Phân tích mối quan hệ giữa mức độ đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.2. kết quả phân tích thực nghiệm

4.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa mức độ đa dạng hóa và giá trị doanh nghiệp

Phần này tôi sẽ sử dụng số liệu bảng các cơng ty đa dạng hóa, biến độc lập là biến mức độ đa dạng hóa, biến này sẽ nhận giá trị là 0 nếu số ngành của công ty từ 2-3 ngành và ngược lại sẽ nhận giá trị là 1, biến phụ thuộc là tobinQ và ROA, các biến kiểm sốt gồm quy mơ cơng ty(Size), LDTA, Ebitsales, Capexsales

Bảng 4.6 và 4.7 là kết quả hồi quy theo TobinQ và ROA

Bảng 4.6: Mức độ đa dạng hóa tác động tới TobinQ

Dependent Variable: TobinQ Method: Panel Least Squares Date: 10/15/12 Time: 16:49 Sample: 2008 2011

Cross-sections included: 88

Total panel (unbalanced) observations: 274

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.870712 1.409874 2.036149 0.0427 DUMMY_MOSTDIVER 0.642792 0.390607 1.645625 0.0110

SIZE -0.278429 0.230601 -1.207406 0.2284 LDTA 1.857581 0.700534 2.651664 0.0085 EBITSALES -0.002035 0.011890 -0.171134 0.8642 CAPEXSALES -0.454874 0.487110 -0.933821 0.3512

Effects Specification Period fixed (dummy variables)

R-squared 0.505619 Mean dependent var 1.471512 Adjusted R-squared 0.427110 S.D. dependent var 2.234918 S.E. of regression 2.204416 Akaike info criterion 4.451097 Sum squared resid 1287.754 Schwarz criterion 4.569776 Log likelihood -600.8003 F-statistic 1.950904 Durbin-Watson stat 0.909568 Prob(F-statistic) 0.005295

Bảng 4.7: Mức độ đa dạng hóa tác động đến ROA

Dependent Variable: ROA Method: Panel Least Squares Date: 10/15/12 Time: 16:50 Sample: 2008 2011

Cross-sections included: 88

Total panel (unbalanced) observations: 274

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.635514 0.136441 4.657803 0.0000 DUMMY_MOSTDIVER 0.060343 0.037801 1.596337 0.0116 SIZE -0.104129 0.022316 -4.666005 0.0000 LDTA 0.523574 0.067794 7.722983 0.0000 EBITSALES -2.94E-05 0.001151 -0.025582 0.9796 CAPEXSALES -0.068103 0.047140 -1.444694 0.1497 Effects Specification Period fixed (dummy variables)

R-squared 0.323384 Mean dependent var 0.069918 Adjusted R-squared 0.299939 S.D. dependent var 0.238504 S.E. of regression 0.213333 Akaike info criterion -0.219634 Sum squared resid 12.06036 Schwarz criterion -0.100954 Log likelihood 39.08981 F-statistic 9.528009 Durbin-Watson stat 1.162389 Prob(F-statistic) 0.000000

Bảng này cho ta thấy mức độ đa dạng hóa tác động như thế nào. Theo kết quả chạy hồi quy trên ta thấy rằng khi mức độ đa dạng hóa đủ lớn thì sẽ tác động đến ROA cũng như tobinQ và điều này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này thì phù hợp với mơ tả thống kê ở bên trên. Đồng thời ở đây ta cũng nhận thấy rằng hầu hết các cơng ty đa dạng hóa đều có mối tương quan dương đến TobinQ và ROA. Điều này có được do một số các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi làn sóng

đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh, nhiều ngành nghề mới được hình thành, nhiều lĩnh vực có tiềm năng chưa được khai thác triệt để, rào cản gia nhập ngành chưa sâu…, mang đến nhiều tiềm năng, cơ hội, đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn và mới cho các doanh nghiệp ở cả thị trường trong nước, và thị trường quốc tế. Cơ hội đó cho phép các doanh nghiệp tham gia và khẳng định mình trong các lĩnh vực đầu tư mới.

Thứ hai: Việc các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hoá

hoạt động, sản phẩm, khai thác đối tác và thị trường có triển vọng, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình.

Thứ ba: trong bối cảnh thị trường thay đổi rất nhanh, việc kinh doanh đa ngành,

đa lĩnh vực là một trong những chiến lược, định hướng lâu dài cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, kể cả những doanh nghiệp lớn chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thống, vì chúng cho phép doanh nghiệp năng động nắm bắt và thực hiện những hoạt động mới, giúp doanh nghiệp phát huy các nguồn lực bên trong, huy động nguồn lực bên ngoài, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, góp phần phát triển thị trường, tạo thế, tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Thực tế cũng chứng minh cho điều này khi hầu hết các công ty lớn, thành đạt trên thế giới đều hoạt động theo hướng đa dạng hóa, chẳng hạn như Sony, tập đồn kinh tế hàng đầu Nhật Bản, nổi tiếng với các sản phẩm điện tử nhưng hãng cũng chẳng từ việc kinh doanh sang các lĩnh vực khác, thậm chí cả lĩnh vực phim ảnh. Sony đã mua hãng phim OBS (Columbia Braaderssting System) với giá 2 tỷ USD để độc quyền tung ra khắp thế giới đĩa hát, băng video, đĩa CD ca nhạc mà trước đây CBS giữ vị trí số 1

toàn cầu. Ngay cả hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ, Rolex, hiện nắm giữ 1/3 công nghệ sản xuất đồng hồ trên thế giới, cũng đang kinh doanh cả lĩnh vực chế tạo ôtô. Rolex dự định phối hợp với một số hãng sản xuất khác tung ra thị trường một loại xe ơtơ có giá khoảng 50.000 USD nhằm thu thêm từ 3 đến 5 triệu USD lợi nhuận từ lĩnh vực mới này mỗi năm. Cịn Salim, tập đồn kinh tế hàng đầu Indonesia, mặc dù lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là công nghiệp chăn nuôi lợn, gà đến nuôi cá sấu, nhưng ban lãnh đạo Salim hết sức nhạy bén và thực tế trong kinh doanh. Salim đã đa dạng hố các loại hình kinh doanh để ln chủ động chớp lấy những cơ may của thời cuộc. Vì thế nhiều cơng ty con của Salim đã đầu tư phát triển cả các lĩnh vực máy tính, điện tử, trồng hoa, trông cây, sản xuất dụng cụ gia đình, dệt len,... cho đến kinh doanh cả ngành du lịch nữa. Công ty Siamcpmentcocsec của Thái Lan là công ty sản xuất xi măng lớn nhất Đông Nam Á, nhưng ngoài xi măng, Siamcpmentcocsec cịn đầu tư cả vào lĩnh vực thiết bị vơ tuyến và làm đầu, thậm chí cịn đầu tư vào xây dựng cả nhà máy ngói trị giá trên 1 tỷ bath. Gần đây, Siamcpmentcocsec còn thành lập một số công ty con để kinh doanh ở các thị trường Đông Âu, Trung Quốc và Mỹ.

Như vậy, có thể nói kinh doanh đa chiều khơng chỉ gồm kinh doanh nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khơng liên quan đến nhau, mà cịn cả việc kinh doanh các thứ hàng hố có mối quan hệ nghiệp vụ với nhau. Theo nhiều thống kê thì kinh doanh đa chiều như thế sẽ thu được lợi nhuận cao gấp hàng chục lần so với chỉ kinh doanh đơn thuần một mặt hàng nào đó. Vì thế, ở Việt Nam, cần khuyến khích các cơng ty kinh doanh đa dạng nhằm hình thành nên các tập đồn kinh tế mạnh có đủ sức mạnh cạnh tranh với thị trường thế giới và có điều kiện ứng dụng triển khai các cơng nghệ mới nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đa dạng hóa đến giá trị doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)