Đặc tính đánh giá chất lượng thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ cấu quản trị, cơ cấu sở hữu đến chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên (Trang 29)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Chất lƣợng thơng tin trình bày BCTN

2.2.2.2 Đặc tính đánh giá chất lượng thơng tin

Theo Hội đồng chuẩn mực kế tốn tài chính quốc tế, Hoa Kỳ hay Việt Nam đều thể hiện chất lượng thông tin kế tốn được đánh giá thơng qua chất lượng báo cáo tài chính với thơng tin tài chính của doanh nghiệp hữu ích đối với nhiều đối tượng sử dụng thông tin.

Theo khuôn mẫu lý thuyết IASB (2010) và FASB (2010), chất lượng thông tin được chia làm hai nhóm đặc tính bao gồm: đặc tính cơ bản (thích hợp và trình bày trung thực); đặc tính mở rộng (tính dễ hiểu, có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời).

 Hai đặc tính chất lượng cơ bản:

Đặc tính chất lượng cơ bản là đặc tính chất lượng quan trọng nhất và xác định nội dung thơng tin BCTC.

 Thích hợp (Relevance)

Thơng tin được cho là thích hợp khi nó có thể tạo ra sự khác biệt trong một quyết định giúp người sử dụng thông tin đưa ra những dự báo về kết quả của các sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thông tin không nhất thiết là một dự báo mới trở nên hữu ích, mà cần thơng tin về tình trạng hiện tại về nguồn lực kinh tế, các nghĩa vụ pháp lý hay hiệu quả hoạt động quá khứ nói chung mới là nền tảng của các kỳ vọng.

Tính thích hợp của thơng tin tài chính bao gồm hai nhân tố là giá trị dự báo (predictive value) và giá trị xác thực (confirmatory value). Năm bắt được tình hình trong quá khứ thì mới có đủ cơ sở để dự báo, khi khơng có lợi ích trong tương lai thì thơng tin ở quá khứ cũng trở nên vô dụng.

Thơng tin kế tốn thích hợp là thơng tin giúp người sử dụng thơng tin có thể thay đổi quyết định của mình vì người ra quyết định có những nhận định, tiên đốn riêng.

Tính kịp thời được xem là một khía cạnh lệ thuộc vào tính thích hợp bởi nếu thơng tin khơng sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã được báo cáo rất lâu thì thơng tin sẽ thiếu tính thích hợp và ít được sử dụng.

 Trình bày trung thực (Faithful Representation)

Để đảm bảo sự trung thực, thơng tin phải có 3 yếu tố sau: đầy đủ, khách quan và khơng có sai sót

- Trình bày thơng tin đầy đủ giúp cho người sử dụng báo cáo nắm được bản chất của sự kiện.

- Trình bày thơng tin khách quan phải đảm bảo sự trung lập, không quá chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thơng tin.

- Trình bày thơng tin khơng có sai sót, ở đây khơng có nghĩa là thơng tin phải chính xác trên tất cả mọi phương diện, mà là khơng bỏ sót việc mơ tả sự kiện và quá trình cung cấp thông tin đã được sàn lọc và thực hiện.

Bốn đặc tính chất lượng mở rộng:  Tính dễ hiểu (Understandability)

Tính dễ hiểu được đánh giá thơng qua việc trình bày và phân loại có rõ ràng và dễ tiếp nhận thông tin hay không?

Nhà đầu tư muốn nắm bắt được thơng tin trên báo cáo thường niên cần có những kiến thức cơ bản về tài chính. Ngay cả khi có đầy đủ thơng tin, người sử dụng báo cáo cũng cần đến sự trợ giúp của chuyên gia phân tích, tư vấn để hiểu rõ hơn vấn đề.

 Có thể kiểm chứng (Verifiability)

Có thể kiểm chứng có thể hiểu là những người sử dụng độc lập với những kiến thức khác nhau có thể có một sự thống nhất chung, nhưng khơng bắt buộc phải hồn toàn giống nhau để đảm bảo thơng tin tài chính phù hợp với nghiệp vụ và sự kiện muốn trình bày. Để có thể kiểm chứng thơng tin thì phải đạt một trong hai điều kiện sau:

 Thơng tin trình bày hiện tượng kinh tế khơng có sai sót trọng yếu.

 Hoặc áp dụng phương pháp ghi nhận hoặc đo lường hợp lý, khơng có sai sót trọng yếu

Kiểm chứng được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểm chứng trực tiếp là kiểm chứng một giá trị và các cách biểu thị khác thơng qua quan sát trực tiếp ví dụ như kiểm tiền mặt. Kiểm định gián tiếp là kiểm tra đầu vào của mơ hình, cơng thức hoặc kỹ thuật khác và tính tốn lại đầu ra sử dụng cùng phương pháp, ví dụ như kiểm chứng giá trị hàng tồn kho.

So sánh được là u cầu thơng tin giúp người sử dụng có thể nhận thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế. Các hiện tượng giống nhau phải được phản ánh giống nhau; các hiện tượng khác nhau phải được phản ánh khác nhau.

Liên quan mật thiết với khả năng so sánh được là tính nhất quán. Nhất quán đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việc không thay đổi thủ tục và chính sách kế tốn. Khi cần áp dụng phương pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh được thì thơng tin cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp.

Việc áp dụng nhiều phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch kinh tế sẽ làm giảm tính so sánh thơng tin. Ví dụ tính giá trị của giá hàng tồn kho.

 Tính kịp thời (Timeliness)

Tính kịp thời là một đặc tính hỗ trợ cho đặc tính thích hợp của thơng tin. Kịp thời được hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người quyết đinh trước khi thông tin này bị mất khả năng tới việc ra quyết định.

Tính kịp thời được đánh giá thông qua tốc độ cung cấp thông tin cho người sử dụng để đưa ra những quyết định đầu tư. Thông tin được xem là kịp thời khi thơng tin ln sẵn có để hỗ trợ người sử dụng kịp đưa ra quyết định.

FASB đưa ra một số hạn chế liên quan đến chất lượng thơng tin như:

• Quan hệ chi phí – lợi ích. Lợi ích có được từ việc sử dụng thơng tin cần được xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thơng tin đó. Quan hệ lợi ích và chi phí là giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thơng tin.

• Trọng yếu. Trọng yếu là tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai thơng tin mà trong một hồn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởng tới việc xét đốn làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó.

• Thận trọng. Là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ ràng để đảm bảo các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét mợt cách đầy đủ.

2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin  Cơ cấu quản trị

Cơ cấu quản trị là một hệ thống các cơ chế mà công ty được điều hành và quản lý theo cơ chế đó. Khi đó, DN xác định rõ sự phân chia quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là ban giám đốc và HĐQT. Và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban giám đốc và BKS. HĐQT và ban giám đốc có vai trị vơ cùng quan trọng trong công ty cổ phần.

HĐQT thay mặt cổ đông thực hiện việc giám sát hoạt động của người quản lý điều hành, ngăn ngừa các mâu thuẫn và xung đột lợi ích giữa người sở hữu vốn và người sử dụng vốn, nhằm bảo vệ cổ đông, nhưng không can thiệp vào hoạt động hàng ngày của DN. Một khi sự sở hữu tập trung cao như cơng ty gia đình, HĐQT có thể lấn át quyền điều hành của ban giám đốc, lúc này HĐQT có thể chỉ vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích chung của cơng ty.

Nghiên cứu tập trung vào bốn đặc tính cơ cấu quản trị là: TVĐL trong HĐQT, Quy mô HĐQT, Tỷ lệ sở hữu quản trị, Kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO.

 TVĐL trong HĐQT

Theo Khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên độc lập như sau:

- Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho cơng ty, cơng ty con của cơng ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

- Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định.

- Khơng phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của cơng ty

- Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, BKS của cơng ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.

Các TVĐL thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Các TVĐL không điều hành thường là những chuyên gia trong từng lĩnh vực, họ có thể phát huy những thế mạnh chuyên môn trong việc kiểm soát đưa ra các quyết định và giám sát việc thực hiện quyết định của ban điều hành

Theo lý thuyết đại diện, sự xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người đại diện có giảm bằng cách công bố thông tin trung thực và đầy đủ, HĐQT càng độc lập thì sẽ giúp cho kiểm soát việc quản lý tốt hơn và nâng cao chất lượng công bố. Để đảm bảo vai trị giám sát, cần đảm bảo tính độc lập thật sự của thành viên HĐQT.

Theo lý thuyết người đại diện, các thành viên HĐQT độc lập không điều hành có khả năng thực hiện vai trị giám sát hoạt động của ban điều hành với hiệu quả cao bởi hoạt động giám sát của họ độc lập với hoạt động điều hành DN (Dalton et al 1998).

Phần lớn các nghiên cứu cho rằng TVĐL trong HĐQT có xu hường bảo vệ lợi ích cho cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số. Nghiên cứu của Chakroun và Hussainey (2014) tại Tunisian đưa ra kết luận tỷ lệ TVĐL trong HĐQT càng cao thì chất lượng thơng tin càng tốt. Nghiên cứu của Patelli và Prencipe (2007) cho rằng mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ TVĐL trong HĐQT và cơng bố thông tin tự nguyện.

 Quy mô HĐQT

Quy mô HĐQT là số lượng thành viên trong HĐQT. Theo thông tư 121, cơng ty niêm yết có ít nhất là năm thành viên HĐQT và tối đa là mười một thành viên HĐQT.

Khi số lượng thành viên HĐQT càng đơng thì càng khuyến khích nâng cao chất lượng công bố. Đối với quy mô HĐQT, các nghiên cứu đưa nhiều quan điểm khác nhau: quan hệ tích cực có, khơng tác động có và cả quan hệ ngược chiều.

Chakroun và Matounssi (2012) tiến hành nghiên cứu 144 quan sát của các cơng ty phi tài chính giai đoạn 2003-2008, và kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thành viên HĐQT càng cao thì chất lượng thơng tin cơng bố càng tốt. Cùng quan điểm trên cịn có nghiên cứu của Barako và cộng sự (2006) nghiên cứu tại Kenyan với 54 DN trong giai đoạn 1992- 2001.

Nghiên cứu Chen và Courtenay (2006) với 104 công ty niêm yết trên TTCK Singapore trong năm 2000 thì khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa quy mô HĐQT và chất lượng thông tin công bố.

 Kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO

Chủ tịch HĐQT và CEO là những người lãnh đạo trong DN. Theo cơ cấu quản trị, HĐQT thực hiện viêc quản trị, tập trung vào hoạch định chiến lược, còn CEO thực hiện việc điều hành và thực hiện chiến lược đó.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, không cấm chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ CEO. Tuy nhiên theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/03/2007 về ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các cơng ty niêm yết trên sàn quy định vai trị của chủ tịch HĐQT và CEO nên tách biệt tránh sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn. Kiêm nhiệm hai chức danh là khi có cơ hội thì nhà quản lý rất có thể sẽ thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận, dẫn đến gian lận, thông tin tài chính bị bóp méo, chất lượng BCTC thấp.

Kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch và CEO tức là đang hướng tập trung quyền lực vào một người. Có nhiều tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa việc kiêm nhiệm hai chức danh này và chất lượng thông tin và kết quả nghiên cứu là trái ngược nhau.

Chakroun và Matounssi (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa kiêm nhiệm hai chức danh và mức độ công bố tự nguyện.

Gul và Leung (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc lãnh đạo, sự độc lập của CEO và công bố tự nguyện, quan sát 385 công ty ở Hồng Kông và kết quả nghiên cứu kiêm nhiệm hai chức danh có quan hệ tiêu cực đối với công bố thông tin tự nguyện. Theo lý thuyết người đại diện, kết hợp chức năng có thể làm suy giảm đáng kể khả năng giám sát nhà quản lý cấp cao (Molz, 1988).

 Tỷ lệ sở hữu quản trị

Có nhiều định nghĩa về sở hữu quản trị như theo Holderness (2003), tỷ lệ sở hữu quản trị là tỷ lệ phần trăm vốn cổ phần do người nội bộ và chủ sở hữu, trong đó người trong nội bộ được định nghĩa là các nhân viên và ban giám đốc.

Davies và cộng sự (2005) xem xét quyền sở hữu của người quản lý là cổ phần của tất cả thành viên hội đồng quản trị.

Khi nhà quản lý tăng tỷ lệ sở hữu quản trị, khi đó họ có chung lợi ích với cổ đơng và nỗ lực tìm kiếm các dự án đầu tư tối đa hóa giá trị DN và nâng cao hiệu quả hoạt động (Jensen và Meckling, 1976).

Morck và cộng sự (1988) với 371 quan sát, tác giả mong đợi tỷ lệ sở hữu quản trị giúp cho chất lượng công bố được nâng cao. Khi tỷ lệ sở hữu quản trị cao, người sở hữu và người quản lý gần như là một. Một khi tỷ lệ sở hữu quản trị tăng cao rất dễ dấn đến hiện tượng chủ quan của nhà quản trị khi nắm giữ quyền kiểm sốt cơng ty.

Ruan. W và cộng sự (2011) tại Trung Quốc năm 2002 và 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan phi tuyến tính giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và giá trị DN. Tại Tunisian, Chakroun và Matounssi (2012) cũng tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu quản trị và mức độ công bố tự nguyện.

Khi nhà quản trị nắm giữ một phần vốn quan trọng, quyền sở hữu và quản lý nắm giữ cùng một người có cùng lợi ích với những cổ đơng khơng thuộc HĐQT quan tâm

đến chất lượng cơng bố. Vì vậy, chúng tơi mong đợi rằng, tỷ lệ sở hữu quản trị có tác động thuận với chất lượng công bố trong BCTN. Tỷ lệ sở hữu quản trị cao có thể giúp nâng cao chất lượng cơng bố theo Li và Qi (2008).

 Cơ cấu sở hữu

Cơ trúc sở hữu được định nghĩa bởi sự phân chia chủ sở hữu vốn và quyền kiểm soát (Dulacha G. Barako và cộng sự, 2006). Cơ cấu sở hữu ảnh hưởng lớn đến những quyết định của DN và tác động đến hiệu quả hoạt động và cũng như giá trị của DN.

Cấu trúc sở hữu được xem xét ở nhiều khía cạnh như: sở hữu tập trung, sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở hữu quản trị. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào sở hữu gia đình. Trong DN mà quyền sở hữu và quyền kiểm soát tập trung vào một số cá nhân có liên quan với nhau như anh, chị, em, vợ, chồng, con, bố, mẹ thì gọi là mơ hình gia đình trị hay là sở hữu gia đình. Khi đó, cổ đơng lớn trực tiếp kiểm sốt cơng ty bằng cách tham gia vào HĐQT và ban điều hành. Khi cổ đông lớn trực tiếp kiểm sốt cơng ty bằng cách tham gia vào HĐQT và ban điều hành. Ưu và nhược điểm của mơ hình gia đình trị thể hiện bảng 2.2).

Thuyết đại diện cho rằng trong một công ty, do sự riêng biệt của sự sở hữu và kiểm soát, nên tồn tại một khả năng xảy ra của các xung đột đại diện (Jensen và Meckling,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ cấu quản trị, cơ cấu sở hữu đến chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)