3. MƠ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp ước lượng
3.1.1. Lựa chọn phương pháp ước lượng
Phương pháp ước lượng trong bài nghiên cứu được chia làm 2 khía cạnh. Đầu tiên, bài nghiên cứu ước lượng tác động của chính sách tiền tệ lên sự lựa chọn cấu trúc tài chính của các cơng ty, phương pháp được sử dụng bởi Kashyap và cộng sự (1993), Oliner và cộng sự (1996) và sau đó được sử dụng bởi Zulkhibri (2013) với sự thay đổi trong cách ước lượng sử dụng GMM để có kết quả vững chắc hơn. Mơ hình GMM được đề xuất đầu tiên bởi Arellano và Bond (1991) được sử dụng rộng rãi trong các kỹ thuật ước lượng với kết quả ước lượng đồng nhất và hiệu quả hơn cho những mơ hình với dữ liệu bảng động. Ước lượng GMM cho hiệu quả tối ưu về những ràng buộc tuyến tính với giả định rằng khơng có tự tương quan trong sai số, trong các biến trễ phụ thuộc và khơng có các biến ngoại sinh nghiêm ngặt. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình GMM được sử dụng bởi Zulkhibri (2013) và các phương trình ước lượng thỏa mãn các điều kiện đề xuất bởi Arellano và Bond (1991). Theo đề xuất của Arellano và Bond, bài nghiên cứu sau đó thực hiện kiểm định tự tương quan đối với phần dư từ ước lượng GMM và so sánh với kết quả kiểm định Sargan về “over – identification” kiểm định Hausman. Thứ hai, bài nghiên cứu so sánh tác động của chính sách tiền tệ lên hành vi đầu tư của công ty với nguồn tài trợ nội bộ và bên ngoài. Ước lượng này dựa trên nghiên cứu của Bond và cộng sự (2003) với mơ hình ước lượng thêm vào biến chính sách tiền tệ và sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM. Bond và cộng sự ước lượng tác động của các chính sách vĩ mô lên đầu tư của công ty sử dụng kỹ thuật GMM sai phân bậc 1 để loại bỏ các đặc tính riêng của các cơng ty và sử dụng biến trễ nội sinh như là biến công cụ. Sau đó, Bond và cộng sự (2003) cũng sử dụng kiểm định Sargan để xác định over – identification và kiểm định tự tương quan đối với phần dư. GMM cũng cho kết quả vững chắc đối với mô hình được thực hiện bởi Zulkhibri (2013).