Biến gioitinh tuoi nghe hocva n
sold phuthuoc dautu anhhuong
gioitinh 1,00 tuoi 0,11 1,00 nghe 0,41 0,16 1,00 hocvan 0,38 0,15 0,35 1,00 sold 0,12 -0,004 0,03 0,23 1,00 phuthuoc -0,19 0,09 - 0,25 -0,35 0,15 1,00 dautu 0,42 0,15 0,30 0,56 0,32 -0,34 1,00 anhhuong 0,49 0,11 0,35 0,53 0,25 -0,27 0,78 1,00
Kết quả của bảng 4.15 cho thấy, các biến độc lập trong mơ hình hồi quy logit đều có các hệ số tƣơng quan < 0,8. Vì vậy, mơ hình chƣa phát hiện hiện tƣợng đa cộng tuyến.
4.3.2. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình nhập của hộ gia đình
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn phƣờng Vĩnh Bảo đƣợc đề xuất bởi mơ hình 1 ở chƣơng 3 nhƣ sau:
[ ( ) ( )]
Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu, sau khi có thu thập và sàng lọc dữ liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích hồi quy Binary Logistic cho kết quả ở bảng 4.16, cụ thể nhƣ sau: Bảng 4.16: Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình Log likelihood = -25,204956 Prob > chi(2) = 0,000 Pseudo R2 = 0,6970
Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn z P> |z| gioitinh 1,054 0,907 1,16 0,245 tuoi -0,109 0,054 -2,01 0,044 nghe 3,357 1,178 2,85 0,004 hocvan THCS 1,683 0,912 1,85 0,065 THPT 3,137 1,307 2,40 0,016 Trên THPT 2,357 1,269 1,86 0,063 sold 0,597 0,308 1,94 0,052 phuthuoc -3,829 1,982 -1,93 0,053 dautu 2,888 1,449 1,93 0,054
anhhuong -1,678 0,978 -1,71 0,086
Hằng số 0,846 2,231 -0,38 0,705
Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy ở bảng 4.16 cho thấy, hệ số Pseudo-R2 của mơ hình là 0,6970, nghĩa là, các biến độc lập trong mơ hình hồi quy giải thích đƣợc 69,70% biến thiên của biến phụ thuộc và 30,30% biến thiên còn lại của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến khác khơng có trong mơ hình. (Pro > chi2) = 0,000 < 5% cho biết mơ hình hồi quy là phù hợp. Với mức ý nghĩa 10%, có 7 trong 8 biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc của mơ hình gồm tuổi, nghề, học vấn, số lƣợng lao động, tỷ lệ phụ thuộc, đầu tƣ, ảnh hƣởng dự án.
Biến tuổi chủ hộ (tuoi): Hệ số hồi quy bằng -0,109 <0 và (P> |z|) = 0,044.
Với mức ý nghĩa 5% cho thấy, biến tuổi chủ hộ có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình càng giảm.
Biến nghề nghiệp chủ hộ (nghe): biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có nghề nghiệp là sản xuất, kinh doanh và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ có nghề nghiệp khác. Hệ số hồi quy bằng 3,357>0 và (P> |z|) = 0,004. Với mức ý nghĩa 5% cho thấy, biến nghề chủ hộ có ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ với nghề nghiệp của chủ hộ là sản xuất, kinh doanh có khả năng tăng thu nhập cao hơn hộ với chủ hộ có nghề nghiệp khác.
Biến trình độ học vấn chủ hộ (hocvan): biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ
có học vấn là tiểu học, nhận giá trị 2 nếu chủ hộ có học vấn là THCS, nhận giá trị 3 nếu chủ hộ có học vấn là THPT và nhận giá trị 4 nếu chủ hộ có học vấn là trên THPT. Chọn trình độ học vấn tiểu học làm biến cơ sở, hệ số hồi quy của các biến trình độ học vấn THCS, THPT và trên THPT lần lƣợt là 1,683; 3,137 và 2,357. Tất cả các hệ số hồi quy đều dƣơng và đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 10%. Điều này chứng tỏ, biến trình độ học vấn chủ hộ có ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ với chủ hộ
có trình độ học vấn THCS, THPT, trên THPT có khả năng tăng thu nhập cao hơn hộ với chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học.
Biến số lao động (sold): Hệ số hồi quy bằng 0,597 > 0 và (P> |z|) = 0,052.
Với mức ý nghĩa 10% cho thấy, biến số lao động trong hộ có ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số lao động của hộ gia đình càng cao thì khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình càng cao.
Biến tỷ lệ phụ thuộc (tlpt): Hệ số hồi quy bằng -3,829 <0 và (P> |z|) = 0,053. Với mức ý nghĩa 10% cho thấy, biến tỷ lệ phụ thuộc trong hộ có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ phụ thuộc của hộ gia đình càng cao thì khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình càng thấp.
Biến đầu tƣ (dautu): biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ sử dụng tiền bồi thƣờng để đầu tƣ sản xuất, kinh doanh và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không sử dụng tiền bồi thƣờng để đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Hệ số hồi quy bằng 2,888 > 0 và (P> |z|) = 0,054. Với mức ý nghĩa 10% cho thấy, biến đầu tƣ có ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, hộ có sử dụng tiền bồi thƣờng để sản xuất, kinh doanh có khả năng tăng thu nhập cao hơn hộ với chủ hộ không sử dụng tiền bồi thƣờng để đầu tƣ sản xuất kinh doanh.
Biến ảnh hƣởng thu hồi đất (anhhuong): biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ bị thu hồi đất và nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không bị thu hồi đất. Hệ số hồi quy bằng - 1,678 < 0 và (P> |z|) = 0,086. Với mức ý nghĩa 10% cho thấy, biến ảnh hƣởng thu hồi đất có tác động ngƣợc chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ bị ảnh hƣởng thu hồi đất có khả năng tăng thu nhập thấp hơn hộ với so với chủ hộ không bị thu hồi đất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phƣờng Vĩnh Bảo. Tổng quan dự án nâng cấp đô thị thành phố Rạch Giá. Đồng thời, phân tích các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình gồm nguồn vốn con ngƣời, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn xã hội. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi dự án cho thấy, có 7 trong 8 biến đƣợc đƣa vào mơ hình có ảnh hƣởng đến khả năng tăng thu nhập gồm tuổi, nghề, học vấn, số lƣợng lao động, tỷ lệ phụ thuộc, đầu tƣ và ảnh hƣởng thu hồi đất. Kết quả này là cơ sở để tác giả đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thu nhập của hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi dự án nâng cấp đơ thị thành phố Rạch Giá.
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Ổn định cuộc sống là một phần quan trọng khi những ngƣời bị ảnh hƣởng bị mất cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm, hoặc các nguồn thu nhập khác, cho dù họ có mất cả nhà cửa hay khơng. Tuy nhiên, các trƣờng hợp bị thiệt hại về nhà cửa và các nguồn thu nhập là những đối tƣợng thuộc diện rủi ro cao nhất trong dự án. Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn ra 120 hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi dự án thu hồi đất trên địa bàn phƣờng Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá. Trong 120 hộ gia đình đƣợc khảo sát, có 60 hộ gia đình bị ảnh hƣởng thu hồi đất và 60 hộ không bị ảnh hƣởng thu hồi đất.
Phân tích mơ tả các nguồn lực vốn sinh kế cho thấy hộ gia đình trên địa bàn phƣờng Vĩnh bảo đa phần có chủ hộ là nam giới, tuổi và học vấn trung bình của hộ gia đình tƣơng đối cao, nghề nghiệp của chủ hộ phần lớn là sản xuất, kinh doanh; đa số hộ gia đình có tài sản lớn và có nhiều trang thiết bị hiện đại.
Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu 8 nhân tố độc lập gồm giới tính, tuổi, nghề, học vấn, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc, đầu tƣ, ảnh hƣởng thu hồi đất tác động đến biến phụ thuộc. Kết quả phân tích cho thấy có 4 biến ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình gồm nghề, học vấn, số lao động, đầu tƣ và 3 biến ảnh hƣởng ngƣợc chiều với thu nhập của hộ gia đình gồm tuổi, tỷ lệ phụ thuộc và ảnh hƣởng. Chƣa có bằng chứng cụ thể để khẳng định có hay khơng sự ảnh hƣởng của biến giới tính đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình.
Qua kết quả phân tích cho thấy, tác động của dự án nâng cấp đô thị thành phố Rạch Giá, đặc biệt là việc thu hồi đất để thực hiện dự án đã làm ảnh hƣởng đến thay đổi sinh kế của hộ gia đình. Những hộ bị thu hồi đất, bị ảnh hƣởng đến nghề nghiệp sản xuất, kinh doanh, làm giảm thu nhập. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ
hợp lý, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tái định cƣ, hỗ trợ vốn, chuyển đổi nghề nghiệp để hộ gia đình bị ảnh hƣởng bởi dự án có đƣợc cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
5.2. Hàm ý chính sách
Khi những tác động của dự án đến ngƣời dân là tiêu cực, họ có thể bị nghèo đi và khánh kiệt các nguồn lực tạo lập cuộc sống. Điều này có thể dẫn đến việc mất đất, mất việc làm, mất nhà cửa, bị tách ra bên lề xã hội, bị bệnh tật, thiếu thực phẩm, mất quyền sử dụng đối với các tài sản sở hữu cơng cộng, và có nguy cơ trở thành các đối tƣợng gây rối trật tự xã hội, kể cả tội phạm và trộm cắp. Do vậy, các biện pháp phục hồi cuộc sống là cốt lõi của việc thực hiện tái định cƣ và cần đƣợc chú ý tối đa. Các biện pháp phục hồi cuộc sống sẽ đƣợc thiết kế với sự tham vấn rộng rãi từ phía những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án. Mục đích chung của chƣơng trình này là nhằm khơi phục sinh kế của những ngƣời bị ảnh hƣởng ở mức trƣớc khi có dự án hoặc cao hơn, và sẽ đảm bảo rằng những ngƣời bị ảnh hƣởng thích nghi với điều kiện mới trong thời gian ngắn nhất.
Để đảm bảo sinh kế của ngƣời dân trên địa bàn phƣờng Vĩnh Bảo khi thực hiện dự án nâng cấp đô thị thành phố Rạch Giá, cần có những chính sách cụ thể nhƣ sau:
Một là, quyết định đầu tƣ sản xuất kinh doanh từ tiền đền bù giải thích mạnh cho cho sự thay đổi thu nhập, do đó cần có những chính sách ƣu đãi vốn cho hộ có phƣơng thức sản xuất hiệu quả, không nên cấp vốn đại trà theo kiểu bình quân. Nên chia các chƣơng trình hỗ trợ cho từng nhóm hộ cụ thể, tập trung cho những hộ có khả năng cải thiện thu nhập để thốt nghèo, khơng nên áp dụng cấp vốn đồng bộ cho tất cả các hộ vì với số tiền cấp ít thì sẽ rất khó cho các hộ khi làm sản xuất kinh doanh. Phải có lựa chọn giữa hiệu quả đồng vốn cấp và chính sách xóa nghèo.
Hai là, thu hồi đất ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng tăng thu nhập của hộ gia đình. Chính quyền địa phƣơng cần có trách nhiệm hiệu chỉnh giá đền bù theo giá thị trƣờng và định hƣớng phƣơng thức sản xuất kinh doanh. Đối với tiền đền bù quá lớn (từ diện tích đền bù q lớn), thì phát sinh nguy cơ ngƣời nơng dân có tâm lý
tiêu dùng hơn là đầu tƣ và không biết hay thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý nguồn vốn phát sinh.
Ba là, tác động của trình độ học vấn của chủ hộ rất quan trọng trong tăng thu nhập của hộ trực tiếp và gián tiếp. Chính quyền địa phƣơng kết hợp với các trung tâm giáo dục và dạy nghề mở các lớp học ƣu tiên cho chủ hộ và ngƣời dân về văn hóa và kiến thức phổ thông, cũng nhƣ đào tạo nghề góp phần nâng cao trình độ nhận thức, thích nghi cuộc sống mới và từ đó nâng cao cơ hội kinh tế.
Bốn là, nghề nghiệp chủ hộ có ảnh hƣởng tích cực đến khả năng tăng thu nhập của hộ. Hỗ trợ ngƣời dân ổn định buôn bán kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, đảm bảo cho ngƣời dân có sinh kế bền vững. Thơng qua các tổ chứ đoàn thể, hỗ trợ ngƣời dân kiến thức, kỹ năng, và thông tin cần thiết để mở rộng các cơ hội sinh kế và thực hiện các hoạt động sinh kế của mình.
Năm là, tuổi chủ hộ có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ. Tăng cƣờng cơng tác hỗ trợ ngƣời dân tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề, đặc biệt quan tâm đối với những hộ có tuổi đời cao.
Sáu là, số lao động ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng tăng thu nhập của hộ. Cần xây dựng phƣơng án hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm để các hộ dân có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Cần có sự tham gia của các tổ chức hội đoàn thể trong việc giúp đỡ các hộ dân ổn định cuộc sống.
Bảy là, tỷ lệ phụ thuộc ảnh hƣởng ngƣợc chiều với khả năng tăng thu nhập của hộ. Vận động, tuyên truyền các hộ dân sinh đẻ có kế hoạch. Nhằm đảm bảo sức khỏe bà mẹ, trẻ em và giảm thiểu tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu lƣơng thực trong tƣơng lai do quy mô dân số tăng.
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Luận văn đánh giá tác động của dự án nâng cấp đô thị đến sinh kế hộ gia đình trên địa bàn phƣờng Vĩnh Bảo đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng là tìm ra các nhân tố làm tăng thu nhập của hộ bị ảnh hƣởng bởi dự án. Tuy nhiên, luận văn chọn cỡ mẫu của đề tài còn nhỏ so với tổng thể và chỉ dừng lại việc chọn mẫu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, chỉ ở một
đơn vị một phƣờng của thành phố. Việc lấy mẫu khảo sát cịn gặp nhiều khó khăn do một số hộ không nhận nền tái định cƣ mà bán nền đi nơi khác sinh sống nên rất khó tiếp cận. Hƣớng nghiên cứu trong thời gian tới của đề tài là mở rộng mẫu nghiên cứu, mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn thành phố Rạch Giá, đồng thực hiện phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và sử dụng phƣơng pháp OLS kết hợp với kiểm định sự khác biệt kép để đánh giá sự tác động của dự án đến thu nhập của hộ gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đinh Phi Hổ và Huỳnh Sơn Vũ, 2011. Sự thay đổi thu nhập của ngƣời dân sau thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp các yếu tố ảnh hƣởng và gợi ý chính sách. Tạp chí Phát triển Kinh tế (249) 35-41.
2. Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn, 2013. Sự thay đổi thu nhập của ngƣời dân bị thu hồi đất ở Khu công nghiệp Giang điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Phát triển kinh tế276S (10/2013) 92-103,
3. Nguyễn Thị Gái Liên, 2014. Sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng Khu Công nghiệp tại xã Bàu Đồn, Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Luận văn thạc sỹ trƣờng đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm Anh Linh, 2015. Kết quả sinh kế của ngƣời dân sau thu hồi đất thuộc dự án cầu và tuyến tránh Chợ Lách, Bến Tre. Luận văn thạc sỹ trƣờng đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Tiến Khai (2016), Tài liệu giảng dạy mơn chính sách nơng nghiệp