CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.6 Lƣợc khảo lý thuyết liên quan
2.6.4 Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Trong nhiều năm trở lại đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về vai trò của kiều hối đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tác động của kiều hối đến thu nhập bình quân đầu người và phúc lợi hộ gia đình. Lucas và Stark (1985) cho rằng động cơ của những người di cư ra nước ngoài là muốn gia đình họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn, có điều kiện được tham gia và mở rộng hoạt động sản xuất (Woodruff và Zenteno, 2007; Amuedo Dorantes và Pozo, 2006) cũng như cải thiện về phúc lợi của các hộ gia đình bao gồm các khoảng chi tiêu cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình (Amuedo Dorantes và Pozo, 2006) và chi cho đầu tư giáo dục trẻ em trong tương lai (Edward và Ureta, 2003).
W.D. and Giang Thanh Long (2008) đã sử dụng mơ hình hồi quy logistic để nghiên cứu tác động của kiều hối đến phúc lợi các hộ gia đình ở Việt Nam, trong đó kiều hối được sử dụng nghiên cứu bao gồm kiều hối có nguồn gốc chủ yếu từ Mỹ và nguồn kiều hối nội địa dịch chuyển từ TP.HCM đến các khu vực đô thị và các vùng nông thôn. Kết quả cho thấy dù kiều hối có nguồn gốc từ đâu đều có vai trị trong việc cải thiện bất bình đẳng ở Việt Nam liên quan đến chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình và kiều hối cịn có vai trị quan trọng trong việc giảm đói nghèo. Thơng qua nghiên cứu tác giả đề xuất các chính sách phúc lợi hướng đến đối tượng là những người cao tuổi ở Việt Nam. Cũng theo hai tác giả này năm 2010 nghiên cứu về việc xác định các hình thức nhận kiều hối quốc tế đều có tác động đến nền kinh tế Việt Nam, tuy tỷ lệ hộ gia đình nhận kiều hối tồn tại ở mức ổn định khoảng 5-7% dân số nhưng nghiên cứu cho thấy bất bình đẳng thu nhập ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực do kiều hối mang lại. Đồng thời nếu kiều hối có vai trị quan trọng trong việc đầu tư thì sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Theo Vaquar Ahmed, Guntur Sugiyarto, và Shikha Jha (2010) cho rằng kiều hối làm tăng nghèo đói nguyên nhân là do dịng kiều hối có tác dụng làm giảm sản phẩm nội địa, đầu tư và tiêu dùng hộ gia đình. Các hộ gia đình nhận được kiều hối
giảm xác suất hộ đó trở thành hộ nghèo là 12,7%, đồng thời sẽ có tỷ lệ nghèo đói và hệ số bất bình đẳng giảm lần lượt là 7,8% và 4,8%. Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể và kinh tế lượng vi mô để phân tích tác động của kiều hối đến nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình ở Pakistan.
Theo Quartey, P. (2006) bằng phương pháp Instrument variable (IV) để phân tích bộ dữ liệu GLSS đã kết luận rằng kiều hối có tác dụng tích cực trong việc cải thiện phúc lợi hộ gia đình và các dịng kiều hối này có tác dụng giảm tác động tiêu cực đối với các cú sốc kinh tế, các hộ gia đình sở hữu nhiều đất đai chịu được các cú sốc kinh tế và được hưởng phúc lợi tốt hơn so với những hộ không sở hữu đất đai. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình và tuổi của chủ hộ tương quan nghịch với phúc lợi hộ gia đình, tuy nhiên tương quan này là không đáng kể. Nghiên cứu kết luận rằng các hộ gia đình có số thành viên đơng có dấu hiệu giảm phúc lợi, và dường như tỷ lệ nam giới có xu hướng nhận được phúc lợi cao hơn so với nữ giới. Kiều hối không những cải thiện phúc lợi hộ gia đình mà cịn mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế Ghana.
Cũng theo Raihan, S., Bazul H. Khondker, Guntur Sugiyarto, and Shikha Jha (2009) cho rằng kiều hối ngày càng có vai trị quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế ở Bangladesh đối với sự ổn định kinh tế vĩ mơ và phúc lợi của hộ gia đình được chỉ rõ ở mức độ tiêu thụ hàng hóa và tỷ lệ hộ nghèo hay nói cách khác kiều hối có vai trị trong việc giảm nghèo ở Bangladesh bằng việc nghiên cứu mơ hình cân bằng tổng thể khả tính CGE. Mặt khác thơng qua mơ hình logit cho thấy các hộ gia đình nhận kiều hối có sác xuất giảm nghèo là 5,9%. Hai phát hiện quan trọng này thể hiện vai trò quan trọng của kiều hối đối với các hộ gia đình nghèo ở Bangladesh. Tuy nhiên kiều hối dường như khơng có vai trị đáng kể trong việc thúc đẩy chi tiêu hàng hóa của các hộ gia đình cũng như chi tiêu cho giáo dục và y tế.
Theo Nguyen V.C. (2009) bằng nghiên cứu tác động của kiều hối (bao gồm quốc tế và nội địa) đến phúc lợi các hộ gia đình ở Việt Nam cho rằng kiều hối làm tăng chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực cao hơn so với hàng hóa lương thực và tác động
của kiều hối quốc tế đến thu nhập cao hơn so với tác động chi tiêu tiêu dùng. Điều này hàm ý rằng các dịng kiều hối có nguồn gốc từ nước ngoài chuyển về được các hộ gia đình sử dụng cho tiết kiệm và đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh kết quả là nó sẽ làm tăng thu nhập, tiết kiệm và tài sản của các hộ gia đình nhận được. Đối với các dịng tiền mà hộ gia đình nhận được trong nước thường được sử dụng cho các khoản tiêu dùng và các hộ gia đình nhận được dịng tiền trong nước có thu nhập thấp hơn so với các hộ gia đình nhận được dịng tiền nước ngồi, dịng tiền trong nước cũng khơng có vai trị đáng kể trong việc tăng tài sản và tiết kiệm của các hộ gia đình nhận được. Bằng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2002 và 2004 tác giả chỉ ra rằng trong hai năm 2002 và 2004 lần lượt có 5,9 % và 7,1% hộ gia đình nhận được dịng tiền từ nước ngồi chuyển về, trong khi đó có đến 78,2 % và 86,3% hộ gia đình nhận được dịng tiền trong nước. Tuy nhiên về mặt giá trị tuyệt đối dòng tiền kiều hối quốc tế lại có giá trị lớn hơn đáng kể với dịng tiền trong nước mà các hộ gia đình nhận được.
Khác với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, bằng việc áp dụng các phương pháp DD kết hợp với kỹ thuật PSM và hồi quy OLS trong đánh giá tác động của kiều hối về phúc lợi hộ gia đình, Nguyễn Văn Phúc (2012) cho rằng trong giai đoạn 2006-2008 kiều hối có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình nhận kiều hối. Tuy nhiên lượng kiều hối này lại khơng có tác động đến chi tiêu dành cho giáo dục và sức khỏe của các hộ gia đình; phát hiện này hồn tồn tương tự như các nghiên cứu thực nghiệm của Soraya, J.S (2007) Radian và et al. (2009), Nguyễn V.C. (2009), nhưng khác với một số những người khác như, Adams, H.R. và Cuecuecha, A. (2010), Ahmed và et al. (2010), Hà, N.H.N. (2010) và Toàn, N.A. (2010).
Bảng 2. 1: Tóm lƣợc các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây
STT Tên tác giả Nội dung và phạm vi
nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
1 Pfau, W.D. and Giang Thanh Long (2008 và 2010)
Tác động của kiều hối quốc tế đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam. Tác động của sự tăng trưởng kiều hối đến nền kinh tế Việt Nam: nghiên cứu mức sống của các hộ gia đình Việt Nam.
Sử dụng mơ hình hồi quy logistic để nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam trong thời gian: 1992-1993, 1997-1998, 2002 và năm 2004.
Nghiên cứu cho thấy dù kiều hối có nguồn gốc từ đâu đều có vai trị quan trọng trong việc cải thiện bất bình đẳng ở Việt Nam.
Kiều hối có vai trị quan trọng trong các hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
2 Vaquar Ahmed, Guntur Sugiyarto, and Shikha Jha (2010)
Tác động của kiều hối đến phúc lợi hộ gia đình: trường hợp nghiên cứu ở quốc gia Pakistan.
Nghiên cứu đã sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể và kinh tế lượng vi mô.
Nghiên cứu cho rằng kiều hối làm tăng nghèo đói nguyên nhân là do dịng kiều hối có tác dụng làm giảm sản phẩm nội địa, đầu tư và tiêu dùng hộ gia đình.
Các hộ gia đình nhận kiều hối có xu hướng giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng.
3 Quartey, P. (2006)
Tác động của di cư, kiều hối đến phúc lợi hộ gia đình ở Ghana.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Instrument variable (IV) với bộ dữ liệu dùng để phân tích là GLSS.
Nghiên cứu kết luận rằng kiều hối có tác dụng tích cực trong việc cải thiện phúc lợi hộ gia đình và có vai trị quan trọng trong việc cải thiện thu nhập ở nền kinh tế Ghana. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi hộ gia đình. 4 Raihan, S., Bazul H. Khondker, Guntur Sugiyarto, and Shikha Jha (2009)
Tác động của kiều hối và phúc lợi hộ gia đình, trường hợp nghiên cứu ở Bangladesh.
Nghiên cứu sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể CGE và mơ hình logit.
Nghiên cứu cho thấy rằng kiều hối có vai trị quan trọng trong việc giảm nghèo ở Bangladesh và các tác dụng làm giảm nghèo. Tuy nhiên dường như kiều hối khơng có vai trị đáng kể trong việc chi tiêu hàng hóa cũng như các khoảng chi
STT Tên tác giả Nội dung và phạm vi
nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
cho giáo dục và y tế của các hộ gia đình.
5 Nguyen V.C. (2009)
Tác động của các dòng kiều hối bao gồm kiều hối quốc tế và nội địa đến phúc lợi của các hộ gia đình Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam trong 02 năm 2002 và 2004.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các dịng kiều hối hộ gia đình nhận được từ nước ngoài được dùng cho các khoản tiết kiệm và đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dòng kiều hối nội địa được dùng cho các khoản tiêu dùng. Đa số các hộ gia đình thường nhận dịng kiều hối nội địa cao hơn đáng kể so với kiều hối quốc tế nhưng giá trị tuyệt đối dòng kiều quốc tế cao hơn so với nội địa.
6 Nguyen Van Phuc (2012)
Tác động của kiều hối quốc tế đến phúc lợi hộ gia đình ở Việt Nam, sự khác nhau giữa hai đối tượng nhận kiều hối ở khu vực nông thôn và thành thị.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp DD kết hợp với kỹ thuật PSM và hồi quy OLS trong đánh giá tác động của kiều hối về phúc lợi hộ gia đình.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong giai đoạn 2006-2008 kiều hối có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của các hộ gia đình nhận kiều hối. Tuy nhiên kiều hối lại khơng có tác động đến các khoản chi tiêu dành cho giáo dục và y tế của các hộ gia đình.