Quy trình cấp phép quảng cáo: Thực trạng, bất cập và kiến nghị

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO

2.2. Quản lý nhà nước về quảng cáo tại Bến Tre

2.2.2. Quy trình cấp phép quảng cáo: Thực trạng, bất cập và kiến nghị

nghị

a) Thực trạng

Quảng cáo là một hoạt động phổ biến của doanh nghiệp. Bất cứ hình thức quảng cáo nào cũng phải được kiểm soát, quản lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo các loại hình quảng cáo mà thủ tục xin phép mang tính riêng biệt. Như quảng cáo thuốc thì phải cần giấy phép của Bộ Y tế, quảng cáo về thực phẩm thì cần giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng cáo trên xe thì cần phải tuân thủ theo quy định về hình thức và kích thước,…

Tại Bến Tre đối với thủ tục, trình tự tiếp nhận thơng báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rơn thì các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện phải gửi một bộ hồ sơ thông báo đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời gian tiếp nhận từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, trong giờ làm việc. Theo đó, chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì chuyên viên nhận và ghi phiếu hẹn. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ họp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có ý kiến trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân thông báo sản phẩm quảng cáo. Trong trường hợp không đồng ý với các nội dung trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, yêu cầu các nội dung cần chỉnh sửa cho các tổ chức, cá nhân thông báo quảng cáo. Các tổ chức, cá nhân thông báo quảng cáo nhận kết quả theo phiếu hẹn tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các tổ chức, cá nhân có thể gửi thông báo trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Về quy trình cấp phép quảng cáo ngồi trời, thực hiện như sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp muốn thực hiện quảng cáo ngoài trời làm đơn xin cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời, kèm theo đơn là bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý và thời hạn sử dụng và phải được công chứng như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hóa; giấy đăng ký chất lượng hàng hóa đối với hàng hóa biển quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tên sản phẩm, biểu tượng mẫu thiết kế sản phẩm, ấn phẩm quảng cáo biển quảng cáo sẽ thực hiện (phải thể hiện rõ ràng về màu sắc, kích thước và

phải có đóng dấu xác nhận của đơn vị đứng tên đề nghị cấp phép). Ngoài những tài liệu trên, doanh nghiệp xin cấp phép quảng cáo ngồi trời cịn phải cung cấp bản sao có giá trị pháp lý hợp đồng với người có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp địa điểm, phương tiện mà biển quảng cáo ngoài trời sẽ đặt; văn bản của Sở Xây dựng thỏa thuận về kiến trúc và quy hoạch của địa điểm xây lắp biển quảng cáo ngoài trời.

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc thiếu các giấy tờ cần thiết thì doanh nghiệp sẽ hồn thiện và nộp lại. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ xin giấy phép hợp lệ, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch xem xét, giải quyết yêu cầu cấp phép của doanh nghiệp.Trong trường hợp không hợp lệ dẫn đến không thể cấp giấy phép để thực hiện quảng cáo ngồi trời thì cần có phản hồi, trả lời bằng văn bản cụ thể và nêu rõ lý do vì sao không phê duyệt và chấp nhận giấy phép. Về lệ phí, doanh nghiệp khơng phải thực hiện việc nộp lệ phí xin cấp giấy phép quảng cáo ngồi trời3.

Công tác cấp phép quảng cáo, tiếp nhận hồ sơ thông báo quảng cáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua nhìn chung được thực hiện đúng quy trình, khơng có hồ sơ bị chậm trễ trong q trình xử lý. Các hồ sơ không đủ điều kiện tiếp nhận đều có văn bản trả lời cụ thể cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị thực hiện quảng cáo. Hồ sơ tiếp nhận quảng cáo được nhận tại bộ phận một cửa tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hiện nay, Sở cũng áp dụng việc tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên phần mềm một cửa điện tử bắt đầu từ tháng 1- 2017.

Hoạt động quảng cáo trên các phương tiện như: báo chí, truyền hình, các phương tiện giao thông,… được các tổ chức, cá nhân và người kinh doanh chấp hành tương đối theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre theo quy trình ISO, thực hiện công khai các thủ tục, hồ sơ xin cấp phép quảng cáo. Người có yêu cầu xin

3 Thông tư số 74/2014/TT-BTC ngày 11/6/2014 của Bộ Tài chính bãi bỏ Thơng tư số 154/2009/TT-BTC ngày 30/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và

cấp phép quảng cáo sẽ nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và được viết phiếu hẹn ngày trả kết quả theo quy định. Hồ sơ sau khi được tiếp nhận sẽ được chuyển cho bộ phận nghiệp vụ xem xét để cấp giấy phép hoặc phân loại hồ sơ gửi các sở (liên thông) thẩm định.

Đối với quảng cáo sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực y tế và nơng nghiệp thì những hồ sơ xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo đã có giấy phép tiếp nhận cho phép thực hiện trên các phương tiện khác, không chỉ riêng trên phương tiện bảng, biển, băng rôn, phương tiện giao thơng… hoặc những hồ sơ đã có giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh khác thì tỉnh Bến Tre khơng gửi thẩm định để tránh làm mất thời gian cho người xin cấp phép. Trên thực tế, phần lớn hồ sơ xin cấp phép quảng cáo là cho nhãn hiệu hàng hóa của cơng ty mà không cụ thể cho từng loại sản phẩm (thông thường là nhãn hiệu được kém với tên của một cửa hàng, một tiệm tạp hóa hay quán ăn trên bảng hiệu của cửa hàng đó. Ví dụ như sữa Dutch Lady, bia Tiger, sữa Vinamilk…). Những trường hợp này cũng không gửi hồ sơ sang các sở liên thông để thẩm định. Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã gửi thẩm định và có ý kiến đồng ý việc thực hiện quảng cáo thì sau đó nếu tiếp tục có hồ sơ quảng cáo xin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo đối với cùng một loại sản phẩm, hàng hóa thì cũng khơng gửi hồ sơ u cầu thẩm định.

Trường hợp quảng cáo trên phương tiện bảng, biển, pa nô, tỉnh thực hiện liên thông thỏa thuận đối với bảng, biển, pa nơ có diện tích từ 40m2 trở lên và những bảng dưới 40m2 nhưng được dự kiến lắp đặt ở vị trí khơng đảm bảo an toàn hoặc gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi hồ sơ sang Sở Xây dựng cho ý kiến.

b) Bất cập

Lĩnh vực quảng cáo mang tính chất đặc thù, có tính chất thương mại, cần phải được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về quảng cáo hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.

Hiện nay, tồn tại hai khái niệm về “quảng cáo” và “quảng cáo thương mại”. Pháp lệnh quảng cáo năm 2001, Luật quảng cáo năm 2012 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ban hành, điểu chỉnh hoạt động “quảng cáo”. Trong khi đó, Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành do Bộ Thương mại ban hành điều chỉnh hoạt động

“quảng cáo thương mại”. Tại Điều 2 của Luật Quảng cáo cũng đã định nghĩa về quảng cáo liên quan đến quảng cáo thương mại.

Hoạt động quảng cáo hiện nay được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật tản mạn, rải rác như: Luật Quảng cáo năm 2012, Luật Thương mại 2005, Luật Đất đai 2013, Luật Cạnh tranh 2004, Nghị định 181/2013, Nghị định 131/2013; Nghị định 158/2013, Nghị định 28/2017,…

Hiện tại, hoạt động cấp phép quảng cáo do cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp phép. Tuy nhiên, phải dựa trên cơ sở ý kiến của các cơ quan có liên quan như: Bộ y tế (quảng cáo thuốc), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quảng cáo về cây trồng), Bộ xây dựng,… Điều này tạo sự phiền hà, phức tạp về thủ tục cho người xin phép.

Theo quy định của Luật Quảng cáo, khơng có thủ tục tự động gia hạn, nên khi hết hạn quảng cáo, các tổ chức, cá nhân muốn quảng cáo tiếp thì phải làm lại thủ tục thông báo từ đầu, dẫn đến mất thời gian và chi phí cho người quảng cáo.

c) Kiến nghị

Thứ nhất, tiến hành rà sốt tồn diện và đồng bộ hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật liên quan đến quảng cáo; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quy trình cấp phép nhằm giảm bớt rắc rối về thủ tục, phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quảng cáo hiện nay.

Thứ hai, các thuật ngữ pháp lý cần phải rõ ràng, cụ thể trong xây dựng

các quy định pháp luật về quảng cáo, hạn chế tình trạng một thuật ngữ, một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau.

Thứ ba, bổ sung những quy định nhằm ràng buộc và tăng trách nhiệm của

các cơ quan truyền thông trong việc đưa những sản phẩm quảng cáo qua phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền được tiếp cận thơng tin trung thực, chính xác đối với mọi người.

Thứ tư, cần thống nhất quy định trong Luật Quảng cáo về việc xây dựng

các cơng trình quảng cáo ngồi trời. Theo đó, cần bỏ quy định về xin giấy phép xây dựng cơng trình quảng cáo mà chỉ quản lý theo hình thức xem xét cơng trình đó đã được xây dựng đúng quy hoạch phần đất dành cho các cơng trình quảng cáo hay chưa. Đối với hình thức quảng cáo bằng băng rơn, tờ rơi cũng cần phải có quy định cụ thể trong Luật Quảng cáo về việc xin cấp phép treo băng rôn và quảng cáo và quy hoạch về khu vực treo để tránh tình trạng mất mỹ quan, thẩm

Một phần của tài liệu Chương 1: sự phát triển các thành tố của chủ nghĩa hợp hiến ở việt nam trước 1954 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)