CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Kết quả mơ hình Tobit
4.2.1 Tác động của nhóm biến kinh tế-xã hội
Đối với các biến thu nhập gia đình với những tác động biên của mức thu nhập khác nhau cho thấy rằng có sự khác biệt đáng kể về chi phí giáo dục giữa các hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau. Cụ thể, hộ gia đình ở các nhóm thu nhập thứ hai dành nhiều hơn 864 ngàn đồng cho giáo dục trẻ em so với những người ở mức thu nhập thấp nhất và các hộ gia đình trong nhóm thu nhập thứ ba dành hơn 660 ngàn đồng so với hộ trong nhóm thu nhập thứ hai. Hộ gia đình trong nhóm thu nhập thứ tư chi nhiều hơn 752 ngàn đồng cho giáo dục so với nhóm thứ ba. Hộ trong nhóm thu nhập hàng đầu dành nhiều nhất cho giáo dục trẻ em, hơn gần 3 triệu đồng so với những người trong nhóm thu nhập thứ tư.
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ chi giáo dục, những gia đình có thu nhập thuộc nhóm thứ nhất là những hộ có tỷ lệ chi cho giáo dục trẻ em cao nhất, cao hơn chủ hộ thuộc nhóm thu nhập thứ năm 12.2 điểm phần trăm, những hộ trong nhóm thu nhập thứ hai chi nhiều hơn nhóm thứ ba khoảng 2.9 điểm phần trăm thu nhập và cao hơn những hộ trong nhóm thứ tư 6 điểm phần trăm thu nhập.
Giáo dục chủ hộ có tác động tích cực đến chi tiêu và cả tỷ lệ chi tiêu giáo dục. Học vấn chủ hộ càng cao thì số tiền chi cho giáo dục càng lớn. Cụ thể, chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chi nhiều hơn những chủ hộ không đi học hoặc không có bằng cấp khoảng 319 ngàn đồng, nhưng hệ số này khơng có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ mức chi giáo dục của chủ hộ tốt nghiệp tiểu học và những chủ hộ không đi học hoặc số năm đi học dưới 5 năm là khơng có sự khác biệt, chủ hộ có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông chi nhiều hơn những chủ hộ tốt nghiệp tiểu học khoảng 1.13 triệu đồng, các chủ hộ có bằng Cao Đẳng trở lên chi nhiều hơn chủ hộ tốt nghiệp Trung học phổ thông khoảng 1.2 triệu đồng, chủ hộ tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thơng có
mức chi giáo dục gần như nhau. Tuy nhiên, chủ hộ tốt nghiệp Trung học phổ thơng có tỷ lệ chi giáo dục cao nhất (chi giáo dục trong thu nhập cao hơn chủ hộ không bằng cấp 6.9 điểm phần trăm), tỷ lệ chi tiêu giáo dục của chủ hộ có trình độ Cao đẳng trở lên và tốt nghiệp Trung học cơ sở là như nhau, những chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chi giáo dục trong thu nhập cao hơn những chủ hộ không bằng cấp 3.3 điểm phần trăm. Về nghề nghiệp, chủ hộ có nghề nghiệp là lãnh đạo hay chuyên môn chi tiêu giáo dục nhiều nhất. Chủ hộ là cơng nhân hay nơng dân có mức chi giáo dục tương đương nhau và thấp hơn chủ hộ là lãnh đạo khoảng 1.2 triệu đồng. Tỷ lệ chi giáo dục của chủ hộ công nhân và nông dân thấp hơn so với tỷ lệ chi tiêu giáo dục của chủ hộ chuyên môn lân lượt là 1.1 và 1.5 điểm phần trăm. Nhưng kết quả ước lượng của biến nghề nghiệp chủ hộ trong mơ hình tỷ lệ chi tiêu giáo dục khơng có ý nghĩa thống kê.
Nhìn chung, các hộ gia đình có thu nhập cao hơn kết hợp với trình độ học vấn chủ hộ từ trung học phổ thông trở lên và nghề nghiệp chuyên môn có xu hướng chi nhiều hơn cho giáo dục của trẻ em trong hộ gia đình. Như đã thảo luận ở các phần trước, phát hiện thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chi giáo dục rất phổ biến. Kết quả này giống với giả thuyết đặt ra cũng như các nghiên cứu thực nghiệm liên quan của Acar et al., 2016; Tansel và Bircan, 2006; Glewwe và Patrinos, 1999 khi thu nhập tăng lên sự sẵn lịng chi cho giáo dục tăng lên. Ngồi ra, Qian và Smith (2008) đã tìm thấy các hộ gia đình có người mẹ với trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc Cao đẳng trở lên và người bố đang làm những công việc chuyên môn sẽ chi tiêu giáo dục nhiều hơn. Tuy nhiên, bộ dữ liệu khai thác khơng có đủ thơng tin về cha/mẹ trong các hộ gia đình nên khơng thể tính tốn tác động cụ thể của cha và mẹ đối với chi tiêu trẻ em.