.3 Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt việt nam , mô hình ricardian (Trang 65)

Tác động biên của lượng mưa lên thu nhập ròng

(Đvt: 1000VND/hộ/mm/tháng và trong ngoặc là1000VND/ha/mm/tháng)

Tổng hợp Tưới chủ động Tưới không chủ động Cả năm -0,38 (-0,58) 0,02 (0,03) -1.52 (-2,30) Mùa khô -0,44 (-0,67) -0,16 (-0,24) -0.96 (-1,45) Mùa mưa 0,06 (0,09) 0.18 (0,27) -0.56 (-0,85)

Ghi chú: số trong ngoặc đơn là thu nhập rịng/ha/tháng

Mơ hình tưới chủ động có giá trị tác động là 0,02 nghĩa là khi tăng lượng mưa cả năm lên 1mm/tháng thì thu nhập rịng tăng lên 20 đồng. Giá trị này chịu tác động của lượng mưa mùa mưa khi giá trị tác động trong mùa mưa lớn hơn

mùa khô, hơn nữa tác động của lượng mưa mùa mưa là đồng biến với thu nhập ròng. Ngược lại tác động biên mùa khô là -0,16 nghịch biến với thu nhập rịng nơng hộ.

Mơ hình tưới tiêu không chủ động cho kết quả các giá trị tác động biên đều nghịch biến với thu nhập ròng, tổng hợp tác động cả năm, giá trị tác động là -1,52 nghĩa là khi tăng lượng mưa lên 1mm/tháng thì thu nhập rịng nơng hộ cả năm giảm 1.520 đồng.

5.5 Xu hướng tác động

5.5.1 Xu hướng tác động của nhiệt độ

Đồ thị tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng của nông hộ mô tả xu

hướng thay đổi của thu nhập ròng theo thay đổi của nhiệt độ trung bình cho thấy (Đồ thị 5.1): Vào mùa khơ tác động biên có hệ số hồi quy >0, đường cong dạng

58

“lõm” với cực tiểu tại B. Mùa mưa tác động biên có hệ số hồi quy <0, xu hướng tác động có dạng đường cong “lồi” với cực đại tại C. Tổng hợp tác động biên cả năm do tác động biên mùa mưa lớn hơn mùa khô nên tác động cả năm cùng xu hướng của mùa mưa với hệ số hồi quy < 0, cực đại tại A.

Như vậy, xu hướng tác động của nhiệt độ trung bình hàng năm lên thu nhập rịng của nông hộ là: khi nhiệt độ tăng thu nhập ròng giãm, thu nhập ròng đạt cực

đại ở nhiệt độ 30,90C, sau đó giảm dần.

So sánh xu hướng tác động của hai mơ hình tưới tiêu chủ động và không chủ động: Tác động biên của nhiệt độ trong mơ hình tưới tiêu chủ động nghịch chiều với thu nhập ròng nhưng mức độ tác động cao hơn mơ hình tổng hợp (trị tuyệt đối tác động biên lớn hơn). Xu hướng thay đổi của thu nhập rịng khi tăng nhiệt độ trung bình năm là dường cong “lồi” có cực đại tại nhiệt độ 24,40C (phụ lục 12). Trong khi đó, mơ hình tưới không chủ động, tác động biên của nhiệt độ cùng chiều với thu nhập ròng. Tuy nhiên vào mùa mưa thì tác động nghịch chiều tương tự hai mơ hình trước nhưng mức độ tác động thấp, hơn nữa tác động và

mùa khô là khá lớn nên tác động tổng hợp cả năm theo xu hướng tác động của mùa khô. (phụ lục 12) xu hướng tác động là đường cong ”lõm” có cực tiểu tại nhiệt độ 23,40C.

5.5.2 Xu hướng tác động của lượng mưa

Đồ thị 5.4 biểu diễn xu hướng thay đổi của thu nhập ròng khi lượng mưa

thay đổi trong mơ hình tổng hợp. Mùa mưa, tác động là nghịch biến và mùa khô

Đồ thị 5.1 Tác động biên của nhiệt độ lên thu nhập rịng nơng hộ (Mơ hình Tổng hợp) -30000 -20000 -10000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 0 10 20 30 40 50 nhiệt độ (độC)

NI(1000Đ) Mùa khô

Mùa mưa Năm

A (30,9;34.167)

B (18.7;-21.010) C(23,3;51.875)

59

tác động là đồng biến nhưng tác động phi tuyến tính của hai mùa khơng rõ ràng, do tại thời điểm khảo sát lượng mưa chưa đến cực đại và vượt qua cực đại, nên

đường xu hướng ở giai đoạn tăng và giảm ứng với mùa khô và mùa mưa. Tổng

hợp tác động của hai mùa ta có tác động của lượng mưa cả năm. Đường xu

hướng của tác động có dạng “lồi” với cực đại tại lượng mưa 25,3 mm/tháng.

Đồ thị 5.4: Tác động của lượng mưa lên thu nhập rịng

(Mơ hình tổng hợp) -100000 -80000 -60000 -40000 -20000 0 20000 40000 60000 80000 100000 10 20 30 40 Lượng mưa (mm/tháng) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 NI (1000VND) Mùa khơ Mùa mưa Năm NI (1000VND)

Tóm lại, Tác động của lượng mưa hàng năm là phi tuyến tính và nghịch biến với thu nhập rịng. Tuy nhiên, trong đó tác động trong mùa khô là đồng biến và mùa mưa nghịch biến.

So sánh xu hướng tác động: mơ hình tưới tiêu chủ động, mùa khơ tác động

của lượng mưa là đồng biến và mùa mưa là nghịch biến với thu nhập ròng. Tổng hợp tác động năm cho kết quả tác động nghịch biến, dạng phi tuyến tính khơng rõ ràng trong khoảng lượng mưa khảo sát, đường xu hướng chưa đạt tới cực đại hoặc đã vượt qua cực đại nên đường xu hướng chỉ biểu diễn thời điểm đang tăng hoặc đang giảm của thay đổi (phụ lục 12). Mơ hình tưới tiêu khơng chủ động có xu hướng là đường cong “lồi”, cực đại tại lượng mưa 202,2 mm/tháng, xu hướng thay đổi trong mùa mưa và mùa khô là như nhau nhưng mức độ khác nhau. Mùa khô tác động của lượng mưa lên thu nhập rịng trong mơ hình khơng tưới chủ

động lớn hơn mơ hình chủ động (-0,96 so với -0,16) và có ý nghĩa thống kê mức

60

10%, nghĩa là hàng năm, nếu lượng mưa tăng 1mm/tháng thì thu nhập rịng của nơng hộ sẽ giảm 1.520 đồng với mơ hình tưới tiêu khơng chủ động.

5.5.3 Tác động biên theo diện tích

Tính tốn tác động biên theo diện tích bình qn nơng hộ (ha) của các vùng

để tiện cho việc tính tốn dự báo tác động trong tương lai của BĐKH lên thu

nhập rịng của nơng hộ trong sản xuất nơng nghiệp. Từ công thức (24) kết hợp số liệu từ bảng 5.2 và 5.3 (chọn mơ hình tổng hợp), kết quả thể hiện trong bảng 5.4 như sau:

Bảng 5.4

Tác động biên của khí hậu hàng năm đến thu nhập rịng nơng hộ

Vùng Diện tích (ha/hộ) (1000 VND/ha) TĐB nhiệt độ TĐB lượng mưa (1000 VND/ha) Cả nước 0,66 -108 -0,58 ĐB Bắc Bộ 0,23 -310 -1,65 Đông Bắc 0,38 -187 -1,00 Tây Bắc 1,11 -64 -0,34 B.Trung Bộ 0,34 -210 -1,12 N.Trung Bộ 0,37 -193 -1,03 Tây Nguyên 1,46 -49 -0,26 Đ.Nam Bộ 1,33 -54 -0,29 ĐBSCL 1,18 -60 -0,29

Tác động biên theo diện tích tại các vùng khác nhau là khác nhau do diện

tích bình qn mỗi nơng hộ là khác nhau. Trung bình trên phạm vi cả nước, tác

động biên của nhiệt độ lên thu nhập ròng là -108.000đồng/ha, nghĩa là khi nhiệt độ trung bình năm tăng lên 10C thì thu nhập rịng của nơng hộ hàng năm sẽ giảm 108.000đồng/ha. Tương tự với lượng mưa, trên phạm vi cả nước, thu nhập rịng hàng năm của nơng hộ sẽ giảm 580đồng/ha khi lượng mưa tăng 1mm/tháng. Xét theo vùng cho thấy ĐBBB có tác động biên của cả nhiệt độ và lượng mưa là lớn nhất cao gấp 5-6 lần so với vùng ĐBSCL. Tây Nguyên có giá trị tác động biên nhỏ nhất cho cả nhiệt độ và lượng mưa. Như phân tích trên, diện tích bình qn

61

trên hộ gia đình tại ĐBBB lả thấp nhất vì thế có thể kết luận là các nơng hộ có diện tích canh tác nhỏ sẽ chịu tác động của BĐKH nhiều hơn hộ có diện tích lớn. Như vậy Cả hai tác động biên của nhiệt độ và lượng mưa đề nghịch chiều với thu nhập ròng, trong đó tác động nghịch chiều của nhiệt độ lớn hơn của

lương mưa.

5.6 Dự báo tác động theo kịch bản BĐKH

Kịch bản BĐKH được chọn lựa là kịch bản phát thải trung bình theo khuyến cáo của Bộ TNMT (2009) khi sử dụng để dự báo tác động bảng 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4 và 3.1 kết quả dự báo như sau:

5.6.1 Dự báo tác động của nhiệt độ

Bảng 5.5 mô tả giá trị dự báo tác động của thay đổi nhiệt độ lên thu nhập rịng nơng hộ trên hecta đất canh tác trong các mốc thời gian 2030 đến 2100. Với giá trị tác động biên “âm”, khi nhiệt độ trung bình hàng năm càng tăng thì thu

nhập rịng của nơng hộ sẽ càng giảm.

Bảng 5.5

Tác động của nhiệt độ lên thu nhập ròng (ĐVT: 1000VND/ha)

Vùng 2030 2050 2070 2100 ĐB Bắc Bộ -217 -372 -558 -743 Đông Bắc -131 -244 -356 -487 Tây Bắc -45 -77 -116 -160 B.Trung Bộ -168 -314 -440 -587 N.Trung Bộ -96 -173 -270 -366 Tây Nguyên -24 -39 -59 -78 Đ.Nam Bộ -32 -54 -54 -107 ĐBSCL -36 -60 -60 -121 Cả nước -69 -122 -173 -244

Ghi chú: Giá trị tác động = TĐB nhiệt độ bảng 5.4 x T0 dự báo bảng 2.3

Theo kịch bản trung bình BĐKH thì đến cuối thế kỷ mức tăng nhiệt độ

trung bình là 2,30C. Vì thế dự báo khi đó nếu khơng có giải pháp quản lý hiệu quả nào và khí hậu theo đúng như kịch bản thì ngành trồng trọt của Việt Nam sẽ bị giảm thu nhập ròng/ha là 244.000 đồng/ha. Tương tự ở các vùng có diện tích

62

canh tác trên nơng hộ nhỏ thì mức tác động cao hơn, như vùng ĐBBB là giảm 743.000đồng/ha, vùng Bắc Trung Bộ giảm 587.000đồng/ha. Thấp nhất là vùng Tây Nguyên chỉ giảm 78.000 đồng/ha.

Tổng giá trị tác động vào cuối thế kỷ dự báo (bảng 5.6): Đến cuối thế kỷ, với kịch bản phát thải trung bình khi nhiệt độ tăng 2,30C thì ngành nơng nghiệp Việt Nam bị thiệt hại khoảng hơn 2.340.097 triệu đồng.

Đồ thị 5.7 cho thấy tác động của nhiệt độ lê thu nhập ròng các vùng. So

sánh các vùng thì vùng ĐBBB có diện tích đất nơng nghiệp bình qn nơng hộ nhỏ nhất sẽ bị thiệt hại nhiều nhất (giảm 590.759 triệu đồng), và ít thiệt hại nhất là Tây Bắc (giảm 105.961 triệu đồng).

Đổ thị 5.7 Tác động của nhiệt độ lên thu nhập rịng

-700000 -600000 -500000 -400000 -300000 -200000 -100000 0 ĐBBB Đơng Bắc Tây Bắc B.Trung Bộ N.Trung Bộ Tây Ngun Đ.Nam Bộ ĐBSCL tr VND 2030 2050 2070 2100 Bảng 5.6

Dự báo tác động của nhiệt độ năm lên thu nhập rịng nơng hộ (ĐVT: triệu VND)

Diện tích Năm dự báo

Vùng (1000ha) 2030 2050 2070 2100 ĐBBB 794,7 -172.305 -295.380 -443.069 -590.759 Đông Bắc 760,0 -99.736 -185.224 -270.712 -370.448 Tây Bắc 660,4 -29.669 -50.862 -76.292 -105.961 B.Trung Bộ 764,4 -128.131 -240.246 -336.345 -448.460 N.Trung Bộ 1001,5 -96.415 -173.546 -269.961 -366.376 Tây Nguyên 1667,5 -40.682 -65.092 -97.638 -130.184 Đ.Nam Bộ 1393,6 -44.788 -74.647 -74.647 -149.293 ĐBSCL 2550,7 -92.396 -153.993 -153.993 -307.986 Cả nước 9592,8 -662.682 -1.170.048 -1.656.706 -2.340.097 Ghi chú: Tổng tác động = cột diện tích (bảng 5.6) * bảng 5.5

63

5.6.2 Dự báo tác động của lượng mưa

Bảng 5.7, Giá trị dự báo tác động từ 2030 đến 2100 của thay đổi lượng mưa lên thu nhập rịng nơng hộ trên hecta. Kịch bản BĐKH cho thấy lượng mưa sẽ tăng lên trong thời gian tới. Như vậy, với tác động biên của lượng mưa là “âm” tương tự như nhiêt độ nên giá trị dự báo sẽ giảm dần theo lượng mưa hàng năm tăng.

Bảng 5.7

Dự báo tác động của lượng mưa lên thu nhập rịng nơng hộ

(ĐVT: 1000 VND/ha/năm) Vùng TĐB lượng mưa 2030 2050 2070 2100 ĐBBB -1,65 -67,4 -120,2 -173,0 -231,6 Đông Bắc -1,00 -41,5 -75,0 -106,6 -146,1 Tây Bắc -0,34 -14,8 -26,7 -38,0 -51,3 B.Trung Bộ -1,11 -48,7 -88,6 -126,2 -170,5 N.Trung Bộ -1,03 -28,1 -47,7 -67,3 -89,8 Tây Nguyên -0,26 -2,0 -3,5 -5,0 -7,0 Đ.Nam Bộ -0,28 -2,2 -4,4 -6,1 -8,3 ĐBSCL -0,32 -2,3 -4,7 -6,4 -8,7 Cả nước -0,58 -16,7 -30,1 -42,4 -58,0

Ghi chú: Tác động biên lượng mưa * lượng mưa dự báo bảng 2.4

Theo kịch bản phát thải trung bình, giá trị dự báo khi lượng mưa tăng bình quân 5,2% trên cả nước vào cuối thế kỷ sẽ làm giảm thu nhập ròng của nơng hộ 58đồng/ha. Các vùng khác nhau có lượng mưa khác nhau nên mức độ tác động

cũng khác nhau. Thiệt hại nhiều nhất tại những vùng có diện tích bình qn nơng hộ nhỏ như ĐBBB và Bắc Trung Bộ. Các vùng có diện tích bình qn nơng hộ lớn chịu thiệt hại thấp hơn như vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên.

Giá trị dự báo tác động của thay đổi lượng mưa trong tương lai đến thu nhập rịng nơng hộ được tính bằng giá trị tác động biên (bảng 5.4) nhân với diện tích từng vùng (cột diện tích-bảng 5.8), kết quả thể hiện trong bảng 5.8 như sau.

64

Bảng 5.8

Dự báo tác động của lượng mưa/năm lên thu nhập ròng (ĐVT: TriệuVND)

Vùng Diện tích (1000ha) 2030 2050 2070 2100 ĐBBB 794,7 -53.586 -95.523 -137.460 -184.056 Đông Bắc 760,0 -31.504 -57.008 -81.011 -111.015 Tây Bắc 660,4 -9.755 -17.651 -25.083 -33.909 BắcTrung Bộ 764,4 -37.233 -67.696 -96.467 -130.314 N.Trung Bộ 1001,5 -28.095 -47.762 -67.429 -89.905 Tây Nguyên 1667,5 -3.314 -5.800 -8.286 -11.600 Đ.Nam Bộ 1393,6 -3.076 -6.152 -8.458 -11.534 ĐBSCL 2550,7 -5.937 -11.873 -16.326 -22.263 Cả nước 9592,8 -160.418 -288.753 -406.393 -556.116 Ghi chú: Tổng tác động = cột diện tích (bảng 5.8) * bảng 5.7

Tổng giá trị dự báo thiệt hại là 556.116 triệu đồng và cuối thế kỷ trong đó khu vực ĐBBB thiệt hại nhiều nhất (giảm 184.056 triệu đồng), khu vực Tây

nguyên và ĐNB giảm thấp nhất (giảm khoảng 11.500 triệu đồng). Tính bình

qn trên diện tích thì vùng ĐBBB có thiệt hại lớn nhất do diện tích đất nơng nghiệp ít nhất (Xem đồ thị 5.8)

Đồ thị 5.8 Tác động của lượng mưa năm lên thu nhập rịng

-200,000 -180,000 -160,000 -140,000 -120,000 -100,000 -80,000 -60,000 -40,000 -20,000 0 ĐBBB Đơng Bắc Tây Bắc B.Trung Bộ N.Trung Bộ Tây Nguyên Đ.Nam Bộ ĐBSCL tr VND 2030 2050 2070 2100

Tóm lại: Giá trị tác động biên của nhiệt độ trung bình hàng năm lên thu

nhập rịng của nơng hộ bình quân cả nước là -108.000VND/ha (-6,5USD/ha)5. Dự báo tác động đến cuối thế kỷ, theo kịch bản phát thải trung bình thiệt hại khi

65

nhiệt độ tăng lên 2,30C là 2.340 tỷ VND (140 triệu USD), chiếm hơn 80% tổng tác động. Và giá trị tác động biên của lượng mưa hàng năm (tăng 1mm/tháng) là - 580đồng/ha. Dự báo đến cuối thế kỷ khi lượng mưa tăng bình quân 5,2% thì thiệt hại khoảng 556 tỷ VND (33 triệu USD). Tổng giá trị thiệt hại bằng 2.900 tỷ

đồng (173 triệu USD) theo kịch bản phát thải trung bình B2. Dự báo theo kịch

bản phát thải từ thấp B1 đến cao A2, cuối thế kỷ nhiệt độ trung bình tăng lên từ 1,5 – 2,90C và lượng mưa tăng từ 3,4 – 6,6% thì ngành nơng nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại từ 2.000 – 3.700 tỷ đồng (khoảng 115 đến 220 triệu USD) hoặc thiệt hại từ 0,6 - 1,3% GDP (Giả định GDP Việt Nam tăng bình quân 3% từ nay đến 2100, và giá trị gốc là năm 2008). Nếu GDP Việt Nam tăng bình quân trên 3,5% từ nay đến cuối thế kỷ thì thiệt hại do nhiệt độ và lượng mưa tăng dưới 1%GDP).

5.7 Thảo luận đánh giá kết quả nghiên cứu

Trước hết, phần này xem xét kết quả nghiên cứu có khác biệt với giá thực tế cùng thời điểm thu thập số liệu hay không? Như đã biết, số liệu VHLSS 2008 được thu thập thanh hai đợt vào tháng 5/2008 (chiếm hơn 2/3) và tháng 9/2008.

Các thông tin thu thập từ nông dân là số liệu của 12 tháng trước đó (thực tế là số liệu thu nhập – chi tiêu của mỗi hộ gia đình và năm 2007). Vì thế giá cả thị trường thực tế được xem xét vào năm 2007. Theo Tổng cục thống kê (2009), chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam năm 2007 là 8,3%; năm 2006 là 7,4% năm 2005 là 8,4% và năm 2004 là 7,8%. GDP của Việt Nam năm 2007 tăng 8,5%, năm 2006 là 8,2 %, năm 2005 la 8,4% năm 2004 là 7,4%. Như vậy nhìn chung các chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập ngành trồng trọt việt nam , mô hình ricardian (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)