Phản ứng đẩy trước cú sốc chu kỳ kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại việt nam, sử dụng mô hình sign restricted svar (Trang 51 - 53)

Phản ứng lại với cú sốc chu kỳ kinh doanh, RGDP, RCON, RINV đều tăng theo đúng lý thuyết. Cụ thể, sản lượng nền kinh tế (RGDP) tăng trong 14 quý, tiêu dùng (RCON)

4 và tăng trở lại đến qúy 8. RREV cũng tăng mạnh trong 5 quý đầu và duy trì đến quý

11. Các kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả của Mountford và Uhlig (2009).

Các phản ứng của các biến số tiền tệ và biến số chi tiêu của chính phủ đối với cú sốc chu kỳ kinh doanh không bị giới hạn bởi các dấu hiệu hạn chế, và phản hồi của chúng khá thú vị. Lãi suất (INV) tăng, cung tiền (RM2) và làm lạm phát (DEF) giảm phản

ứng lại cú sốc chu kỳ kinh doanh tích cực. Điều này có thể được gây ra bởi phản ứng

theo chu kỳ có hệ thống trong chính sách tiền tệ trong giai đoạn mẫu, phù hợp với mơ tả chính sách tiền tệ của Romer và Romer (1994).

Ngược lại, chi tiêu của chính phủ khơng có hành vi ngược lại theo chu kỳ. Thay vào đó, chúng tăng lên, từ từ, kéo dài trong 5 quý đầu, giảm xuống và lại tiếp tục tăng đến

quý 11. Do đó, nếu một chu kỳ kinh doanh bùng nổ lấp đầy kho bạc của chính phủ bằng tiền mặt, chính phủ Việt Nam có vẻ như tiếp tục tăng chi tiêu theo số tiền thu

được. Điều này phù hợp với kết luận của các tác giả Trần Đinh Thiên và Chu Minh

Hội (2016), chi tiêu của chính phủ mở rộng ở hấu hết các thời điểm trong 30 năm qua

và thâm hụt ngân sách luôn ở trạng thái cao ngay cả trong khoảng thời gian tốt của chu kỳ kinh tế.

Cú sốc chính sách tiền tệ

Xem xét tác động của cú sốc chính sách tiền tệ, ngay khi lãi suất chính sách (INT)

tăng, cung tiền (RM2) giảm, các chỉ tiêu sản lượng (RGDP), đầu tư (RINV) và tiêu

dùng (RCON) đều giảm. Tác động kết thúc sau bốn quý.

Các tác động đến GDP là khơng ổn định và có độ trễ (sau 1 năm bắt đầu tác động

mạnh hơn). Uligh (2005) cũng tìm thấy kết quả khá mơ hồ giữa cú sốc tài khóa thắt chặt và sản lượng và đã kết luận rằng cú sốc tiền tệ thắt chặt dường như khơng có tác

động đến sản lượng.

Cú sốc tiền tệ thắt chặt cũng tác động đến lạm phát nhưng tác động cũng khơng ổn định và chỉ có xu hướng làm giảm lạm phát trong dài hạn. Điều này phù hợp với kết

luận của Uhlig (2005) là chỉ số giảm phát GDP giảm chậm sau một cú sốc thắt chặt tiền tệ.

Điều thú vị là thu của chính phủ cũng tăng lên khi lãi suất tăng, điều này có thể là do

chính phủ Việt Nam đã phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa với nhau,

do đó, một chính sách thắt chặt tiền tệ thì cùng với nó là một chính sách thắt chặt tài khóa thơng qua tăng thuế.

Nguồn: Kết quả mơ hình từ phần mềm Matlab

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại việt nam, sử dụng mô hình sign restricted svar (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)