Phương pháp quảng cáo tại Bến Tre

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO

2.1. Chủ thể, phương tiện, phương pháp quảng cáo tại Bến Tre

2.1.3. Phương pháp quảng cáo tại Bến Tre

Hoạt động quảng cáo nói chung và trên địa bàn Bến Tre những năm gần đây rất phát triển. Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng đến việc quảng cáo về doanh nghiệp mình dưới nhiều hình thức.

UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 1-11-2016 về việc tiến hành triển khai xây dựng quy hoạch quảng cáo ngồi trời. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành triển khai, phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời đối với các phương tiện quảng cáo như: pa-nô quảng cáo khổ lớn, bảng quảng cáo, băng rơn, màn hình quảng cáo điện tử (giai đoạn 2016-2025).

Quảng cáo trên tờ rơi, theo quy định hình thức này khơng phải xin phép. Tuy nhiên, khi các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép quảng cáo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ xem góp ý nội dung, hình ảnh trên tờ rơi và nhắc nhở để các tờ rơi quảng cáo này sau khi được phát hành không trở thành rác thải trên các tuyến đường và nơi công cộng.

Loa phát thanh ở nơi công cộng hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn được doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng cho mục đích quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, nhất là các đợt khuyến mãi. Tuy không cấm triệt để nhưng ở một số địa phương đã hạn chế thời gian phát loa quảng cáo chỉ từ 17 giờ đến 19 giờ trong ngày, số lần phát loa cũng 1 đến 2 lần/tuần, và không phát loa gần các cơ quan, tổ chức, trường học, bệnh viện, nơi thờ tự,… Việc phát loa của người kinh doanh nhỏ lẻ ở khu vực chợ hoặc chạy xe gắn máy, xe đạp trên đường như kiểu quảng cáo “keo dính chuột” tuy khơng nhiều, địa phương cũng chỉ nhắc nhở để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng quảng cáo rao vặt trên địa bàn.

Lựa chọn phương pháp quảng cáo nào thì tựu trung cần phải đáp ứng được những đặc tính cơ bản sau:

+ Tính trung thực đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, khơng sai lệch với những điều quảng cáo.

+ Tính hợp pháp cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được thể hiện trên sản phẩm quảng cáo, mang tín lành mạnh, được phép lưu hành, khơng bị cấm.

+ Tính cạnh tranh lành mạnh, không gây nhằm lẫn với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của nhãn hàng khác.

Tùy vào mục đích và đối tượng tác động của quảng cáo mà các doanh nghiệp tự mình lựa chọn các phương pháp cho phù hợp. Lựa chọn phương pháp quảng cáo nếu không phù hợp sẽ không mang lại kết quả cao. Một số sản phẩm quảng cáo mang tính nhạy cảm, tác động trực tiếp đến nhận thức của người chịu tác động, vì vậy, hoạt động quảng cáo chịu sự điều chỉnh của pháp luật, của các cơ quan có thẩm quyền nhằm làm cho hoạt động này theo một trật tự nhất định.

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)