách quan, khơng thiết kế bộ máy, đặt ra các chuẩn mực, quy trình, quy định để đảm bảo NH hoạt động an toàn, hiệu quả. Bà Phấn trước đây và ông Danh sau này đã dùng ảnh hưởng của mình để lựa chọn các thành viên HĐQT, BKS đều là những người thân, nhân viên dưới quyền, vì vậy vai trị của từng thành viên trong HĐQT là khơng có, BKS cũng khơng giám sát được HĐQT là do các thành viên BKS đều là người có liên quan đến bà Phấn hoặc ông Danh, điều này là vi phạm quy định hiện hành.56

NHNN với vai trò quản lý giám sát, phê duyệt các thành viên này, vì bất cân xứng thơng tin đã bị bà Phấn và ông Danh che dấu, nên không kịp thời phát hiện.

56

Khoản 3.d, điều 50, Luật các tổ chức tín dụng 2010.

rút 300 tỷ khơng có hồ sơ vay rút 5.190 tỷ khơng có chữ ký chủ tài khoản Sử dụng 23.251,5 tỷ đồng của nhóm Tân Hiệp Phát 2.079,606 tỷ trả bà Phấn. 9.608,873 tỷ trả nợ nhóm Tân Hiệp Phát

Cịn lại chi chăm sóc khách hàng, trả nợ, sử dụng riêng

Chuyển 300 tỷ vào tài khoản PCD khơng có hồ sơ vay, khơng giải trình được mục đích sử dụng.

TGSĐB yêu cầu báo cáo, giải trình

5.190 tỷ đồng trả nợ cho nhóm Tân Hiệp Phát mà PCD đã vay trước đó

16 lần với 122 khoản vay cầm cố sổ: 17.761,5 tỷ

Chính vì vậy, thơng qua các cá nhân và tổ chức có liên quan, bà Phấn trước đây đã rút ra 4.619,6 tỷ đồng57

để tăng vốn, đầu tư vào các công ty con khiến NH lỗ âm vốn chủ sở hữu, sau này, PCD cũng dùng phương pháp này để mua lại NH, rồi tăng vốn điều lệ.

4.3.2. Vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng

Nắm quyền kiểm soát tại VNCB và TĐ Thiên Thanh, PCD đã thao túng toàn bộ hoạt động và có những hành vi tác nghiệp gây tổn thất đến người ủy quyền. PCD sử dụng người quen, nhân viên dưới quyền để thành lập nhiều công ty con58 và đứng tên sở hữu cổ phần VNCB nhưng tất cả con dấu và giấy chứng nhận cổ phần do PCD nắm giữ và sử dụng. Sau đó dùng các cơng ty con này và u cầu NH cho vay, đầu tư theo chỉ định.

Như vậy, do được ủy quyền tác nghiệp tại VNCB, PCD đã lợi dụng việc những hành vi của mình khơng được giám sát chặt chẽ đã trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại cho người ủy quyền.

4.3.2.1. Rút tiền dưới hình thức vay vốn

Vay tiền tại chính VNCB

Từ ngày 28/12/2012 đến ngày 10/03/2014, PCD đã chỉ đạo HĐQT, BGĐ, công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản trực thuộc NH (AMC.VNCB) và nhân viên TĐ Thiên Thanh dùng 14 pháp nhân59 để vay 5.000 tỷ đồng tại VNCB, đã tất toán một khoản 300 tỷ đồng.60 Số còn lại 4.700 tỷ đồng được PCD sử dụng:61

trả 2.600 tỷ đồng là một phần nợ vay tại BIDV; 135 tỷ đồng trả bà Phấn cho việc mua cổ phần; chi chăm sóc khách hàng 1.965 tỷ đồng .

Lấy tiền VNCB đem gửi NH khác để bảo lãnh vay vốn

Để có 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng như đã giới thiệu ở mục 4.1, tháng 03/2013, PCD chỉ đạo lấy 6.630 tỷ đồng của VNCB đi gửi tại Sacombank, TPBank và BIDV62 để bảo lãnh cho các công ty con vay 5.969 tỷ đồng.

57

Theo kết quả thanh tra của NHNN, bà Phấn đã rút tại Trustbank tổng số 4.619,6 tỷ đồng (dưới hình thức vay trực tiếp: 3.581,7 tỷ, tạm ứng: 135 tỷ, đầu tư vào các công ty con: 902,9 tỷ)

58

Mỹ Linh, Ngọc Nhiên, Nguyên Phúc (2016). 59 Hoàng Điệp (2016). 60 Petrotimes.vn (2016). 61 Cáo trạng đã dẫn, trang 94. 62 Cáo trạng đã dẫn, trang 86.

Ba NH trên cho các công ty con của TĐ Thiên Thanh vay mà không thẩm định cụ thể là do ba NH này có tâm lý ỷ lại khoản tiền gửi của VNCB, nếu các công ty này khơng trả nợ thì sẽ dùng chính nguồn tiền gửi của VNCB tại ba NH để thu nợ. Tháng 4/2014, các khoản vay này bị Sacombank, TPBank và BIDV dùng tiền bảo lãnh tất toán nợ vay.

Đây là khoản duy nhất mà TGSĐB đồng ý cho gửi, tuy nhiên, sau đó TGSĐB khơng tiếp tục giám sát mà để cho PCD sử dụng để bảo lãnh vay tiền.

Hình 4-3 Mơ tả đường đi của dịng tiền vay từ VNCB và 3 NH khác

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo cáo trạng

Có thể rút ra ba vấn đề chính thơng qua tình huống 4.3.2.1.

(1) PCD đã chi phối để VNCB cho vay theo chỉ đạo. Tuy nhiên, các nhân viên thực hiện vì khơng hiểu rõ nghiệp vụ và vì thơng tin bất cân xứng nên không lường hết được các rủi ro sẽ xảy ra và cũng không biết rõ hành vi này sẽ gây hậu quả thế nào.

(2) Các NH BIDV, Sacombank và TPBank cho vay mà khơng thẩm định vì cho rằng TĐ Thiên Thanh đã được NHNN đánh giá đủ năng lực tài chính nên tin tưởng.

(3) Tâm lý ỷ lại của TGSĐB, TGSĐB cho rằng PCD đã được CP, NHNN thẩm định có năng lực, được đồng ý cho tái cơ cấu NH nên không quyết liệt xử lý.

Vay trực tiếp thông qua 14 pháp nhân BIDV, TPBank, Sacombank (6.630,12 tỷ) các công ty con thuộc TĐ Thiên Thanh (5.969 tỷ) Trả nợ BIDV: 2.600 tỷ. Trả bà Phấn: 135 tỷ Chăm sóc khách hàng: 1.965 tỷ Bảo lãnh vay TGSĐB không đồng ý, đề nghị cung cấp hồ sơ, giải trình và báo cáo NHNN.

TGSĐB đề nghị giải trình nhiều lần, yêu cầu thu hồi khoản quá hạn, báo cáo NHNN

TGSĐB không tiếp tục giám sát, để PCD bảo lãnh vay vốn 4.700 tỷ Phạm Công Danh 5.969 tỷ Khoản duy nhất TGSĐB đồng ý cho thực hiện VNCB

4.3.2.2. Rút tiền dưới hình thức đầu tư

Rút tiền thông qua hoạt động ủy thác đầu tư

Do cần tiền trả nợ, đồng thời che dấu thông tin nhằm không cho TGSĐB phát hiện mối quan hệ trực tiếp giữa VNCB và TĐ Thiên Thanh, vì PCD vừa là CT.HĐQT VNCB, vừa là Chủ tịch TĐ Thiên Thanh, nên PCD đã ủy thác cho Quỹ Lộc Việt đầu tư vào ba công ty con của Quỹ Lộc Việt là Công ty Thạch Hà, Công ty An Lộc và Công ty Minh Quang,63 để ba công ty này mua trái phiếu của TĐ Thiên Thanh.64

Ngày 21, 23 và 27/05/2013 VNCB chuyển 903 tỷ đồng (trong đó có 3 tỷ là phí ủy thác) cho ba công ty của Quỹ Lộc Việt, để các công ty này mua 900 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của TĐ Thiên Thanh, dù TĐ Thiên Thanh khơng có Báo báo tài chính được kiểm tốn có lãi năm trước đó (2012) nên khơng đủ điều kiện để phát hành trái phiếu theo quy định65

và TGSĐB không đồng ý.66 Số tiền này được PCD sử dụng67

trả 851 tỷ đồng cho bà Phấn; cịn lại 49 tỷ đồng khơng xác định được.68

Hình 4-4 Mơ tả đường đi của dòng tiền ủy thác đầu tư.

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo cáo trạng

63 Bản án phúc thẩm, đã dẫn, trang 32. 64 Cáo trạng, đã dẫn, trang 32. 65 Điều 13, Nghị định 90/2011/NĐ-CP. 66 Trí thức trẻ (2016). 67 Sao Mai (2016). 68 Cáo trạng, đã dẫn, trang 30. Quỹ Lộc Việt 903 tỷ (3 tỷ phí ủy thác) Cơng ty An Lộc (300 tỷ) Công ty Thạch Hà (300 tỷ) Công ty Minh Quang (300 tỷ) TGSĐB không đồng ý 851 tỷ đồng trả bà Phấn 49 tỷ đồng không xác định VNCB Phạm Công Danh

Thuê mặt bằng làm trụ sở làm việc NH

Ngày 18/06/2013, PCD chỉ đạo AMC.VNCB ký hợp đồng thuê tài sản của công ty Trung Dung,69 công ty con của TĐ Thiên Thanh, thời hạn 20 năm, với giá 403 tỷ đồng, trong đó tiền đặt cọc và trả trước 36 tháng là 201,6 tỷ đồng. Ngày 26/07/2013, VNCB cho AMC.VNCB tạm ứng 201,6 tỷ đồng và AMC.VNCB chuyển cho Công ty Trung Dung. TGSĐB yêu cầu dừng thực hiện hợp đồng, thu hồi tiền tạm ứng và báo cáo NHNN. Ngày 09/09/2013, NHNN yêu cầu VNCB hủy bỏ hợp đồng đã ký và thu hồi tiền.70 Sau đó cơng ty Trung Dung trả lại 20 tỷ, còn 181,6 tỷ đồng được PCD sử dụng:71 36,4 tỷ trả lãi vay của 6 công ty con tại Sacombank; 134,91 tỷ trả nợ cho TĐ Thiên Thanh; còn 10,29 tỷ chăm sóc khách hàng.

Ngày 06/03/2014, PCD tiếp tục chỉ đạo VNCB ký hợp đồng thuê tài sản của công ty Hương Việt, công ty con thuộc TĐ Thiên Thanh, với giá 756,72 tỷ đồng trả làm 2 đợt là (1) 400 tỷ và (2) 356,72 tỷ. Theo đó, VNCB chuyển 400 tỷ đồng đợt 1, tiền này được công ty Hương Việt chuyển về TĐ Thiên Thanh và hòa vào dòng tiền chung nên khơng xác định mục đích sử dụng.72

Hình 4-5 Mơ tả đường đi của dịng tiền th trụ sở VNCB

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo cáo trạng.

69

Cáo trạng, đã dẫn, trang 12 70

Bản án hình sự sơ thẩm số 332/2016/HSST, Tịa Án Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh (2016), trang 41 71

Cáo trạng, đã dẫn, trang 13,14 72

Cáo trạng, đã dẫn, trang 16

TGSĐB, NHNN không đồng ý, đề nghị thu hồi. Công ty Hương Việt (400 tỷ) AMC.VNCB (201,6 tỷ) Công ty Trung Dung (201,6 tỷ) Trả nợ vay của TĐ Thiên Thanh Chi chăm sóc khách hàng, phục vụ thanh khoản.

Hòa vào dòng tiền chung , khơng xác định được mục đích sử dụng VNCB Phạm Công Danh

Nâng cấp hệ thống CoreBanking

Ngày 12/06/2013, PCD ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ NH.73 Trên cơ sở đó, VNCB và Cơng ty An Phát, công ty con của TĐ Thiên Thanh, ký hợp đồng tư vấn giải pháp nâng cấp hệ thống Core Banking trị giá 12.000.000 USD. Sau đó vào các ngày 14/6/2013 và 28/6/2013, VNCB 2 lần tạm ứng cho Công ty An Phát với tổng giá trị là 3.000.000 USD (tương đương quy đổi là 63,276 tỷ đồng).74

Công ty An Phát nhận 63,276 tỷ đồng, chuyển cho PCD sử dụng 47,538 tỷ đồng trả lãi vượt trần cho nhóm Tân Hiệp Phát; 13,833 tỷ đồng chi chăm sóc khách hàng; cịn 1,905 tỷ đồng khơng xác định được mục đích.75

Hình 4-6 Mơ tả đường đi của dòng tiền đầu tư CoreBanking

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo cáo trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 34 - 39)