CHƯƠNG 3 : MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa theo các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước ở chương 2, kết hợp với tình hình giáo dục thực tế ở Việt Nam, nghiên cứu đưa ra những giả thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
3.3.1 Yếu tố kinh tế - xã hội
Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động đến chi giáo dục bao gồm thu nhập, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ.
Thu nhập là một yếu tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục, bởi nó thể hiện khả năng chi trả của phụ huynh cho trẻ em đi học để các em có những điều kiện cần thiết khi tham gia học tập. Thơng thường, với thu nhập thấp hơn thì sẽ gặp nhiều hạn chế và khó khăn hơn trong việc chi tiêu cho giáo dục, khi bậc học càng cao tương đương với chi phí cho việc học càng lớn và những người có mức thu nhập thấp thì thường cho trẻ hồn thành trình độ giáo dục thấp hơn so với những nhóm có mức thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (Fernandez và Kambhampati, 2017; Acar et al., 2016; Chi và Qian, 2016; Tanel và Bircan, 2006), đều tìm thấy sự tác động tích cực của thu nhập lên chi tiêu giáo dục. Do đó, yếu tố thu nhập xem như là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến chi tiêu cho giáo dục. Tuy nhiên đối với biến tỷ lệ giáo dục trên tổng thu nhập thì mối quan hệ giữa thu nhập và tỷ lệ này khơng hẳn phải tác động cùng chiều, có nghĩa khi thu nhập tăng (giảm) thì tỷ lệ chi cho giáo dục khơng nhất thiết phải tăng (giảm) theo, tỷ lệ chi cho giáo dục còn phụ thuộc vào sự thay đổi tỷ lệ chi tiêu cho các mặt hàng khác trong
ngân sách của hộ gia đình. Vì vậy, trong bài viết, chúng ta kỳ vọng thu nhập sẽ đóng vai trị tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục, còn tác động đối với tỷ lệ giáo dục thì chưa rõ ràng.
Bên cạnh đó, trình độ học vấn chủ hộ cao hơn được kỳ vọng dẫn đến chi tiêu giáo dục cũng như tỷ lệ chi tiêu giáo dục cao hơn. Trên thực tế, người chủ hộ có học thức cao có thể ý thức hơn về tầm quan trọng của giáo dục và do đó có thể chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con cái của họ (Acar et al., 2016). Hơn nữa, nghề nghiệp của chủ hộ đóng vai trị rất quan trọng, Chủ hộ với trình độ trung học hoặc đại học trở lên và có nghề nghiệp là cán bộ, trung cấp chuyên nghiệp được tìm thấy sẽ chi tiêu nhiều hơn vào giáo dục trẻ em so với những người không trong lực lượng lao động (Rizk và Ali, 2014). Do đó, giả thuyết đặt ra trong bài viết là chủ hộ làm lãnh đạo hoặc nghề nghiệp chun mơn bậc cao có xu hướng chi tiêu nhiều cho giáo dục của con cái hơn chủ hộ là công nhân hoặc nông dân.
3.3.2 Yếu tố nhân khẩu học
Tilak (2002) cho rằng “phụ nữ thường phải đối mặt với những bất lợi thu nhập trong thị trường lao động nên nhận thức của họ đối với vốn nhân lực có thể lớn hơn so với các chủ hộ là nam”. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Acerenza và Gandelman (2016); Zhao và Glewwe (2009) cũng chỉ ra rằng, chủ hộ là người mẹ có tác động mạnh mẽ đối với giáo dục trẻ em. Bài viết đưa ra giả thuyết rằng phụ nữ là chủ hộ sẽ có sự chi tiêu cho giáo dục cao hơn so với chủ hộ là nam giới.
Đối với yếu tố dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc lớn nhỏ và nhóm người nước ngồi cùng sinh sống với đa sắc màu văn hóa, trong đó chủ yếu là người Kinh, dân tộc chính, chiếm 86.2% tổng dân số còn lại là các dân tộc thiểu số khác. Theo số liệu tính tốn từ VHLSS 2016, chi tiêu bình quân cho mỗi người đi học của người Kinh là 6.2 triệu đồng hơn gấp 3 lần so với các dân tộc thiểu số khác (1.6 triệu đồng) và tỷ lệ đi học trung học phổ thông theo đúng tuổi của các dân tộc thiểu số cũng rất thấp (chỉ 40.53%) so với dân tộc Kinh (75.2%). Do đó, các hộ gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các văn hóa, trình độ của chính dân tộc mình và chúng ta kỳ vọng rằng người Kinh sẽ chi nhiều hơn cho giáo dục so với nhóm dân tộc thiểu số khác.
Bên cạnh đó, các hộ có nhiều thế hệ sống chung với nhau hay những hộ nghèo đông con (thông thường những hộ nghèo thường đơng con hơn so với các hộ có thu nhập
cao) có thể chỉ phân bổ phần nhỏ thu nhập của họ vào chi tiêu giáo dục cho các (Acar et al., 2016). Tương tự, Tilak (2002) cũng đề cập, gánh nặng quy mơ hộ gia đình tăng lên, các hộ gia đình khơng thể chi nhiều cho giáo dục vì nhu cầu tài nguyên cho các mục đích sử dụng khác tăng lên, lúc này quy mơ hộ gia đình lại có tác động tiêu cực đến tỷ lệ giáo dục. Vì vậy, quy mơ gia đình tăng được kỳ vọng là có tác động tiêu cực lên chi tiêu giáo dục cho trẻ.
Số lượng trẻ ở nhóm tuổi lớn hơn làm tăng chi phí giáo dục hơn so với trẻ em mầm non (Andreou, 2012), sự tác động tích cực của số lượng trẻ em lên chi tiêu giáo dục cũng được đề cập trong các nghiên cứu thực nghiệm (Acerenza và Gandelman 2016; Grimm, 2011; Tilak, 2002; Huston, 1995). Trong bài viết này cũng đặt ra giả thuyết tương tự, cụ thể hơn là số lượng trẻ em đang đi học trong hộ gia đình càng đơng sẽ càng làm tăng chi tiêu giáo dục của hộ.
3.3.3 Yếu tố địa lý
Mức chi tiêu giáo dục trên bình quân đầu người ở khu vực đô thị thường cao hơn ở khu vực nông thôn gấp hơn 2 lần (năm 2016 ở khu vực đô thị là 9.1 triệu đồng so với nông thôn là 3.7 triệu đồng) (Theo khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2016 của Tổng Cục thống kê).
Ngoài ra, cịn có sự khác biệt đáng kể về trình độ học vấn cũng như tỷ lệ nhập học giữa các vùng. Hai vùng có mức phát triển kinh tế - xã hội cao nhất cũng là nơi có học vấn cao là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2016, tỷ lệ học trung học phổ thông đúng tuổi của Đồng bằng sông Hồng là 84%, vùng Đông Nam Bộ là 71.95%, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tỷ lệ nhập học cũng khá cao 71.62%. Vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc có thể do khó khăn trong việc đi lại hoặc kinh tế hạn chế nên ba vùng này có tỷ lệ nhập học thấp hơn so với các vùng còn lại.
Từ những sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục cũng như tỷ lệ nhập học của các vùng và khu vực chúng ta kỳ vọng trong bài nghiên cứu, các yếu tố địa lý sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục ở Việt Nam.
Bảng 3.1 Mô tả các biến tác động đến chi tiêu giáo dục
Tên biến độc lập Mô tả biến Đơn vị
Kỳ vọng chi tiêu Kỳ vọng tỷ lệ
Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người của hộ năm
2016 1000 đ (+) (?)
Thu nhập nhóm 1 (nhom1)
Hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập bình qn đầu người thấp nhất thì nhận giá trị 1, ngược lại là 0.
Biến giả Thu nhập nhóm 2
(nhom2)
1 nếu hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người thuộc nhóm 2, khác 0.
Biến giả Thu nhập nhóm 3
(nhom3)
1 nếu hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người thuộc nhóm 3, khác 0.
Biến giả Thu nhập nhóm 4
(nhom4)
1 nếu hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người thuộc nhóm 4, khác 0.
Biến giả Thu nhập nhóm 5
(nhom5)
Hộ gia đình thuộc nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thì nhận giá trị 1, ngược lại 0.
Biến giả
Trình độ học vấn chủ hộ Năm (+) (+)
Không bằng cấp (0) Chủ hộ khơng có bằng cấp hoặc số năm đi
học dưới 5 năm thì học vấn nhận giá trị 0. Năm Tốt nghiệp Tiểu học
(5)
Số năm đi học chủ hộ từ 5-8 năm thì trình
độ học vấn nhận giá trị 5. Năm Tốt nghiệp THCS (9) Số năm đi học của chủ hộ là 9-11 năm thì trình độ học vấn có giá trị là 9. Năm Tốt nghiệp THPT
(12)
Chủ hộ có số năm đi học là 12 năm và khơng có bằng cấp nào khác thì học vấn nhận giá trị 12. Năm Cao Đẳng trở lên (15) Chủ hộ có bằng cấp cao nhất là Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ hoặc Tiến sĩ thì học vấn nhận giá trị 15.
Năm
Nghề nghiệp chủ hộ (+) (+)
Chuyên môn (chuyenmon)
1 nếu CH là lãnh đạo hoặc là nhà chuyên môn bậc cao/ trung trong các lĩnh vực, 0 khác.
Biến giả Công nhân
(congnhan)
1 nếu chủ hộ làm việc trong nhà máy, công ty, công ty tư nhân như một công nhân, 0 khác.
Biến giả Nông dân
(nongdan)
1 nếu chủ gia đình là lao động giản đơn/làm việc như một nông dân trong ngành nông, lâm và thủy sản, 0 khác.
Biến giả Giới tính chủ hộ
(gioitinhch) 1 nếu chủ hộ là nam và 0 là khác. Biến giả (-) (-)
Dân tộc (Dantoc)
1 nếu hộ gia đình là người Kinh- dân tộc chính của Việt Nam và 0 là khác.
Biến
Quy mô hộ
(quymo) Tổng số người trong hộ. Người (-) (-)
Số lượng trẻ (soluongtre)
Tổng số trẻ em đang đi học từ 6 đến 18
tuổi trong hộ gia đình. Trẻ (+) (+)
Khu vực (khuvuc) 1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị và 0 là khác. Biến giả (+) (+) Vùng sinh sống (?) (?) Đồng bằng sông Hồng (vung1)
1 nếu hộ gia đình là cư dân đồng bằng sông Hồng, 0 là khác.
Biến giả Trung du và miền núi
phía Bắc (vung2)
1 nếu hộ gia đình đang sống ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, 0 là khác.
Biến giả Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung (vung3)
1 nếu hộ gia đình đang sống ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, 0 là khác.
Biến giả Tây Nguyên
(vung4)
1 nếu hộ gia đình đang sống ở vùng Tây Nguyên, 0 là khác.
Biến giả Đông Nam Bộ
(vung5)
1 nếu hộ gia đình đang sống ở Đông Nam Bộ, 0 là khác.
Biến giả Đồng bằng sơng Cửu
Long (vung6)
1 nếu hộ gia đình đang sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, 0 là khác.
Biến giả
Nguồn: tác giả tính tốn từ VHLSS 2016
Trong đó:
- Dấu “+”: biến độc lập tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc. - Dấu “-”: biến độc lập tỉ lệ nghịch với biến phụ thuộc. - Dấu “?”: chưa xác định