Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt việt nam , mô hình ricardian (Trang 61 - 63)

Xem xét thêm các yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội trong mơ hình hồi quy, kết quả như sau (bảng 5.1):

(i) Hình thức sử dụng đất đa canh và độc canh (Mcrop; 0-1) trong hai mơ hình tổng hợp và hộ tưới tiêu chủ động khơng có ý nghĩa thống kê mức 10% (hệ số hồi quy tương ứng -223,54 (t = -0,43) và 541,39 (t = 1,16), mơ hình hộ tưới tiêu khơng chủ động có ý nghĩa mức 5% với các hệ số hồi quy là -4372,387

(t=-1.931) cho thấy đối với nhóm hộ khơng tưới tiêu chủ động, những hộ sử dụng hình thức sử dụng đất đa canh sẽ có thu nhập rịng thấp hơn những hộ độc canh là 4.372.387 đồng/năm, các yếu tố khác giả định là không thay đổi.

(ii) Yếu tố giới tính của chủ hộ trong cả ba mơ hình đều khơng có ý nghĩa thống kê cho thấy giới tính của chủ hộ khơng có tác động lên thu nhập rịng của nơng hộ.

(iii) Yếu tố tuổi của chủ hộ: mơ hình tổng hợp và hộ tưới tiêu chủ động có ý nghĩa thống kê ở mứa 5% với các hệ số hồi quy lần lượt là 43,56 (t = 2,34) và 35,29 (t = 2,10), tức là tại mơ hình tổng hợp khi tuổi chủ hộ tăng 1 tuổi thì thu nhập rịng của nơng hộ tăng 43.585 đồng/năm là phù hợp với thực tế. Với mơ hình nhóm hộ tưới chủ động, khi tuổi chủ hộ tăng 1 tuổi thì thu nhập rịng của hộ sẽ tăng 35.290 đồng/năm. Trong mơ hình hộ tưới tiêu không chủ động, yếu tố

tuổi chủ hộ không cho ý nghĩa thống kê mức 10% nên không xem xét.

(iv) Yếu tố giáo dục: cả ba mơ hình đếu cho kết quả hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê mức 1% ứng với hai mơ hình đầu và 5% với mơ hình sau. Khi chủ hộ tăng một năm đi học thì thu nhập rịng của hộ hàng năm tăng lên tương

54

ứng 364.681 đồng/hộ; 175.596 đồng/hộ và 563.541 đồng/hộ, giữ nguyên các yếu

tố khác không đổi . Kết quả cho thấy hộ khơng tưới tiêu chủ động có tác động cao nhất, và hộ có tưới chủ động là thấp nhất và tác động này phù hợp với thực tế và dấu kỳ vọng.

(v) Yếu tố diện tích trang trại, cả ba mơ hình đều có ý nghĩa thống kê, phù hợp dấu kỳ vọng và thực tế nghiên cứu. Kết quả cho thấy khi tăng diện tích đất canh tác thì thu nhập rịng của nông hộ hàng năm tăng lên mức độ tác động như sau: Mơ hình (I) khi diện tích tăng 1ha thì thu nhập rịng nơng hộ tăng 21.801.191 đồng/hộ, mức ý nghĩa 1%; mộ hình (II) tăng 21.804.449 đồng/hộ,

mức ý nghĩa 1% và mơ hình (III) tăng 21.163.875 đồng/hộ, mức ý nghĩa 1%. (vi) Quy mơ trang trại được chia thành ba nhóm: Quy mơ nhỏ, trung bình và lớn. Phân tích hai biến giả là quy mơ trung bình và quy mơ lớn và sử dụng biến quy mô nhỏ làm cơ sở so sánh. Kết quả cho thấy: tất cả các hệ số hồi quy ba mơ hình (I), (II) và (III) cho cả biến quy mơ trung bình và lớn đều có ý nghĩa

thống kê mức 1% nhưng trái dấu kỳ vọng. Tuy nhiên chỉ có biến quy mơ lớn của mơ hình (II) khơng có ý nghĩa thống kê mức 10%.

Hệ số hồi quy mơ hình tổng hợp (I) đối với trang trại quy mơ trung bình là - 3.690,593 (t= -4,64), quy mô lớn là - 27.641,362 (t= -16,32). Nghĩa là trang trại có quy mơ trung bình sẽ có thu nhập rịng thấp hơn (ảnh hưởng tốt hơn) các trang trại quy mô nhỏ là 3.690.593 đồng/năm. Tương tự trang trại quy mô lớn có thu nhập thấp hơn trang trại quy mơ nhỏ là 27.641.362 đồng/năm. Điều này có thể

suy diễn là hiệu quả lợi nhuận của các nông hộ qui mơ nhỏ cao hơn.

Với mơ hình hộ tưới tiêu chủ động, hệ số hồi quy đối với trang trại quy mơ trung bình là - 822.506 (t=1.05) khơng có ý nghĩa thống kê mức 10%; trang trại quy mơ lớn có hệ số hồi quy là -19819,237 (t= -11,75), cũng như mơ hình (I), trang trại quy mơ lớn cũng có thu nhập rịng thấp hơn các trang trại quy mơ nhỏ.

Với mơ hình hộ tưới tiêu không chủ động, hệ số hồi quy của trang trại quy mơ trung bình là - 9.248,703 (t= -3,47), và trang trại quy mô lớn là -37.341,80

55

(t= -6.07). Kết quả tương tự hai mơ hình trên về dấu kỳ vọng nhưng mức độ tác

động cao hơn. Trang trại càng lớn thì thu nhập rịng càng thấp hơn so với trang

trại nhỏ.

Các hệ số hồi quy của hai biến quy mô trang trại trong cả ba mơ hình đều trái dấu kỳ vọng và trái với quy luật phát triển, có thể nói nghịch lý này là do ngành trồng trọt tại Việt Nam còn manh mún, nhỏ lẻ sản xuất chủ yếu bằng thủ cơng, sử dụng lao động chân tay là chính, chưa áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hiệu quả.

Kết luận: Các yếu tố đặc điểm nông hộ và đất đai trong cả ba mơ hình có

tác động đến thu nhập rịng của nơng hộ. Hình thức sử dụng đất đa canh sẽ có thu nhập rịng thấp hơn những hộ độc canh ở nhóm hộ tưới tiêu không chủ động. Về tuổi chủ hộ tăng thì thu nhập rịng của hộ tăng ở hai mơ hình tổng hợp và nhóm hộ tưới tiêu chủ động. Khi số năm đi học của chủ hộ tăng thì thu nhập rịng của nơng hộ cũng tăng. Diện tích đất canh tác của nơng hộ tăng thì thu nhập ròng cũng tăng. Các yếu tố này đều phù hợp với dấu kỳ vọng và quy luật phát triển. Riêng yếu tố quy mô trang trại cho kết quả hồi quy trái dấu kỳ vọng và quy luật phát triển ở cả ba loại trang trại nhỏ, trung bình và lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt việt nam , mô hình ricardian (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)