Kết quả hàm phản ứng đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại việt nam, sử dụng mô hình sign restricted svar (Trang 51 - 57)

CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả hàm phản ứng đẩy

Kết quả hàm phản ứng đẩy cho 4 cú sốc cơ bản được trình bày từ hình 4.1 đến 4.4. Trong phân tích này, phản ứng đẩy của các biến số tài khóa và phi tài khóa đã bị hạn chế trong hai quý đầu tiên sau cú sốc theo đúng bảng ràng buộc dấu trình bày ở phần 3 (Bảng 3.1). Các phản ứng được kiểm tra đến 25 quý để xem xét các tác động trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Cú sốc chu kỳ kinh doanh

Nguồn: Kết quả mơ hình từ phần mềm Matlab

Hình 4. 1. Phản ứng đẩy trước cú sốc chu kỳ kinh tế

Phản ứng lại với cú sốc chu kỳ kinh doanh, RGDP, RCON, RINV đều tăng theo đúng lý thuyết. Cụ thể, sản lượng nền kinh tế (RGDP) tăng trong 14 quý, tiêu dùng (RCON)

4 và tăng trở lại đến qúy 8. RREV cũng tăng mạnh trong 5 quý đầu và duy trì đến quý

11. Các kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả của Mountford và Uhlig (2009).

Các phản ứng của các biến số tiền tệ và biến số chi tiêu của chính phủ đối với cú sốc chu kỳ kinh doanh không bị giới hạn bởi các dấu hiệu hạn chế, và phản hồi của chúng khá thú vị. Lãi suất (INV) tăng, cung tiền (RM2) và làm lạm phát (DEF) giảm phản

ứng lại cú sốc chu kỳ kinh doanh tích cực. Điều này có thể được gây ra bởi phản ứng

theo chu kỳ có hệ thống trong chính sách tiền tệ trong giai đoạn mẫu, phù hợp với mơ tả chính sách tiền tệ của Romer và Romer (1994).

Ngược lại, chi tiêu của chính phủ khơng có hành vi ngược lại theo chu kỳ. Thay vào đó, chúng tăng lên, từ từ, kéo dài trong 5 quý đầu, giảm xuống và lại tiếp tục tăng đến

quý 11. Do đó, nếu một chu kỳ kinh doanh bùng nổ lấp đầy kho bạc của chính phủ bằng tiền mặt, chính phủ Việt Nam có vẻ như tiếp tục tăng chi tiêu theo số tiền thu

được. Điều này phù hợp với kết luận của các tác giả Trần Đinh Thiên và Chu Minh

Hội (2016), chi tiêu của chính phủ mở rộng ở hấu hết các thời điểm trong 30 năm qua

và thâm hụt ngân sách luôn ở trạng thái cao ngay cả trong khoảng thời gian tốt của chu kỳ kinh tế.

Cú sốc chính sách tiền tệ

Xem xét tác động của cú sốc chính sách tiền tệ, ngay khi lãi suất chính sách (INT)

tăng, cung tiền (RM2) giảm, các chỉ tiêu sản lượng (RGDP), đầu tư (RINV) và tiêu

dùng (RCON) đều giảm. Tác động kết thúc sau bốn quý.

Các tác động đến GDP là khơng ổn định và có độ trễ (sau 1 năm bắt đầu tác động

mạnh hơn). Uligh (2005) cũng tìm thấy kết quả khá mơ hồ giữa cú sốc tài khóa thắt chặt và sản lượng và đã kết luận rằng cú sốc tiền tệ thắt chặt dường như khơng có tác

động đến sản lượng.

Cú sốc tiền tệ thắt chặt cũng tác động đến lạm phát nhưng tác động cũng không ổn định và chỉ có xu hướng làm giảm lạm phát trong dài hạn. Điều này phù hợp với kết

luận của Uhlig (2005) là chỉ số giảm phát GDP giảm chậm sau một cú sốc thắt chặt tiền tệ.

Điều thú vị là thu của chính phủ cũng tăng lên khi lãi suất tăng, điều này có thể là do

chính phủ Việt Nam đã phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa với nhau,

do đó, một chính sách thắt chặt tiền tệ thì cùng với nó là một chính sách thắt chặt tài khóa thơng qua tăng thuế.

Nguồn: Kết quả mơ hình từ phần mềm Matlab

Hình 4.2. Phản ứng đẩy trước cú sốc tiền tệ

Cú sốc thu chính phủ

Các nghiên cứu trước đây cho thấy độ lớn tác động của chính sách tài khóa sử dụng phụ thuộc vào đặc điểm của quốc gia. Việc cắt giảm thuế được dự kiến sẽ làm tăng (i) thu nhập và tiêu dùng, và (ii) đầu tư bằng cách cắt giảm thuế thu nhập cá nhân

hoặc trực tiếp giảm số thuế thu nhập phải nộp. Tác động của kênh này có thể bị hạn chế ở các nền kinh tế đang phát triển do thuế suất thấp hơn, cơ sở thuế yếu và các khu vực phi chính thức lớn. Do đó, ở một quốc gia có thuế cao, cắt giảm thuế có thể có hiệu quả hơn trong việc kích cầu hơn là ở một nước có mức thuế thấp. Tại một quốc gia vốn đã có thuế suất rất thấp, bất kỳ cắt giảm nào khác ít có khả năng có tác động

đáng kể. Tuy nhiên, cú sốc gia tăng chi tiêu chính phủ ở các nước này có thể tác động

hiệu quả hơn đối với sản lượng (Shikha Jha và cộng sự, 2014).

Nguồn: Kết quả mơ hình từ phần mềm Matlab

Hình 4.3. Phản ứng đẩy trước cú sốc thu chính phủ (cú sốc thuế)

Một cú sốc thu của chính phủ được xác định là một cú sốc trực giao với chu kỳ kinh doanh và cú sốc chính sách tiền tệ. Trong ngắn hạn, các phản ứng dường như phù hợp với lý thuyết của Keynes. Cụ thể, khi chính phủ tăng thu trong 2 quý, cú sốc nay ngay lập tức tác động đến đầu tư (RINV) và tiêu dùng (RCON), hai biến số này giảm trong suốt 4 quý. Điều này phù hợp với lý thuyết cũng như các kết quả nghiên cứu

GDP, sau khoảng hơn 1 quý mới bắt đầu giảm, tuy nhiên chỉ duy trì trong khống 1 quý. Tuy nhiên, trong dài hạn, có một sự đảo ngược khi tiêu dùng (RCON) và đầu tư

(RINV) đều tăng và sản lượng (RGDP) cũng có xu hướng tăng. Kết quả này khá

tương đồng với kết quả của Đài Loan trong nghiên cứu của Shikha Jha và cộng sự

(2014). Đây có thể là trường hợp “thắt chặt tài chính mở rộng” (expansionary fiscal

contraction), khi chính phủ tăng thuế sẽ làm giảm lãi suất trển thị trường, và do đó

kích thích đầu tư làm tăng sản lượng.

Cú sốc tăng thuế cũng không tác động làm tăng thu của chính phủ. Điều này có thể xảy ra do, sự sụt giảm trong đầu tư và tiêu dùng, do đó, tác động tăng thu chính phủ

khơng được duy trì. Điều này ngụ ý cần có một sự thận trọng trong khi đưa ra chính sách tăng thuế, đặc biệt khi các chính sách về tài khóa khi đưa ra là rất khó thu hồi

(Kraay và cộng sự (2008)).

Biến chi tiêu của chính phủ (REXP) có phản ứng cùng chiều với thu chính phủ, cũng

tăng trong 2 quý đầu tuy ở mức độ thấp hơn. Tương tự như phân tích bên trên khi

phân tích cú sốc chu kỳ kinh tế, điều này cho thấy chính phủ có xu hướng chi tiêu theo số thu được, khi số thu tăng, chính phủ cũng có xu hướng tăng chi tiêu và điều

này dường như làm giảm bớt hiệu quả của chính sách tài khóa đến GDP.

Cú sốc chi tiêu chính phủ

Cú sốc chi tiêu chính phủ cũng tác động làm tăng RGDP ngay từ quý đầu tiên nhưng không mạnh mẽ và quay về không ngay trong quý thứ 3 trước khi tăng lại ở quý thứ 4 và kéo dài thêm 3 quý. Trong dài hạn, phản ứng của sản lượng trước cú sốc chi tiêu chính phủ có xu hướng lớn hơn.

Mặc dù phản ứng của GDP trước cú sốc chi tiêu chính phủ cũng khơng ổn định nhưng

đa phần xu hướng tăng và tăng mạnh hơn sau 1 năm. Tuy nhiên, tác động này là

không lớn. Nghiên cứu của Tô Trung Thành (2012) cũng cho thấy cú sốc chi tiêu chỉ

Khác với lý thuyết của Keynes, sự gia tăng của chính phủ khơng làm tăng tiêu dùng ngay, cụ thể tiêu dùng giảm trong khoảng 3 quý đầu và chỉ tăng nhẹ sau đó. Đầu tư

cũng chỉ tăng ở quý đầu, sau đó giảm trong 2 quý tiếp theo trước khi tăng trở lại trong

khoảng 2 quý nữa rồi lại giảm ngay sau đó. Nguyên nhân của điều này có thể do tác

động chèn lấn gây ra, làm giảm hiệu quả của chính sách tài khóa. Nghiên cứu của Tơ

Thành Trung (2012) cũng cho kết luận rằng chính phủ tăng đầu tư 1% sẽ làm giảm

đầu tư tư nhân 0, 48%. Nghiên cứu của Shikha và cộng sự (2014) cũng tìm thấy sự

chèn lấn xảy ra tại một số nước châu Á đang phát triển như Hồng Kong, Myanma,

Philipin, Đài Loan và Thái Lan. Tác động chèn lấn này cũng giải thích nguyên nhân

cú sốc chính sách tài khóa tại Việt Nam trong thời gian nghiên cứu có tác động đến sản lượng khá yếu trong ngắn hạn.

Nguồn: Kết quả mơ hình từ phần mềm Matlab

Gắn liền với cú sốc tăng chi tiêu của chính phủ là một sự phản ứng tăng trong cung tiền RM2. Lãi suất INT giảm nhẹ trong 3 quý đầu nhưng lại tăng từ quý thứ 5 và kéo

dài đến quý thứ 8. Nguyên nhân của việc tăng lãi suất có thể do chi tiêu tăng lên làm

cho ngân sách thâm hụt. Trước áp lực này, chính phủ phải phát hành trái phiếu để tài trợ cho thâm hụt, làm tăng M2 và tăng lạm phát (Vũ Sỹ Cường (2014)). Lãi suất tăng

cũng là nguyên nhân khó làm gia tăng đầu tư tư nhân khiến hiệu quả của chính sách

tài khóa lên sản lượng bị ảnh hưởng. Các bằng chứng về việc cú sốc chi tiêu làm tăng lạm phát cũng được tìm thấy tại Ấn độ, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản

(Shikha và công sự 2014).

Một cú sốc trong chi tiêu của chính phủ khơng đi cùng hướng với một sự tăng thu chính phủ (RREV) phù hợp với việc trong suốt thời gian 2000 đến nay, chính sách của chính phủ Việt Nam chủ yếu tài trợ việc gia tăng chi tiêu của chính phủ bằng thâm hụt ngân sách và sử dụng nợ cơng hơn là tăng thu chính phủ.

Nhìn chung kết quả phản ứng của GDP đối với hai cú sốc thu và chi chính phủ trên mẫu dữ liệu nghiên cứu tuy tích cực nhưng khá nhỏ. Điều này cho thấy chính sách tài khóa tại Việt Nam chưa phát huy được mạnh mẽ tác động của mình đối với mục tiêu

tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tài khóa đến tăng trưởng tại việt nam, sử dụng mô hình sign restricted svar (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)