Vai trò của kiều hối quốc tế đối với nền kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối đến thu nhập và chi tiêu các hộ gia đình việt nam giai đoạn 2012 2014 (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về kiều hối quốc tế ở Việt Nam

4.1.2 Vai trò của kiều hối quốc tế đối với nền kinh tế:

Sau khi miền Nam giải phóng, Việt Nam được hoàn toàn thống nhất đất nước hai miền Nam Bắc, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu với nhiều thiếu thốn, dòng kiều hối quốc tế lúc này có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì mức sống ở mỗi hộ gia đình nói riêng và có vai trị phục hồi nền kinh tế cả nước nói chung. Những hộ gia đình nhận được nguồn viện trợ kiều hối từ nước ngoài gửi về là rất may mắn, chính vì vậy những hộ nhận được kiều hối họ sẽ quy đổi ra đồng Việt Nam để dùng vào các khoản chi tiêu, mua sắm vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Tuy nhiên khoản viện trợ kiều hối quốc tế vào những năm của thập niên 80 cũng khá khiêm tốn so với thời đại ngày nay, ước tính bình quân khoảng 100-200 triệu USD mỗi năm. Song song với quá trình cải cách khơi phục nền kinh tế, chính phủ Việt Nam nói chung và người dân cả nước nói riêng đều nhận thấy được tầm quan trọng của kiều hối nên đã đề xuất nhiều giải pháp đưa ra nhiều chính sách để thu hút luồng vốn này chảy về Việt Nam và đặc biệt có cơ chế ưu tiên đặc thù dành riêng cho các Việt Kiều về nước đầu tư. Vì lẽ đó mà từ những năm cuối thập niên 90 kiều hối đã bắt đầu tăng trưởng vượt bật, trong vòng 10 năm trở lại đây giai đoạn 2005-2015 kiều quốc quốc tế tăng bình qn 15% góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức

sống của các hộ gia đình nhận được tại Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2016, lượng kiều hối quốc tế chuyển về Việt Nam ước tính chỉ đạt 9 tỷ USD và kém xa so với sự kỳ vọng của các nhà kinh tế Việt Nam. Lý giải việc này là do nguồn cung kiều hối từ thị trường Mỹ chiếm khoảng 60% tổng kiều hối từ hơn 4,5 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại 187 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bị giảm đáng kể. Như vậy khi kiều hối từ thị trường Mỹ giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tổng lượng kiều hối về Việt Nam. Trong thời gian gần đây với các chính sách thắt chặt nhập cư của tân tổng thống Mỹ Donald John Trump đã hạn chế rất lớn số người Việt Nam có dự định di cư sang định cư tại Mỹ. Chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kiều hối từ Mỹ nói riêng và từ các quốc gia khác nói chung chuyển về Việt Nam. Mặt khác một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm giảm kiều hối của Mỹ là do trong những tháng gần đây Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất USD và không tránh khỏi khả năng sẽ tăng lãi suất định kỳ thường xuyên trong năm 2017. Chính điều này đang và sẽ tạo động lực rất lớn trong việc giữ chân đồng USD làm giảm kiều hồi từ Mỹ chuyển về Việt Nam.

Hình 4. 3: Lƣợng kiều hối quốc tế của ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài chuyển về trong nƣớc giai đoạn 2000-2016

Đơn vị tính: Tỷ USD

Nguồn: World Bank (4/2016)

1.34 3.15 3.8 6.18 6.81 6.02 8.26 8.6 10 11 12 13.2 9 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016 dòng kiều hối quốc tế liên tục tăng trưởng hàng năm, ngoại trừ năm 2016 lượng kiều hối giảm như đã được giải thích ở trên thì năm 2009 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam cũng giảm so với năm 2008 nguyên nhân là do năm 2009 diễn ra cuộc suy thối kinh tế khủng hoảng tồn cầu, tuy nhiên đến năm 2010 lượng kiều hối chuyển về đã nhanh chóng phục hồi trở lại. Xét về vai trị của kiều hối đối với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nền kinh tế, tỷ trọng đóng góp của kiều hối vào tổng GDP nền kinh tế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2005-2010 với tỷ lệ tăng từ 7,93% năm 2005 lên 8,80% năm 2010 và giữ ổn định ở mức xấp xỉ 7% trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên đến năm 2016 tỷ trọng đóng góp của kiều hối vào GDP nền kinh tế giảm xuống chỉ đạt ở mức 4.65%, nguyên nhân là kiều hối từ thị trường Mỹ chuyển về Việt Nam giảm dẫn đến tổng kiều hối quốc tế năm 2016 chỉ bằng 68% so với năm 2015 trong khi GDP năm 2016 tăng 6,21% so với năm 2015. Về khía cạnh so sánh tốc độ tăng bình quân trong từng giai đoạn của kiều hối quốc tế và GDP, trong giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng bình quân của kiều hối đạt 21% cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của GDP là 19%. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2015 kiều hối có tốc độ tăng bình quân là 10% thấp hơn so với tốc độ tăng của GDP là 14%.

Bảng 4. 2: Tỷ lệ kiều hối quốc tế trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nền kinh tế trong giai đoạn 2000-2016

Đơn vị tính: Tỷ USD

Năm Kiều hối (tỷ USD) GDP (tỷ USD) Tỷ lệ Kiều hối/GDP

2000 1.34 19.20 6.98 2005 3.15 39.74 7.93 2010 8.26 93.82 8.80 2011 8.60 120.86 7.12 2012 10.00 141.11 7.09 2013 11.00 155.84 7.06 2014 12.00 171.21 7.01 2015 13.20 182.30 7.24 2016 9.00 193.62 4.65

Nguồn: Theo tính tốn của tác giả từ hệ thống dữ liệu của World Bank (4/2016) và Tổng cục thống kê Việt Nam (2016).

Ở khía cạnh khác, khi so sánh về dòng chảy của kiều hối quốc tế và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI về Việt Nam, dịng vốn FDI có xu hướng gia tăng mạnh

trong giai đoạn 2006-2010 với tốc độ tăng bình quân là 27.22% với đỉnh điểm tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối đến thu nhập và chi tiêu các hộ gia đình việt nam giai đoạn 2012 2014 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)