Biến trễ của doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ lên hành vi đầu tư doanh nghiệp, nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 46 - 47)

Biến trễ của doanh thu được sử dụng trong ước lượng về đầu tư của công ty bởi Fazzari (1988). Fazzari sử dụng nhiều biến trễ của doanh thu ở các mức độ khác nhau để đo lường ảnh hưởng của dòng tiền đến quyết định đầu tư. Biến trễ được sử dụng bằng cách chuẩn hóa theo giá trị tài sản cố định hữu hình đầu kỳ. Hầu hết các biến doanh thu trễ được sử dụng bởi Fazzari đều cho kết quả có ý nghĩa thống kê. Lý thuyết về gia tốc doanh thu trong đầu tư cũng cho rằng việc doanh thu tác động đến dòng tiền và tác động đến đầu tư của cơng ty là có một độ trễ nhất định. Fazzari cũng chứng minh rằng việc đưa biến doanh thu có độ trễ ở các mức độ khác nhau sẽ không ảnh hưởng đền kết quả nghiên cứu ngay khi có sự tương quan giữa doanh thu và dịng tiền mặc dù có sự giảm xuống các hệ số ước lượng của dịng tiền trong mơ hình nghiên cứu. Bài nghiên cứu này sử dụng biến trễ của doanh thu để ước lượng tác động đến đầu tư định nghĩa bởi logarith của doanh thu thực trễ [log(𝑠𝑖(𝑡−1))] với s là doanh thu thực.

v. Dòng tiền nội bộ

Dòng tiền nội bộ là nguồn tài trợ được lựa chọn đầu tiên trong trật tự lựa chọn các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Như vậy, với một nguồn tiền nội bộ dồi dào có thể “cổ vũ” cho một công ty tăng đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, Cleary (2007) cho rằng, có thể xảy ra một thực tế là các cơng ty có thu nhập cao, dễ dàng chi trả cho nhà đầu tư nợ và vốn cổ phần lại có chi phí tài trợ thấp hơn. Điều này dẫn đến một thực tế là, cho dù các cơng ty có dịng tiền nội bộ khơng được dồi dào, tỷ lệ đầu tư của cơng ty đó vẫn tăng lên dựa vào tài trợ bên ngồi. Bởi vì tài trợ bên ngồi lúc này trở nên rẻ hơn khi cơng ty có đầu tư cao hơn và nguồn tiền thanh tốn từ dự án đầu tư đó cao hơn. Để kiểm tra mối quan hệ giữa dòng tiền nội bộ ảnh hưởng đến đầu tư, bài nghiên cứu sử dụng biến độc lập là dịng tiền trong mơ hình theo phương pháp của Fazzari và cộng sự (1988). Cụ thể:

𝐶𝐹 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 + 𝑘ℎấ𝑢 ℎ𝑎𝑜

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ lên hành vi đầu tư doanh nghiệp, nghiên cứu tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)