Kết quả ước lượng mơ hình FGLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đông nam á (Trang 48 - 53)

Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Kiểm định Z P-value

thue 0.0183927 0.0064406 2.86 0.004 nocp -0.0131382 0.004008 -3.28 0.001 chicp -0.0356341 0.007623 -4.67 0.000 fdi 0.043133 0.0158405 2.72 0.006 lp -0.0172136 0.0103772 -1.66 0.097 constant 8.644303 0.31022 27.87 0.000

Wald Chi2 (5) = 32.77; p-value = 0.000

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 12

Các kiểm định về ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc cụ thể như sau:

H1: Số thu thuế tăng thì tăng trưởng kinh tế giảm.

Hệ số của biến tỷ lệ % giữa tổng thu thuế và GDP (thue) là 0.0183927 và Z-Test nhận giá trị 2.86 với p-value nhỏ hơn 0.05. Do vậy, có thể kết luận số thu thuế tăng thì tăng trưởng kinh tế tăng và kết luận này mang ý nghĩa thống kê. Giả thuyết H1 cho rằng số thu thuế tăng thì tăng trưởng kinh tế giảm. Do vậy, giả thuyết H1 bị bác bỏ.

H2: Nợ chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Hệ số của biến tỷ lệ % giữa nợ chính phủ và GDP (nocp) là -0.0131382 và Z-Test nhận giá trị -3.28 với p-value nhỏ hơn 0.05. Do vậy, có thể kết luận số nợ chính phủ tăng thì tăng trưởng kinh tế giảm và kết luận này mang ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H2 được chấp thuận.

H3: Chi chính phủ tăng lên một lúc nào đó thì tăng trưởng giảm đi.

Hệ số của biến tỷ lệ % giữa chi tiêu của chính phủ và GDP (chicp) là - 0.0356341 và Z-Test nhận giá trị -4.67 với p-value nhỏ hơn 0.05. Do vậy, có thể kết luận số chi chính phủ tăng thì tăng trưởng kinh tế giảm và kết luận này mang ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận.

H4: Đầu tư trực tiếp nước ngồi càng tăng thì tăng trưởng kinh tế càng tăng.

Hệ số của biến tỷ lệ % giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và GDP (fdi) là 0.043133 và Z-Test nhận giá trị 2.72 với p-value nhỏ hơn 0.05. Do vậy, có thể kết luận dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tăng thì tăng trưởng kinh tế tăng và kết luận này mang ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận.

H5: Khi lạm phát tăng thì tăng trưởng giảm.

Hệ số của tỷ lệ lạm phát (lp) là -.0172136 và Z-Test nhận giá trị -1.66 với p-value lớn hơn 0.05. Do vậy, có thể kết luận khi lạm phát tăng thì tăng trưởng kinh tế giảm và kết luận này không mang ý nghĩa thống kê. Do vậy, giả thuyết H5 bị bác bỏ.

4.6. Thảo luận

Kết quả thực nghiệm cung cấp chứng minh rằng thuế có quan hệ đến tăng trưởng kinh tế ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả này tương đồng với giả thuyết tác giả đưa ra. Theo kết quả nghiên cứu thì tổng số thu thuế có hiệu quả tích cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này trái với nghiên cứu của Young Lee & Roger Gordon (2005) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Hans Fricke, Bernd Süssmuth (2016). Tuy nhiên, việc chú trọng vào số thu thuế cần ở mức độ hợp lý, phù hợp với nền kinh tế của từng nước chứ không phải cứ chú trọng tăng thu thuế sẽ cho ra kết quả mong đợi.

Cũng được chứng minh bởi kết quả các mơ hình hồi quy, đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này tương đồng với giả thuyết tác giả đưa ra. Điều này rất dễ hiểu, khi dòng vốn FDI tăng lên sẽ làm cho các doanh nghiệp có nhiều vốn để gia tăng sản xuất hơn, sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Qua thực nghiệm cho ta thấy, hoạt động của FDI trong thời gian qua đã thực sự có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đơng Nam Á, có vị trí quan trọng, góp phần làm chuyển biến nền kinh tế trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.

Nợ chính phủ và chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả này tương đồng với giả thuyết tác giả đưa ra. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Reinhart, Reinhart và Rogoff (2012) về mối quan hệ thống kê giữa nợ công và tăng trưởng GDP trong dài hạn, cho thấy mối quan hệ này là yếu nếu nợ công ở mức dưới 90% GDP; trong trường hợp nợ công vượt ngưỡng trên 90% GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giảm 1%.

Lạm phát có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế. Kết quả thực nghiệm tương đồng với nghiên cứu của Manoel Bittencourt (2010).

Qua nghiên cứu cho thấy, các quốc gia không chỉ đối diện với các điều kiện ban đầu khác nhau mà cịn có sự tác động khác nhau đến tăng trưởng kinh tế. Như vậy, với hoàn cảnh kinh tế – xã hội, văn hóa và mức sống khác nhau nên thuế tác động đến tăng trưởng kinh tế ở các nước cũng khác nhau về cách thức và mức độ.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

Với bộ dữ liệu 128 quan sát từ 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001 – 2016, kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số thu thuế tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia; các yếu tố như nợ của chính phủ, chi tiêu của chính phủ, đầu tư trực tiếp nước ngồi, lạm phát đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó chỉ có đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động này trở thành cơng cụ quan trọng cho q trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, nhà nước cần chú trọng đến việc hồn thiện các chính sách thuế. Sự hồn thiện chính sách thuế ở mỗi quốc gia có thể đem lại những hiệu quả khác nhau bởi có sự liên quan đến nhiều yếu tố trong hoạch định chính sách thuế. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của thuế, thúc đẩy công cụ này trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho sự quản lý nhà nước và đồng thời thu hút đầu tư trong và ngoài nước của mỗi quốc gia.

5.2. Đề xuất

Hệ thống thuế là sự kết hợp của chính sách thuế và quản lý thuế – là trọng tâm của chính sách tài chính thành cơng và quản lý chung của khu vực công. Doanh thu thuế q ít có thể gây khó khăn cho chính phủ các quốc gia về chi tiêu liên quan đến các lĩnh vực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, bao gồm cơ sở hạ tầng công cộng và đầu tư tạo nguồn vốn con người thông qua giáo dục và y tế. Nhưng bên cạnh đó, gánh nặng thuế quá cao cũng có thể gây ra bất lợi cho

nền kinh tế. Thu nhập từ thuế có thể được nâng lên với sự biến dạng tối thiểu trong nền kinh tế, hoặc có thể mang lại thiệt hại hơn cả phúc lợi do chính sách kém.

Thành phần của thuế cũng rất nhiều, phụ thuộc và từng quốc gia để có những loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế an sinh xã hội, ... Tuy nhiên, ở khu vực Đơng Nam Á nói riêng và châu Á nói chung thì chủ yếu là thuế gián thu chiếm ưu thế. Trong đó thuế đánh vào thương mại vẫn còn khá quan trọng và các khoản thuế gián thu trong nước đã tăng trưởng nhanh hơn so với thuế trực thu.

Việc xem xét chính sách thuế cho ta thấy cần xem xét theo tình hình của từng loại thuế của từng quốc gia vì mỗi nước có một mức thuế suất khác nhau, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Việc cải cách thuế có thể được thực hiện dưới hình thức đơn giản hóa thuế thơng qua các cơ sở thuế rộng hơn và thuế suất cao hơn một chút. Khi luật thuế khơng rõ ràng, việc quản lý thuế địi hỏi cả chính sách thuế tốt hơn và hệ thống quản lý thuế hiệu quả hơn. Việc cải cách quản lý thuế có thể thơng qua các chính sách như:

- Nâng cao hiệu quả, tính vẹn tồn của hệ thống quản lý thuế. - Cải thiện tính cơng bằng của hệ thống thuế.

- Mở rộng cơ sở thuế.

- Cải thiện việc tuân thủ thuế: Hiện nay đã xảy ra rất nhiều cơng ty tìm cách trốn thuế và gian lận thuế nên đòi hỏi việc quản lý và xem xét việc tuân thủ thuế của các công ty xun quốc gia là rất khó khăn.

Chính phủ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng tổng số thu thuế như:

- Tập trung hồn thiện chính sách thuế, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp cảm thấy mình đóng thuế ít hơn nên đầu vào sản xuất

kinh doanh nhiều hơn làm cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúc này lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và chính phủ lại thu được thuế nhiều hơn. Vì vậy luật thuế thu nhập doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thuế đến tăng trưởng kinh tế các quốc gia đông nam á (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)