CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Nghiên cứu của Vƣơng Thị Bích Thủy (2012) về “Sinh kế cho người dân thu
hồi đất Khu kinh tế Đông Nam, Nghệ An”, đã thực hiện điều tra khảo sát 65 mẫu
phỏng vấn hộ bị thu hồi đất. Từ kết quả phân tích, đề tài đã đƣa ra kết luận: Sinh kế của ngƣời dân sau khi thu hồi đất đã trở nên kém bền vững và sinh kế lâu dài trở nên bất ổn. Phần lớn tài sản tự nhiên đã đã chuyển sang nguồn vốn tài chính, đồng thời nguồn vốn tài chính này cũng chuyển sang nguồn vốn vật chất chủ yếu là tài sản sinh hoạt. Việc thu hồi đất làm cho ngƣời dân rơi vào tình trạng mất đất, mất việc làm phải chuyển đổi ngành nghề mới. Trong khi đó, ngƣời dân chƣa đƣợc sự quan tâm chặt chẽ từ phía chính quyền địa phƣơng và doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề việc làm sau khi bị thu hồi phƣơng tiện kiếm sống truyền thống. Trên cơ sở phân tích ƣu, nhƣợc điểm của vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất các chính sách và cách thức thực thi các chính sách một cách có hiệu quả hơn nhằm giúp cho ngƣời có đƣợc sinh kế bền vững, lâu dài.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Gái Liên (2014) về “Sinh kế của hộ nông dân
sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Khu Công nghiệp tại xã Bàu Đồn, Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” cho thấy: Nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh kế bền
vững của DFID để phân tích sự thay đổi của các tài sản sinh kế; các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc nguồn sinh kế của ngƣời dân có sự dịch chuyển nhiều, bình qn diện tích đất nơng nghiệp của 1 hộ giảm gần 50%. Nguồn
lực lao động của xã cũng có sự thay đổi, một số lao động lớn tuổi sau khi thu hồi đất không đủ việc làm, công việc của ngƣời dân cịn mang tính tự phát. Theo đánh giá thì việc thu hồi đất nơng nghiệp tuy có làm cho ngƣời nơng dân mất đi nguồn lực tự nhiên để sinh kế, nhƣng nhìn chung nguồn thu nhập bình quân mà các hộ nơng dân có đƣợc tăng lên đáng kể, thu nhập từ nơng nghiệp có sự chuyển biến theo hƣớng giảm thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nhƣng thu nhập từ ngành nghề ngồi nơng nghiệp lại tăng lên. Về lâu dài để ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho ngƣời dân, cần phải quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ của chủ hộ cũng nhƣ ngƣời lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của Phạm Anh Linh (2015) về “Kết quả sinh kế của người dân sau thu hồi đất thuộc dự án cầu và tuyến tránh Chợ Lách, Bến Tre”. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, thu hồi đất có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống ngƣời dân. Ở khía cạnh tích cực thì việc bồi thƣờng, hỗ trợ là cơ hội để ngƣời dân có đƣợc nhà ở khang trang hơn, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội, giao lƣu mua bán khi hạ tầng cơ sở thuận lợi,… Khía cạnh tiêu cực là hành vi chi tiêu cho trang thiết bị, tài sản của nhóm hộ thu hồi đất tăng nhiều, đây là những khoản chi tiêu không sinh lợi; các hộ bị thu hồi đất càng nhiều thì nguồn thu nhập cũng giảm nhiều, kéo theo chi tiêu giảm, cho thấy sinh kế hộ thay đổi theo chiều hƣớng xấu.
Nghiên cứu của Trƣơng Thị Hồng Giang (2015) về “Sinh kế của cộng đồng dân cư bị thu hồi đất xây dựng các cơng trình trọng điểm trên địa bàn Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh”. Để tìm hiểu thực trạng sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi
đất trên địa bàn huyện Duyên Hải, tác giả sử dụng khung lý thuyết sinh kế bền vững DFID, thực hiện khảo sát trực tiếp trên 64 hộ. Kết quả cho thấy, mặc dù phần đông các hộ gia đình có đƣợc khoản tiền bồi thƣờng lớn so với mức thu nhập thơng thƣờng, nhƣng khơng phải hộ gia đình nào cũng thay đổi cuộc sống theo hƣớng tích cực. Một số hộ dân trở nên khá, giàu hơn trƣớc từ việc sử dụng hiệu quả số tiền bồi thƣờng nhƣ đầu tƣ phát triển kinh doanh dịch vụ, hoặc đầu tƣ mua đất mới để tiếp tục với nghề nơng sau khi có số tiền lớn để trả hết nợ vay,…Tuy nhiên đa phần cuộc
sống các hộ khơng có cải thiện, có hộ cịn có thu nhập thấp hơn trƣớc đây, việc làm bấp bênh, thiếu việc làm, thất nghiệp, thất mùa,… Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ ngƣời lao động cịn thấp, khó thích nghi với cơng việc mới, hoặc sử dụng tiền bồi thƣờng khơng hiệu quả. Chính quyền địa phƣơng hỗ trợ gần nhƣ đầy đủ các chính sách cho ngƣời bị thu hồi đất, tuy nhiên hiệu quả mang lại chƣa cao, nhất là công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho ngƣời lao động bị mất việc.
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn (2013) về
“Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất ở Khu công nghiệp Giang điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa
không thể tránh khỏi việc thu hồi đất. Việc thu hồi đất ảnh hƣởng đến sự thay đổi thu nhập của ngƣời dân. Bài viết sử dụng khung sinh kế bền vững của Cơ quan phát triển quốc tế Vƣơng quốc Anh (DFID, 2003) để phân tích tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập ngƣời dân ở khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập gồm: (1) Khả năng đầu tƣ sản xuất kinh doanh từ tiền đền bù; (2) Diện tích đất thu hồi; (3) Trình độ học vấn của chủ hộ và (4) Tỉ lệ phụ thuộc.
Nghiên cứu của các tác giả Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ (2011) về “Sự thay đổi thu nhập của ngƣời dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp các yếu tố ảnh hƣởng và gợi ý chính sách”. Dựa vào khung lý thuyết sinh kế bền vững và thực tiễn VN, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mơ hình hồi quy Binary Logistic nhằm định lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi đất. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 94 hộ gia đình bị thu hồi đất tại KCN Tân Phú, huyện Củ Chi, Tp HCM để ứng dụng và kiểm định mơ hình trên thực tiễn. Kết quả cho thấy, có 6 nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập bao gồm: Trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, hộ có dùng tiền đền bù vào việc đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh, hộ có lao động làm việc trong KCN, tỷ lệ phụ thuộc và diện tích đất bị thu hồi của hộ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 trình bày các khái niệm liên quan đến thu hồi đất, sinh kế hộ gia đình. Tác giả cũng đã chỉ ra khung phân tích sinh kế bền vững DFID (1999) bao gồm bối cảnh bị tổn thƣơng, tài sản sinh kế, chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế. Thông qua lƣợc khảo các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài, có đủ cơ sở lý thuyết để phân tích tác động của thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp đơ thị đến sinh kế hộ gia đình trên địa bàn phƣờng Vĩnh Bảo.