.1 Chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục theo thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục ở việt nam (Trang 39)

Nhóm thu nhập Số quan sát Thu nhập bình quân đầu người (1000 VNĐ) Chi tiêu giáo dục (1000 VNĐ) Tỷ lệ chi tiêu giáo dục/ thu nhập (%)

Trung bình Trung bình Trung bình

Nhóm 1 972 8,270 1,902 22.99

Nhóm 2 975 15,952 3,744 23.47

Nhóm 3 972 24,545 5,725 23.36

Nhóm 4 969 35,479 7,667 21.60

Nhóm 5 971 70,800 12,605 17.80

Nguồn: tác giả tính tốn từ VHLSS 2016

4.1.2 Chi giáo dục theo trình độ học vấn chủ hộ

Hình 4.1 cho thấy sự chênh lệch trong chi tiêu cũng như tỷ lệ chi tiêu giáo dục giữa các nhóm trình độ học vấn chủ hộ khác nhau. Về giá trị tuyệt đối của chi tiêu giáo dục, chủ hộ có học vấn càng cao thì chi phí dành cho giáo dục của con cái càng cao. Chủ hộ có trình độ học vấn Cao Đẳng trở lên chi nhiều nhất cho giáo dục với trung bình khoảng 13.6 triệu đồng/ năm. Chủ hộ khơng đi học hoặc số năm đi học dưới 5 năm (không bằng cấp) chi cho giáo dục trẻ em thấp nhất với khoảng 2.8 triệu đồng/ năm.

Mặc khác, về tỷ lệ chi tiêu giáo dục trên thu nhập, tỷ lệ này tăng từ 18.16% đến 24.96% thu nhập khi trình độ học vấn chủ hộ tăng từ 0 đến 12 năm (tương đương với khơng có bằng cấp và tốt nghiệp Trung học phổ thông). Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống là 22.87% đối với trường hợp chủ hộ có học vấn từ Cao đẳng trở lên.

(a) (b)

Hình 4.1 (a) Chi tiêu giáo dục (1000 đồng) và (b) Tỷ lệ chi tiêu giáo dục (%) theo trình độ học vấn chủ hộ

Kết hợp Hình 4.2 và Bảng 4.2, ta có thể xem xét cụ thể hơn về chi tiêu giáo dục trong các nhóm học vấn khác nhau theo từng giới tính chủ hộ. Nhìn chung, ở hầu hết các nhóm học vấn, chủ hộ là nữ giới có xu hướng chi giáo dục nhiều hơn chủ hộ là nam giới, ngoại trừ nhóm chủ hộ có trình độ Cao đẳng trở lên (trung bình chủ hộ nam học vấn Cao đẳng trở lên chi giáo dục khoảng 13.6 triệu đồng còn chủ hộ nữ chi 13.2 triệu đồng), nhưng mức chênh lệch giữa chi tiêu giáo dục của chủ hộ nam và nữ là không quá lớn.

Tuy nhiên, trái ngược với giá trị chi giáo dục tuyệt đối, tỷ lệ chi tiêu giáo dục của chủ hộ là nam ở các nhóm trình độ học vấn khác nhau hầu hết lại cao hơn so với chủ hộ là nữ. Ngoại trừ trường hợp trình độ học vấn chủ hộ là tốt nghiệp Trung học phổ thông, chủ hộ nữ có tỷ lệ chi giáo dục cao hơn chủ hộ nam (chủ hộ nữ chi 26.25% thu nhập cho giáo dục còn chủ hộ nam chi 24.74% thu nhập).

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Không bằng cấp Tiểu học THCS THPT CĐ trở lên Chi tiêu giáo dục

0 5 10 15 20 25 30 Khơng bằng cấp Tiểu học THCS THPT CĐ trở lên

Hình 4.2 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục (%) theo trình độ học vấn và giới tính chủ hộ Bảng 4.2 Chi tiêu giáo dục theo trình độ học vấn và giới tính chủ hộ

Học vấn chủ hộ

Chi tiêu giáo dục (1000 đồng)

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục/ thu nhập (%)

Trung bình Nam Nữ Trung

bình Nam Nữ Khơng bằng cấp 2,838.22 2,829.94 2,898.16 18.16 18.33 16.94 Tốt nghiệp tiểu học 4,805.81 4,732.48 5,339.91 21.98 22.18 20.51 Tốt nghiệp THCS 6,930.18 6,855.11 7,514.62 24.31 24.71 21.19 Tốt nghiệp THPT 8,972.30 8,655.45 10,823.94 24.96 24.74 26.25 Cao Đẳng trở lên 13,579.88 13,674.26 13,200.06 22.87 22.89 22.78

Nguồn: tác giả tính tốn từ VHLSS 2016

4.1.3 Chi tiêu giáo dục theo nghề nghiệp chủ hộ

Mức chi giáo dục và tỷ lệ chi giáo dục của nghề nghiệp chủ hộ được trình bày trong Bảng 4.3. Theo đó, chủ hộ là lãnh đạo hay nhà chuyên môn bậc cao, bậc trung chi 13.8 triệu đồng cho giáo dục trẻ em, đây là mức chi giáo dục cao nhất so với những nhóm chủ hộ là cơng nhân và nông dân. Tuy nhiên, chủ hộ là cơng nhân lại có tỷ lệ chi giáo dục cao nhất trong ba nhóm nghề nghiệp (chủ hộ là cơng nhân chi 24.03% thu nhập so với chủ hộ nghề nghiệp chuyên môn là 22.46% thu nhập). Chủ hộ là nông dân có tỷ lệ và giá trị chi giáo dục trẻ em thấp nhất (3.9 triệu đồng tương ứng 20.96% thu nhập). 0 5 10 15 20 25 30 Không bằng cấp Tiểu học THCS THPT CĐ trở lên Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Chủ hộ nam Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Chủ hộ nữ

Về giới tính chủ hộ của từng nhóm nghề nghiệp, đối với nghề nghiệp công nhân và nông dân chủ hộ là nam ln có tỷ lệ chi giáo dục cho trẻ cao hơn chủ hộ là nữ. Riêng trường hợp, nghề nghiệp chuyên môn, chủ hộ nữ lại dành nhiều thu nhập của mình cho giáo dục con cái hơn nam giới (chủ hộ nữ chi 24.3% thu nhập trong khi chủ hộ nam chi 22.79% thu nhập).

Bảng 4.3 Chi tiêu giáo dục theo nghề nghiệp chủ hộ

Nghề nghiệp chủ hộ

Chi tiêu giáo

dục (1000 đồng) Tỷ lệ chi tiêu giáo dục/ thu nhập (%)

Trung bình Trung bình Nam Nữ

Chun mơn 13,856.01 22.46 22.79 24.30

Công nhân 8,040.76 24.03 24.38 21.22

Nông dân 3,925.27 20.96 21.09 19.94

Nguồn: tác giả tính tốn từ VHLSS 2016

Hình 4.3 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục (%) của nghề nghiệp chủ hộ theo giới tính

4.1.4 Chi tiêu giáo dục ở khu vực thành thị và nơng thơn

Bảng 4.4 trình bày mức chi tiêu giáo dục trung bình và tỷ lệ chi giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị. Có thể thấy, chi giáo dục cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ thì thành thị đều cao hơn nơng thơn. Cụ thể, trung bình một gia đình sống ở thành thị sẽ chi nhiều gấp hai lần (hơn khoảng 5.7 triệu đồng) so với gia đình sống ở nơng thơn. Tuy nhiên, tỷ lệ dành cho giáo dục ở hai khu vực lại không chênh lệch quá nhiều. Một gia đình ở thành thị chi tiêu trung bình 24.74% thu nhập cho giáo dục trẻ em, trong khi đó, một gia đình ở nơng thơn sẽ chi khoảng 21.45%.

0 5 10 15 20 25 30

Chuyên môn Công nhân Nông dân

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Chủ hộ nam

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Chủ hộ nữ

Bên cạnh đó, Bảng 4.4 cũng cho thấy mức chi giáo dục ở cả nam và nữ xấp xỉ với nhau. Đặc biệt, chi giáo dục cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ cho các trẻ em gái ở thành thị và nông thôn đều cao hơn trẻ em trai, sự phân biệt đối xử hay định kiến chi giáo dục nhiều hơn cho trẻ em trai đang dần được xoá bỏ. Tỷ lệ chi giáo dục ở thành thị cho nữ là 25.87% và cho nam là 23.63% thu nhập, ở nông thôn tỷ lệ này là 22.47% cho con gái và con trai là 20.43%.

Bảng 4.4 Chi tiêu giáo dục theo giới tính của trẻ giữa thành thị và nông thôn

Khu vực

Chi tiêu giáo dục (1000 đồng)

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục/ thu nhập (%)

Trung bình Nam Nữ Trung bình Nam Nữ

Thành thị 10,651.24 10,358.05 10,949.38 24.74 23.63 25.87

Nông thôn 4,723.48 4,595.08 4,852.90 21.45 20.43 22.47

Nguồn: tác giả tính tốn từ VHLSS 2016

4.1.5 Chi tiêu giáo dục giữa các vùng

Hình 4.4 Tỷ lệ chi tiêu giáo dục (%) theo giới tính trẻ giữa các vùng

Từ Hình 4.4 có thể thấy chỉ duy nhất các hộ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ chi giáo dục cho trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ (tỷ lệ chi giáo dục cho nam là 16.66% và cho nữ là 15.36% thu nhập), các hộ gia đình thuộc năm vùng cịn lại đều có tỷ lệ chi tiêu giáo dục cho nữ cao hơn nam.

Bên cạnh đó, Bảng 4.5 cũng trình bày chi tiêu giáo dục và tỷ lệ giáo dục giữa các vùng. Hộ gia đình thuộc vùng Đồng bằng sơng Hồng có mức chi giáo dục và tỷ lệ giáo dục cao nhất (trung bình chi 10.5 triệu đồng tương ứng 28.49% thu nhập), cao hơn trung bình của cả nước. Đối với giá trị chi giáo dục tuyệt đối, Đông Nam Bộ là vùng có mức chi giáo dục cao thứ hai (9.79 triệu đồng), tiếp đến là các hộ gia đình

0 5 10 15 20 25 30 35 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Vùng 6 Cả nước

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Nam

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục Nữ

thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (6.26 triệu đồng), các hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên chi khoảng 5.6 triệu đồng cho giáo dục, hai vùng có mức chi giáo dục trung bình thấp nhất là đồng bằng sơng Cửu Long với 4.4 triệu đồng và Trung du miền núi phía Bắc 3.2 triệu đồng.

Tuy nhiên, đối với tỷ lệ chi giáo dục thì thứ tự chi giáo dục giữa các vùng có sự thay đổi, tỷ lệ chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (25.62% thu nhập) cao hơn so với vùng Đông Nam Bộ (23.29% thu nhập) và đồng bằng sơng Cửu Long là vùng có tỷ lệ chi giáo dục trên thu nhập thấp nhất (chi 16.03 % thu nhập cho giáo dục trẻ em). Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Cửu Long là ba vùng cịn nhiều khó khăn, có mức chi giáo dục khá thấp và tỷ lệ chi giáo dục cũng thấp hơn so với trung bình của cả nước.

Bảng 4.5 Chi tiêu giáo dục giữa các vùng theo giới tính của trẻ

Vùng

Chi tiêu giáo dục (1000 đồng)

Tỷ lệ chi tiêu giáo dục/ thu nhập (%)

Trung

bình Nam Nữ Trung bình Nam Nữ

Vùng 1 10,518.36 10,479.27 10,557.54 28.49 27.16 29.82 Vùng 2 3,241.80 3,055.05 3,454.63 18.57 17.28 20.04 Vùng 3 6,264.05 5,996.11 6,508.20 25.62 24.47 26.66 Vùng 4 5,607.38 5,461.01 5,752.14 21.48 19.96 22.98 Vùng 5 9,794.86 9,737.83 9,849.61 23.29 22.49 24.07 Vùng 6 4,404.99 4,529.90 4,272.59 16.03 16.66 15.36 Cả nước 6,325.28 6,157.36 6,494.94 22.34 21.30 23.39

4.2 Kết quả mơ hình Tobit

Kết quả ước lượng của các yếu tố quyết định chi tiêu giáo dục, tỷ lệ chi tiêu giáo dục và các hiệu ứng cận biên được thể hiện lần lượt trong Bảng 4.6 và Bảng 4.7. Hầu như tất cả các biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1 phần trăm, ngoại trừ biến giới tính chủ hộ khơng có ý nghĩa thống kê và biến nghề nghiệp khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình tỷ lệ giáo dục. Chi tiết kết quả ước tính được trình bày theo nhóm kinh tế - xã hội, các yếu tố nhân khẩu học và địa lý như sau:

4.2.1 Tác động của nhóm biến kinh tế - xã hội

Đối với các biến thu nhập gia đình với những tác động biên của mức thu nhập khác nhau cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về chi phí giáo dục giữa các hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau. Cụ thể, hộ gia đình ở các nhóm thu nhập thứ hai dành nhiều hơn 864 ngàn đồng cho giáo dục trẻ em so với những người ở mức thu nhập thấp nhất và các hộ gia đình trong nhóm thu nhập thứ ba dành hơn 660 ngàn đồng so với hộ trong nhóm thu nhập thứ hai. Hộ gia đình trong nhóm thu nhập thứ tư chi nhiều hơn 752 ngàn đồng cho giáo dục so với nhóm thứ ba. Hộ trong nhóm thu nhập hàng đầu dành nhiều nhất cho giáo dục trẻ em, hơn gần 3 triệu đồng so với những người trong nhóm thu nhập thứ tư.

Tuy nhiên, xét về tỷ lệ chi giáo dục, những gia đình có thu nhập thuộc nhóm thứ nhất là những hộ có tỷ lệ chi cho giáo dục trẻ em cao nhất, cao hơn chủ hộ thuộc nhóm thu nhập thứ năm 12.2 điểm phần trăm, những hộ trong nhóm thu nhập thứ hai chi nhiều hơn nhóm thứ ba khoảng 2.9 điểm phần trăm thu nhập và cao hơn những hộ trong nhóm thứ tư 6 điểm phần trăm thu nhập.

Giáo dục chủ hộ có tác động tích cực đến chi tiêu và cả tỷ lệ chi tiêu giáo dục. Học vấn chủ hộ càng cao thì số tiền chi cho giáo dục càng lớn. Cụ thể, chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chi nhiều hơn những chủ hộ không đi học hoặc khơng có bằng cấp khoảng 319 ngàn đồng, nhưng hệ số này khơng có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ mức chi giáo dục của chủ hộ tốt nghiệp tiểu học và những chủ hộ không đi học hoặc số năm đi học dưới 5 năm là khơng có sự khác biệt, chủ hộ có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông chi nhiều hơn những chủ hộ tốt nghiệp tiểu học khoảng 1.13 triệu đồng, các chủ hộ có bằng Cao Đẳng trở lên chi nhiều hơn chủ hộ tốt nghiệp Trung học phổ thông khoảng 1.2 triệu đồng, chủ hộ tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng có

mức chi giáo dục gần như nhau. Tuy nhiên, chủ hộ tốt nghiệp Trung học phổ thơng có tỷ lệ chi giáo dục cao nhất (chi giáo dục trong thu nhập cao hơn chủ hộ không bằng cấp 6.9 điểm phần trăm), tỷ lệ chi tiêu giáo dục của chủ hộ có trình độ Cao đẳng trở lên và tốt nghiệp Trung học cơ sở là như nhau, những chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chi giáo dục trong thu nhập cao hơn những chủ hộ không bằng cấp 3.3 điểm phần trăm. Về nghề nghiệp, chủ hộ có nghề nghiệp là lãnh đạo hay chuyên môn chi tiêu giáo dục nhiều nhất. Chủ hộ là cơng nhân hay nơng dân có mức chi giáo dục tương đương nhau và thấp hơn chủ hộ là lãnh đạo khoảng 1.2 triệu đồng. Tỷ lệ chi giáo dục của chủ hộ công nhân và nông dân thấp hơn so với tỷ lệ chi tiêu giáo dục của chủ hộ chuyên môn lân lượt là 1.1 và 1.5 điểm phần trăm. Nhưng kết quả ước lượng của biến nghề nghiệp chủ hộ trong mơ hình tỷ lệ chi tiêu giáo dục khơng có ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn kết hợp với trình độ học vấn chủ hộ từ trung học phổ thông trở lên và nghề nghiệp chun mơn có xu hướng chi nhiều hơn cho giáo dục của trẻ em trong hộ gia đình. Như đã thảo luận ở các phần trước, phát hiện thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chi giáo dục rất phổ biến. Kết quả này giống với giả thuyết đặt ra cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan của Acar et al., 2016; Tansel và Bircan, 2006; Glewwe và Patrinos, 1999 khi thu nhập tăng lên sự sẵn lòng chi cho giáo dục tăng lên. Ngồi ra, Qian và Smith (2008) đã tìm thấy các hộ gia đình có người mẹ với trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc Cao đẳng trở lên và người bố đang làm những công việc chuyên môn sẽ chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Tuy nhiên, bộ dữ liệu khai thác khơng có đủ thơng tin về cha/mẹ trong các hộ gia đình nên khơng thể tính tốn tác động cụ thể của cha và mẹ đối với chi tiêu trẻ em.

4.2.2 Tác động của nhóm biến nhân khẩu học

Kết quả cho thấy chủ hộ là nam hay nữ đều khơng có bất kỳ ảnh hưởng đến giáo dục trẻ em ở cả hai mơ hình, kết quả này có thể do sự chênh lệch khá lớn về số quan sát giữa chủ hộ nam và chủ hộ nữ trong mẫu (số quan sát chủ hộ nam nhiều gấp 6.7 lần số quan sát chủ hộ nữ).

Hiệu ứng biên của biến dân tộc là 1041.44, ngụ ý rằng chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình người Kinh nhiều hơn các hộ gia đình thuộc dân tộc khác là 1,041 ngàn đồng, mức chênh lệch chi tiêu giáo dục trong thu nhập này tương đương với 7.9 điểm phần

trăm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Glewwe và Patrinos (1999) trong phần lược khảo thực nghiệm liên quan.

Kích thướt của hộ gia đình có ảnh hưởng tích cực đến việc chi tiêu giáo dục cho trẻ, điều này hoàn toàn ngược lại với giả thuyết ban đầu của bài viết. Khi các biến cịn lại khơng đổi, nếu hộ gia đình tăng thêm 1 người thì chi phí cho giáo dục tăng thêm khoảng 317 ngàn đồng, tương ứng với thu nhập của gia đình sẽ dành thêm 0,8 % cho chi giáo dục.

Số lượng trẻ đang đi học trong hộ gia đình cũng là một trong những yếu tố có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục trẻ. Trong các nghiên cứu trước, Huston (1995), Trương Sĩ Anh (1998) và Andreou (2012) cũng chỉ ra rằng có nhiều trẻ em tuổi đi học thì chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục ở việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)