.4 So sánh kết quả ước lượng độ co giãn với một số nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên tiêu dùng xăng trong hoạt động giao thông tại các đô thị việt nam (Trang 45 - 52)

Quốc gia Việt Nam Mỹ Đức Đức Tây Ban Nha Thụy Điển

Tác giả Tác giả luận án Tiezzi & Verde, (2016)

Nikodinoska & Schröder (2016)

Beznoska (2014) Labandiera al. (2006) Brannlund & Nordstrom, (2002) Mơ hình ƣớc lƣợng

LA/AIDS QAIDS DQUAIDS QAIDS

Độ co giãn theo chi tiêu (thu nhập)

Xăng 0.999 0.938/ 0.919 0.832/ 0.724 0.810/ 1.230 1.790/ 0.621 Điện 0.999 0.942 0.507 0.840 0.811 GTCC 0.999 0.929 Thức ăn tại 1.000 0.860 0.415 0.600

nhà

Độ co giãn theo giá riêng Marshallian

Xăng -0.157 −0.435/ −0.477 -0.084/ -0.559 -0.500/ -0.910 -0.110/ -0.207 −1.18; −0.96 Điện -0.653 −0.876 -0.811 -0.680 -0.797 GTCC -9.971 −0.385 −0.65; −1.04 −1.30; −1.38 Thức ăn tại nhà -0.799 −0.445 -0.972 -0.422

Độ co giãn theo chi tiêu của xăng, điện và giao thông công cộng trong nghiên cứu này khá tương đồng với các nghiên cứu khác; đặc biệt là xăng, khi hàng hóa này tại các quốc gia trong bảng so sánh cùng chịu ảnh hưởng bởi giá xăng trên thế giới. Mặt khác, có thể thấy độ co giãn theo chi tiêu của thức ăn tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia trong bảng so sánh. Kết quả ngụ ý rằng thức ăn (bao gồm thức ăn cao cấp) ở nước ngoài là những hàng hóa thiết yếu hơn một cách tương đối. Tại Việt Nam hàng hóa này mặc dù thiết yếu nhưng đôi khi chưa được đáp ứng đầy đủ (đặc biệt là thức ăn cao cấp), vì thế khi thu nhập thay đổi, lượng cầu của thức ăn trở nên nhạy cảm theo sự thay đổi của thu nhập. Nhìn chung, độ co giãn theo giá riêng Marshallian của nhiên liệu và điện trong nghiên cứu này khá tương đồng với các quốc gia được so sánh; tuy nhiên, điều này là ngược lại đối với hàng hóa giao thơng cơng cộng. Kết quả này cho thấy giao thông công cộng tại Việt Nam chưa được phổ biến, trình độ phát triển khơng bằng các quốc gia phương Tây. Hơn nữa, giao thông công cộng được xét trong nghiên cứu này bao gồm cả việc đi lại bằng máy bay, taxi – vốn là các phương tiện có chi phí đắt so với thu nhập trung bình của người Việt Nam.

4.4. Phân tích tác động kinh tế của chính sách tăng thuế bảo vệ mơi trƣờng đối với xăng

Để phân tích tác động của chính sách tăng thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng lên tiêu dùng xăng và phúc lợi các nhóm đối tượng, tác giả tiến hành ước lượng (i) tổn thất vơ ích do thuế, (ii) doanh thu thuế tăng thêm, (iii) thay đổi thặng dư tiêu dùng, (iv) thay đổi thặng dư sản xuất và (v) tác động tổng hợp trực tiếp lên nền kinh tế. Do hạn chế về số liệu nên tác giả khơng tính tốn được độ co giãn của cung theo giá; vì thế, tác giả xem xét ba trường hợp theo mức tăng dần độ co giãn của cung theo giá21 dưới hai kịch bản tăng thuế (3,000 đồng/lít và 8,000 đồng/lít) của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

21 ba trường hợp (i) cung hồn tồn khơng co giãn theo giá ( ); (ii) cung co giãn đơn vị ( ) và (iii)

Hình 4.1 Tác động kinh tế của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng – Kịch bản 1 (tăng thuế 3,000 đồng/lít)

Biểu đồ 4.2 Tác động kinh tế của chính sách tăng thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng – Kịch bản 1 (tăng thuế 3,000 đồng/lít)

Biểu đồ 4.3 Tác động kinh tế của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng – Kịch bản 2 (tăng thuế 8,000 đồng/lít)

Kết quả tính tốn (xem chi tiết tại Phụ lục 11) cho thấy (i) lượng tiêu dùng xăng giảm tối đa 54.30 triệu lít đối với Kịch bản 1 và 190.06 triệu lít đối với Kịch bản 2; (ii) doanh thu thuế tăng thêm nằm trong khoảng 8203.39 đến 8312.00 tỷ VND đối với Kịch bản 1 và 27761.55 đến 29092.00 tỷ VND đối với Kịch bản 2; (iii) thặng dư tiêu dùng giảm tối đa 8257.70 tỷ VND đối với Kịch bản 1 và 28426.78 tỷ VND đối với Kịch bản 2; (iv) thặng dư sản xuất giảm tối đa 8312.00 tỷ VND đối với Kịch bản 1 và 29092.00 tỷ VND đối với Kịch bản 2. Nhìn chung, trong hoạt động giao thơng tại các đơ thị ở Việt Nam, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được xem là hiệu quả về mặt kinh tế vì tổn thất vơ ích (chi phí xã hội) thấp. Cụ thể tổn thất vơ ích tối đa bằng 0.66% doanh thu thuế tăng thêm đối với Kịch bản 1 và bằng 2.40% doanh thu thuế tăng thêm đối với Kịch bản 2.

Vì khơng có thơng tin của cung xăng, nghiên cứu tập trung vào tác động của chính sách tăng thuế đến người tiêu dùng. Kết quả thống kê tại Phụ lục 12 cho thấy số hộ có tiêu dùng xăng và chi tiêu xăng trung bình tăng lên theo nhóm thu nhập từ nhóm 1 đến nhóm 5 và ngược lại đối với tỷ phần chi tiêu xăng. Hơn nữa, West & Williams (2004) cũng tìm thấy độ co giãn cầu xăng theo giá của nhóm thu nhập cao (-0.180) thấp hơn đáng kể so với những nhóm cịn lại (trong khoảng -0.448 đến -0.724). Điều này khẳng định về mặt giá trị tuyệt đối của chi tiêu xăng, các hộ gia đình thuộc nhóm giàu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách tăng thuế nhiều hơn nhóm nghèo; tuy nhiên về mặt giá trị tương đối của chi tiêu xăng trên tổng chi tiêu, nhóm nghèo chịu tác động nhiều hơn. Hơn nữa, theo Thành et al. (2008), xăng dầu có quan hệ bổ sung với phần lớn các hàng hóa khác nên các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo và cận nghèo nhìn chung sẽ chịu tổn thương bởi lạm phát.

Biểu đồ 4.4 Tỷ phần chi tiêu xăng và Chi tiêu xăng trung bình theo thu nhập (đối với các hộ có tiêu dùng xăng)

4.5. Định lƣợng thay đổi chi phí sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí

Như đã đề cập ở phần Tổng quan nghiên cứu, chi phí sức khỏe do ơ nhiễm khơng khí bằng tích của số trường hợp tử vong/bệnh tật và giá trị kinh tế đơn vị chuyển đổi của các tác

động tử vong/bệnh tật tương ứng.

4.5.1. Số trường hợp tử vong và bệnh tật

Theo phương trình 2.1, số trường hợp tử vong và bệnh tật được ước lượng thông qua hàm DRFs, phát triển bởi Ostro (1994) và Rowe, Chestnut, Lang, Bernow và White (1995) bằng cách kết hợp (i) thay đổi nồng độ khí thải; (ii) hệ số liều lượng phản ứng; (iii) tỷ lệ tử vong/mắc bệnh; (iv) dân số phơi nhiễm.

Thay đổi nồng độ khí thải

Do hạn chế về số liệu, tác giả không thu thập được nồng độ khí thải trung bình năm 2014 tại các đơ thị Việt Nam; vì thế nồng độ khí thải trung bình năm 2014 của TP.HCM được sử dụng làm đại diện. Theo Trung tâm Quan trắc và Phân tích Mơi trường TP.HCM (2014), nồng độ trung bình các tác nhân ơ nhiễm PM10, PM2.5, SO2, NO2 quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí lần lượt là 96.78, 58.068, 16.28, 75.915 ; trong

đó, vì khơng có số liệu nên nồng độ PM2.5 được chuyển đổi từ nồng độ PM10 bằng cách nhân với hệ số 0.6 (Kan & Chen, 2004).

Ngồi ra, Bộ Tài ngun và Mơi trường (2007) cho rằng 70% đến 90% ơ nhiễm khơng khí đơ thị là từ các hoạt động giao thơng – vận tải; trong khi đó, cơng nghiệp và sinh hoạt chỉ chiếm từ 10% đến 30%. Hơn nữa, trong báo cáo này cũng nêu rõ năm 2006, hoạt động giao thơng đóng góp 18,928 tấn sunfur dioxit (SO2) (chiếm 4.56% trong tổng khí sunfur dioxit SO2) và đóng góp 92,728 tấn nitơ dioxit (NO2) (chiếm 30.80% trong tổng khí nitơ

dioxit NO2). Trên cơ sở đó, giả định tỷ lệ đóng góp khí thải từ hoạt động giao thông là

khơng đổi, thì nồng độ các tác nhân ơ nhiễm bụi PM10, bụi PM2.5, sunfur dioxit (SO2), nitơ

dioxit (NO2) từ hoạt động giao thông năm 2014 lần lượt là 77.424, 46.454, 0.742, 23.385 .

Tương tự nghiên cứu của Quah & Boon (2003), tác giả sử dụng cách tiếp cận xem mức “zero” là mức ngưỡng - mức độ nồng độ khí thải khơng gây độc hại cho sức khỏe; trong khi đó, một số nghiên cứu khác có thể sử dụng mức ngưỡng bằng với tiêu chuẩn chất lượng khơng khí quốc gia hoặc mục tiêu dài hạn của WHO… Mặt khác, giả định một cách tuyến tính, tỷ lệ giảm tiêu dùng xăng sẽ bằng đúng với tỷ lệ giảm nồng độ các tác nhân ơ nhiễm khơng khí. Khi đó, thay đổi nồng độ các tác nhân ơ nhiễm trong hai trường hợp độ co giãn của cung theo giá dưới hai kịch bản tăng thuế được tổng kết như sau (xem Bảng 4.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên tiêu dùng xăng trong hoạt động giao thông tại các đô thị việt nam (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)