Những khuyến nghị và đề xuất cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối đến thu nhập và chi tiêu các hộ gia đình việt nam giai đoạn 2012 2014 (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Những khuyến nghị và đề xuất cơ chế, chính sách

Căn cứ vào những kết luận đúc kết được từ mơ hình hồi quy, luận văn cung cấp một số gợi ý chính sách để cải thiện thu nhập và mức sống của người dân:

Trước tiên, nhà nước cần nhanh chóng cung cấp các giải pháp, cơ chế chính sách để thu hút kiều hối. Đặc biệt trong thời đại khoa học phát triển, tồn cầu hóa đang diễn ra cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 thì kiều hối quốc tế được hiểu ở một khía cạnh rộng lớn hơn, nó khơng chỉ chu chuyển các giá trị vật chất hữu hình mà cịn các giá trị vơ hình. Đó chính là sự chuyển hóa và kết hợp chuỗi khoa học công nghệ từ các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam, từ đó cho thấy sự chuyển hóa các dịng kiều hối quốc tế kết hợp với sự thay đổi về công nghệ sản xuất sẽ tạo ra một nguồn lực vững mạnh bằng việc thu hút các nguồn lực bên ngồi nhằm mục đích nâng cao tiềm lực phát triển kinh tế. Do đó, việc thu hút các dịng chu chuyển kiều hối quốc tế từ các quốc gia không chỉ cải thiện nhu cầu và mức sống của các hộ gia đình nói riêng mà cịn mang lại nguồn lực lớn cho nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, luồng kiều hối xuất phát từ nguồn xuất khẩu lao động đóng vai trị ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng kiều hối ở nước ngoài. Luận văn kỳ vọng rằng trong thời gian tới Việt Nam sẽ thu hút được luồng kiều hối quốc tế nhiều hơn, không ngừng gia tăng lượng xuất khẩu lao động ra nước ngồi, qua đó tập trung nâng cao chất lượng lao động qua các chương trình đào tạo lý thuyết trên lớp kết hợp với thực hành tại chỗ. Ngồi ra, lượng kiều hối khơng chỉ phục vụ cho các mục đích cải thiện mức sống hộ gia đình nó cịn hàm ý nhiều yếu tố tiêu cực khác, trong đó vấn đề rõ nét dễ thấy nhất là kiều hối có nguy cơ phá giá thị trường làm xói mịn sức mua của các hộ gia đình có điều kiện kinh tế chưa tốt và khơng được nhận kiều hối quốc tế. Chính phủ cần có các giải pháp để quản lý các dòng kiều hối tác động đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như hạn chế những tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái.

Thứ hai, chính phủ nên có các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện các chính sách kế hoạch hóa gia đình. Nếu gia đình có tiềm lực kinh tế khơng tốt việc sinh nhiều con tất yếu dẫn đến gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội, đặc biệt thực trạng này lại xảy ra nhiều ở vùng nông thôn của Việt Nam. Gia đình khơng có điều kiện kinh tế tốt con đông tạo ra một thế hệ trẻ có tương lai không tốt, các em không được giáo dục tử tế, dinh dưỡng thấp và không được thừa

hưởng các quyền lợi căn bản của một đứa trẻ. Mặc dù trong xã hội ngày nay truyền thống “trọng nam khinh nữ” đã dần mờ nhạt, tuy nhiên vẫn chưa được xóa bỏ hồn tồn và vẫn cịn tồn tại tại các hộ gia đình ở vùng nơng thơn thuộc vùng sâu vùng xa, các gia đình tơn thờ chế độ phụ hệ, người nam sẽ là người kế nghiệp toàn bộ sản nghiệp của gia đình. Vì vậy bên cạnh các giải pháp về y tế, tuyên truyền rộng rãi việc thực hiện các chính sách kế hoạch hóa gia đình trong dân là điều cần thiết, chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với mỗi gia đình nói riêng và tồn xã hội nói chung.

Thứ ba là về vấn đề giáo dục, các hộ gia đình nói riêng và tồn xã hội nói chung cần ý thức được giáo dục là nền tảng của thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Người chủ hoặc lao động chính của gia đình có trình độ giáo dục tốt sẽ tạo ra thu nhập cao đảm bảo cuộc sống đầy đủ về cơ sở vật chất cho các thành viên trong gia đình, đồng thời là người đưa ra các quyết định chuẩn xác định hướng tốt về việc phát triển tương lai của các con trong gia đình. Trên cơ sở đó, nhà nước cần tăng cường xây dựng các chính sách giáo dục nghề nghiệp, phổ cập giáo dục trung học phổ thơng đến tồn dân. Hiện nay các nước có nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đã chứng minh được nguồn nhân lực có trình độ chun mơn tay nghề cao, có khả năng tiếp thu và áp dụng được trình độ khoa học cơng nghệ là lực lượng nịng cốt cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp hóa và sự tiến bộ hiện đại của đất nước.

Mặt khác với sức mạnh và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các luồng chảy kiều hối quốc tế, xu hướng xuất khẩu lao động của người dân trong nước đã và đang ngày càng tăng cao đang dần phát sinh những hệ lụy mới, trẻ em phải sống xa cha mẹ, khi cha mẹ của chúng đang ngày đêm lao động nơi phương trời tây. Và tất yếu dẫn đến hệ quả tiêu cực là những đứa trẻ này khơng được dạy dỗ chăm sóc tử tế như khi có ba mẹ của chúng bên cạnh, ảnh hưởng xấu hơn là chúng bỏ học không được học hành tử tế đến nơi đến chốn dễ va chạm vào các cám giỗ, tệ nạn xã hội. Vì vậy, khi xây dựng các chính sách xuất khẩu lao động cho người dân trong nước di cư, chính quyền nhà nước cần cân nhắc đến số lượng người thân đang sống phụ thuộc

vào những đối tượng lao động này, đặc biệt là những đứa trẻ thơ cần sự chăm sóc và giáo dục của bố mẹ bên cạnh.

Vấn đề cuối cùng, nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hộ gia đình sống bằng nghề nơng nghiệp chun canh sản xuất theo mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao nhằm gia tăng năng suất và phát huy tối đa hiệu quả trong canh tác. Đồng thời là đầu mối chủ động liên kết với các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước kết nối với các hộ gia đình nơng nghiệp đảm bảo tiêu thụ đầu ra cho bà con nơng dân, quảng bá đưa hình ảnh nơng sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới. Đây là một trong những biện pháp quan trọng và cấp bách góp phần xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nông nghiệp là các nôi của ngành kinh tế, khơng có những có vai trị quan trọng trong việc an ninh lương thực quốc gia mà nó cịn tác động tồn bộ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân trong và ngoài nước tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Thế nhưng người dân làm nghề nơng ln có tâm lý mặc cảm, nguồn thu nhập thấp hơn so với các ngành nghề khác cũng như khó thốt khỏi vịng lẩn quẩn nghèo đói. Chính vì thế nhà nước cần có cơ chế khuyến khích người dân sản xuất đầu tư vào nông nghiệp kết hợp khoa học kỹ thuật hiện đại góp phần quan trọng trong việc giảm khoảng cách về thu nhập giữa các hộ gia đình nơng nghiệp và phi nơng nghiệp.

Nhằm hiện thực hóa điều đó, nhà nước cần huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hiện đại hóa khu vực nơng thơn, phân bổ hợp lý các nguồn lực tại các khu vực khác còn kém phát triển chưa bắt kịp xu thế chung của đất nước, cụ thể là các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc nhằm hướng người dân đến việc nhận được lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác Việt Nam có đến ba phần tư dân số sống tại khu vực nông thôn, ổn định kinh tế tạo nguồn thu nhập bền vững cho người dân nơng thơn cịn góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của kiều hối đến thu nhập và chi tiêu các hộ gia đình việt nam giai đoạn 2012 2014 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)