Đánh giá sự tác động của cơ cấu quản trị đến chất lượng thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ cấu quản trị, cơ cấu sở hữu đến chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.5 Kết quả hồi quy

4.5.1 Đánh giá sự tác động của cơ cấu quản trị đến chất lượng thông tin

Từ kết quả phân tích trên ta nhận thấy rằng, hai biến có sự tác động mạnh đến chất lượng công bố thông tin là tỷ lệ TVĐL trong HĐQT và quy mơ HĐQT. Trong khi đó biến cơng ty gia đình chỉ tác động lên đặc tính chất lượng trình bày trung thực.

- Số lượng TVĐL trong HĐQT

Số lượng TVĐL trong HĐQT chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có đến 52/120 DN khơng có thành viên độc lập và chỉ có 21/120 DN đạt mức tối thiểu là 1/3 số lượng thành viên độc lập trong HĐQT (được quy định tại điều 30 chương VII Thông tư 212/2012/TT-BTC); chiếm khoảng 53,33%. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm chất lượng thông tin công bố trên BCTN, thông tin công bố không đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.

TVĐL trong HĐQT như những chuyên gia cấp cao không điều hành trong nhiều lĩnh vực, có thế mạnh về chun mơn. Các TVĐL được đánh giá cao hơn vì họ làm việc vì lợi ích chung của cả cơng ty. Việc nâng cao tỷ lệ TVĐL trong HĐQT cũng như tính độc lập của các thành viên sẽ giúp cho việc ra quyết định và sự giám sát hoạt động của ban điều hành, mang lại hiệu quả hoạt động của DN.

Theo nguyên tắc quản trị công ty OECD 2004, trách nhiệm của thành viên HĐQT độc lập là bảo đảm sự nhất quán của các báo cáo tài chính và phi tài chính, rà sốt các giao dịch của các bên liên quan (đặc biệt là cổ đông lớn hoặc ban điều hành). Ở Việt Nam, khó lịng để tìm ra thành viên thực sự độc lập đúng bản chất.

Hầu hết doanh nghiệp đều nhận thức được vai trò của các thành viên độc lập trong vấn đề minh bạch thông tin nhưng xu hướng doanh nghiệp muốn tìm kiếm thành viên HĐQT ngoài việc đảm bảo tính độc lập theo quy định thì các thành viên này cần phải có năng lực chun mơn có liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động và điều này là khó trong thực tế trong giai đoạn hiện nay. - Thành viên HĐQT độc lập cần phải được đào tạo về QTCT, nhưng hiện nay số lượng người có kiến thức và đã được đào tạo về QTCT là rất ít. Từ những lý do trên, để đảm bảo số lượng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập đạt và hơn mức yêu cầu của luật pháp cần có thời gian và sự nổ lực của nhiều phía: nhận thức của Cơng ty niêm yết, cơ sở đào tạo, nhà lập pháp, các hội nghề nghiệp

- Quy mô HĐQT

Theo quy đinh tại điều 30 chương VII Thông tư 212/2012/TT-BTC, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty niêm yết phải có ít nhất năm thành viên HĐQT và tối đa là mười một thành viên. Và kết quả nghiên cứu cho thấy: 6/120 DN có số lượng thành viên HĐQT nhỏ hơn 05. Điều này cho thấy các công ty thực hiện tốt. Tuy nhiên có đến 86/120 DN có số lượng thành viên ít bảy chiếm 71,67%. HĐQT với chức năng tư vấn, giám sát hoạt động của những quản lý và ngăn ngừa các xung đột lợi ích giữa cổ đông và ban lãnh đạo, nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông. Khi tăng số lượng thành viên HĐQT có chun mơn, trình độ và trách nhiệm với DN thì thơng tin cơng bố trở nên thích hợp, kịp thời và hữu ích hơn đối với nhà đầu tư, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và giá trị DN thông qua việc giám sát chặt chẽ.

- Tồn tại sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO

Các công ty tồn tại sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và CEO thì giảm chất lượng đặc tính thích hợp. Theo kết quả thống kê 41/120 DN có chủ tịch HĐQT cũng là

CEO. Có nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của việc kiêm nhiệm. Có ý kiến cho rằng: vấn đề khơng nằm ở hình thức mà quan trọng là chức năng thực sự của chủ tịch HĐQT và CEO là gì ? Có thực sự mang lại lợi ích cho DN và cổ đơng khơng ?

HĐQT với chức năng hoạch định chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược. Còn CEO thực hiện điều hành và thực hiện chiến lược. Khi chủ tịch HĐQT và CEO là một, các thành viên HĐQT sẽ khó đưa ra ý kiến phản đối hay độc lập. Mục tiêu tách biệt chức danh Chủ tịch HĐQT và CEO làm giảm nguy cơ tập trung quyền lực vào một người, nâng cao minh bạch trong hoạt động DN.

Vấn đề kiêm nhiệm hai chức danh dẫn đến tình trạng tập trung quyền lực vào một người và chỉ hành động vì lợi ích bản thân. Theo thơng tư 121 quy định cần tách biệt hai chức danh này nhằm đảm bảo khơng có sự lạm quyền ảnh hưởng đến DN.

HĐQT thực hiện việc quản trị, tập trung vào hoạch định chiến lược; còn CEO thực hiện, điều hành và thực hiện chiến lược. Ở Việt Nam các cơng ty thường hình thành từ cơng ty gia đình hoặc bạn bè hun vốn mở công ty nên việc tách biệt chức danh HĐQT và CEO trở nên khó khăn, đơi khi khơng mang lại hiệu quả vì bất đồng quan điểm và khơng hiểu thấu được chiến lược kinh doanh, Vì thế, các cơng ty ln cần chú trọng hơn kiểm tra, rà sốt hoạt động và cùng hướng đến lợi ích cho tất cả các cổ đông, nâng cao giá trị DN.

- Tỷ lệ sở hữu quản trị

Tỷ lệ cổ phần được sở hữu bởi những nhà quản quản lý gọi là tỷ lệ sở hữu quản trị. Tỷ lệ sở hữu quản trị tác động thuận chiều với chất lượng thơng tin và đặc tính chất lượng thích hợp. Điều này có nghĩa là DN có tỷ lệ sở hữu quản trị lớn thì chất lượng thơng tin cơng bố trên BCTN sẽ tăng. Theo thống kê có 36/120 DN có tỷ lệ sở hữu quản trị trên 30%, chiếm khoảng 30%.

Trong DN có cơ hội phát triển tốt, nhà quản lý thường có khuynh hướng tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần và ngược lại khi DN có điều kiện kinh doanh khơng thuận lợi, nhà quản lý sẽ có khuynh hướng giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cơ cấu quản trị, cơ cấu sở hữu đến chất lượng thông tin trên báo cáo thường niên (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)