Phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.2. kết quả phân tích thực nghiệm

4.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp

Tơi kiểm tra tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp bằng mơ hình sau: πit= α + β1* dummyDIVERit + β2 * LDTAit + β3* EBITsalesit + β4* SIZEit +β5*CAPXsalesit * + νit

Phương trình hồi quy được xử lý bằng phần mềm Eview 5.1. Những kết quả chính của mơ hình sẽ được trình bày dưới đây

4.2.1.1. Hồi quy theo TobinQ

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo TobinQ

Biến phụ thuộc là TobinQ, biến độc lập là biến đa dạng hóa(Dummydiver), các biến kiểm sốt gồm: Size, LDTA, Ebitsales, Capexsales

Dependent Variable: TobinQ Method: Panel Least Squares Date: 10/14/12 Time: 10:28 Sample: 2008 2011

Cross-sections included: 291

Total panel (unbalanced) observations: 872

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.835343 0.554786 3.308197 0.0010 DUMMYDIVER 0.304066 0.105690 2.876952 0.0041 SIZE -0.127807 0.096289 -1.327319 0.1848 LDTA 0.909721 0.273676 3.324085 0.0009 CAPEXSALES -0.151226 0.139552 -1.083647 0.2788 EBITSALES -0.002271 0.007259 -0.312867 0.7545 Effects Specification Period fixed (dummy variables)

R-squared 0.350200 Mean dependent var 1.270361 Adjusted R-squared 0.263257 S.D. dependent var 1.368465 S.E. of regression 1.350380 Akaike info criterion 3.448917 Sum squared resid 1573.704 Schwarz criterion 3.498157 Log likelihood -1494.728 F-statistic 3.935761 Durbin-Watson stat 1.868072 Prob(F-statistic) 0.000139

Từ kết quả hồi quy ở trên ta thấy rằng đa dạng hóa có tác động đến giá trị doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 1% và giữa đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp có mối tương quan dương, tức đa dạng hóa sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp gia tăng. Điều này cũng phù hợp với kết quả thống kê mô tả ở trên khi cho thấy rằng giá trị tobinQ của các cơng ty đa dạng hóa thì cao hơn so với các cơng ty tập trung khoảng 20%.

Các đặc tính của cơng ty hầu như không tác động đến giá trị doanh nghiệp trừ chỉ tiêu LDTA là có ý nghĩa ở mức 1%. Giữa LTDA và tobinQ có mối tương quan dương khá lớn (β=0,91), điều này thì phù hợp với nghiên cứu của Lewellen(1971) khi cho rằng khả năng vay nợ sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp. Bởi vì khi vay nợ gia tăng thì lợi ích từ tấm chắn thuế nhận được sẽ gia tăng từ đó sẽ làm cho giá trị doanh nghiệp gia tăng. Các chỉ tiêu còn lại hầu như khơng có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Nhưng do đây là những biến kiểm sốt nên tơi sẽ khơng loại bỏ khỏi mơ hình.

4.2.1.2. Hồi quy theo ROA

Bảng 4.5: Kết quả chạy hồi quy theo ROA được thể hiện như sau:

Biến phụ thuộc là ROA, biến độc lập là biến đa dạng hóa(Dummydiver), các biến kiểm sốt gồm: Size, LDTA, Ebitsales, Capexsales

Dependent Variable: ROA Method: Panel Least Squares Date: 10/14/12 Time: 11:22 Sample: 2008 2011

Cross-sections included: 291

Total panel (unbalanced) observations: 872

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.501288 0.066968 7.485429 0.0000 DUMMYDIVER 0.008365 0.012758 0.655649 0.5122 SIZE -0.074482 0.011623 -6.408081 0.0000 LDTA 0.185572 0.033035 5.617366 0.0000 EBITSALES -4.82E-05 0.000876 -0.055063 0.9561 CAPEXSALES -0.021275 0.016845 -1.262974 0.2069 Effects Specification Period fixed (dummy variables)

R-squared 0.607534 Mean dependent var 0.079962 Adjusted R-squared 0.582890 S.D. dependent var 0.168028 S.E. of regression 0.163005 Akaike info criterion -0.779806 Sum squared resid 22.93042 Schwarz criterion -0.730566 Log likelihood 348.9954 F-statistic 7.812910 Durbin-Watson stat 1.185048 Prob(F-statistic) 0.000000

Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của chỉ tiêu ROA cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo kết quả chạy hồi quy theo ROA thì ta thấy rằng đa dạng hóa khơng tác động gì tới hiệu quả của doanh nghiệp. Điều này phù hợp với kết quả của thống kê mô tả khi ta thấy rằng khơng có sự khác biệt trong kết quả ROA giữa các cơng ty đa dạng hóa và cơng ty đơn ngành.

Trong các biến đặc tính của cơng ty chỉ có biến quy mơ và khả năng vay nợ là có ý nghĩa thống kê, các biến cịn lại khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ kết quả trên ta thấy rằng biến quy mơ có mối tương quan nghịch biến với ROA, điều này cho thấy rằng việc gia tăng quy mô sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này là khá đúng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Tiền thân của các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, cho nên việc hình thành tập đồn kinh tế tư nhân là kết quả của quá trình phát triển, tích tụ và tập trung tư bản trong cơ chế thị trường. Khi nhu cầu về chun mơn hóa, tích tụ về vốn, năng lực quản lý và cạnh tranh quốc tế lớn đến một mức độ nhất định, mơ hình tập đồn kinh tế sẽ là lựa chọn tất yếu nhằm mục tiêu hoạt động hiệu quả hơn. Rất nhiều tuyên bố chiến lược của nhiều công ty lớn nhấn mạnh đến mục tiêu đứng trong top mấy của ngành hoặc trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành. Nhiều tập đoàn xác định trong danh mục đầu tư của họ bắt buộc phải có những ngành “hot” như: bất động sản, chứng khoán, ngân hàng hay bảo hiểm. Điều này khiến cho hệ thống tập trung vào việc mở rộng quy mô bằng kinh doanh đa dạng hố nhưng nhiều khoản đầu tư khơng có luận chứng về lợi thế cạnh tranh rõ ràng, từ đó dẫn đến những yếu kém trong thực thi và tỷ suất lợi nhuận thấp. Rất nhiều doanh nghiệp có sự

gia tăng nhanh chóng quy mơ tài sản nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm sút. Như vậy, các công ty khi xây dựng chiến lược tăng trưởng phải đặt mục tiêu hàng đầu là hiệu quả, là sự gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Những công ty tăng trưởng hiệu quả thường là những công ty đầu tư lớn cho ngành kinh doanh có thế mạnh, tức là tập trung hố thay vì đa dạng hố quá mức.

Khả năng vay nợ lại có tương quan dương với hiệu quả hoạt động của các công ty, điều này cho thấy những lợi ích của việc vay nợ sẽ giúp cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp gia tăng.Các doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn thì khả năng lựa chọn được những dự án tốt càng nhiều do đó lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng. Theo như lập luận của Lewellen (1971) cho rằng các cơng ty đa dạng hóa sẽ có khả năng vay nợ cao hơn điều này là do cơng ty có nhiều bảo đảm trong tài sản thế chấp hơn, đồng thời do công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực nên khi hoạt động của lĩnh vực này khơng được tốt thì có thể dùng dòng tiền của lĩnh vực khác bù đắp vào điều này làm cho dòng tiền trong cơng ty đa ngành ít bị biến động hơn khi so với các công ty đơn ngành chỉ hoạt động trong một lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)