Tác động của việc tăng thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên tiêu dùng xăng trong hoạt động giao thông tại các đô thị việt nam (Trang 73 - 76)

Ảnh hưởng của thuế do người tiêu dùng gánh chịu

Theo Rosengard (2015), giả định rằng Quang có thu nhập cố định, anh ta có thể chọn chi tiêu cho xăng và các loại hàng hóa khác. Đường giới hạn ngân sách của anh là đường OX biểu thị những cách kết hợp khác nhau giữa hàng hóa khác và xăng mà anh có thể mua được. Nếu anh dùng tồn bộ thu nhập để mua hàng hóa khác sẽ mua được lượng O ; trái lại nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua xăng sẽ mua được lượng X. Khi áp thuế xăng làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách xuống dưới; điểm cân bằng thay đổi từ E đến E*. Trong trường hợp này, Quang vẫn có thể dùng tồn bộ thu nhập để mua hàng hóa khác với O đơn vị hàng hóa khác; trong khi đó với mức thu nhập như cũ và giá xăng sau khi có thuế cao hơn trước nên anh mua được ít xăng hơn X.

Hình phụ 3.1 Trạng thái cân bằng sau khi áp thuế.

Nguồn: Rosengard (2015)

Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập

Thuế làm giảm tiêu thụ xăng vì hai lý do. Thứ nhất, thuế làm giảm sút thu nhập, vì thế các cá nhân cịn ít thu nhập hơn để chi tiêu; nói cách khác lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ giảm đi. Lượng tiêu dùng hàng hóa bị áp thuế giảm xuống do dân chúng bị thiệt thòi hơn được gọi là hiệu ứng thu nhập. Thứ hai, thuế làm xăng trở nên đắt đỏ hơn so với các hàng hóa

khác, dẫn đến người tiêu dùng sẽ tìm hàng hóa khác thay thế cho nó. Lượng tiêu dùng hàng hóa bị áp thuế giảm xuống do giá tương đối tăng lên được gọi là hiệu ứng thay thế.

Khi áp thuế xăng làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách xuống dưới. Điểm cân bằng thay đổi từ E đến ̂ đối với hiệu ứng thu nhập; trong khi đó, điểm cân bằng thay đổi từ E đến E* đối với hiệu ứng thay thế.

Hình phụ 3.2 Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế của thuế áp vào tiêu dùng xăng.

Nguồn: Rosengard (2015)

Định lượng sự biến dạng

Như đã đề cập, hầu hết các sắc thuế đều gây biến dạng thị trường và mục đích của thuế là chuyển giao sức mua từ dân chúng sang chính phủ. Một sắc thuế hiệu quả phải giúp hạn

chế đến mức tối thiểu tổn thất phúc lợi trên một đơn vị thu ngân sách huy động được. Để

đo lường mất mát vơ ích phải sử dụng đường cầu đền bù.

Trong hình, tổng số tiền cá nhân sẵn lịng chi trả khơng kể lợi nhuận nhà sản xuất để giá giảm từ D đến A là diện tích AECD. Trong đó, diện tích ABCD là số thu ngân sách; vì vậy mất mát vơ ích là chênh lệch giữa tổng số tiền sẵn lòng chi trả và thu ngân sách - diện tích tam giác BCE.

Hình phụ 3.3 Sử dụng đường cầu đền bù để đo lường mất mát vơ ích.

Nguồn: Rosengard (2015)

Có hai yếu tố chính tác động đến mất mát vơ ích, cụ thể mất mát vơ ích sẽ tăng lên theo (i) bình phương thuế suất; và theo (ii) độ co giãn của cung, cầu (đền bù). Khi đó, cơng thức tính mất mát vơ ích được biểu thị như sau (Gruber, 2013):

(3.1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên tiêu dùng xăng trong hoạt động giao thông tại các đô thị việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)