So sánh giá trị bình quân của 01 DN trong các nhóm QMDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Hình 4.2: NSLĐ theo đầu người– ĐTKS DN 2016

NSLĐ của tổng 02 ngành

(Đvt: triệu đồng/ngày/người)

NSLĐ của từng ngành

(Đvt: triệu đồng/ngày/người)

Nguồn: Tính tốn từ ĐTKS DN 2016, Cục TK

4.1.2. Vai trò ME qua kết quả ĐTKS của nghiên cứu(48)

(1) Về vốn: Kết quả ĐTKS câu 13 và 16 (Phụ lục 12) cho biết ME có lợi thế rõ ràng hơn

MSE về khả năng tiếp cận vốn. Đồng thời, QMDN càng lớn, DN càng ít bị làm phiền bởi các yếu tố về“thủ tục vay vốn”, “chi phí giao dịch”, “khả năng bị phân biệt đối xử bởi

NHTM”.

48

Xem Phụ lục 12 – Tổng hợp kết quả ĐTKS DN của nghiên cứu. 008 016 011 005 007 009 011 013 015 017 MSE ME BE 004 007 005 004 009 006 002 003 004 005 006 007 008 009 010 MSE ME BE Cơ khí ĐT-CNTT

(2) Về công nghệ: Kết quả ĐTKS câu 20, 22, 24, 25 (Phụ lục 12) cho biết DN càng quy

mô lớn, càng tăng khả năng đầu tư MMTB hiện đại(49), càng chứng tỏ nguồn lực tốt hơn về khả năng liên kết(50). Ngược lại QMDN càng nhỏ, DN càng có xu hướng sử dụng VCSH để đầu tư R&D. Vì vậy, phát triển DN sang quy mô ME sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động R&D của DN, gia tăng NLCT cho ngành và nền kinh tế.

(3) Về năng lực quản trị: Kết quả ĐTKS câu 27, 28, 29, 30, 32 (Phụ lục 12) cho biết DN

càng quy mơ lớn, càng có ý thức cao và nguồn lực tốt hơn, tăng khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn kinh doanh quốc tế, càng có xu hướng quản trị hiện đại(51).

(4) Về nguồn nhân lực và đào tạo: Kết quả ĐTKS câu 34, 37, 38 (Phụ lục 12) cho biết

QMDN càng lớn, càng có nhiều nguồn lực để gia tăng trình độ LĐ, khả năng thu hút LĐ kỹ năng hơn so với QMDN nhỏ(52).

(5) Về MBSX: Kết quả ĐTKS câu 40 và 41 (Phụ lục 12) cho biết ME có tiềm lực tiếp cận

tốt hơn các nhóm khác về khả năng tiếp cận MBSX(53).

(6) Về khả năng tiếp cận thông tin, thị trường: Kết quả ĐTKS câu 45, 47, 49, 50, 58

(Phụ lục 12) cho biết QMDN càng lớn, DN càng có khả năng tiếp cận thơng tin, càng đầu tư cho nghiên cứu và giới thiệu SP mới. Ngược lại, QMDN càng nhỏ, DN càng hạn chế khả năng tiếp cận thông tin, thị trường(54).

(7) Về khả năng liên kết, hợp tác: Kết quả ĐTKS câu 25 và 60 (Phụ lục 12) chứng minh

ME và BE có năng lực liên kết, hợp tác tốt hơn các nhóm DN cịn lại(55). Kết quả này phù

49 Lý do: Mức độ “tái đầu tư từ lợi nhuận”và “khả năng tăng cường MMTB” tương quan thuận với QMDN. ME có nhiều khả năng muốn tăng cường MMTB và KHCN nhiều nhất, phù hợp với đặc điểm QMDN: ME (khơng q lớn để gặp khó khăn về huy động nguồn lực, cũng không quá nhỏ để bị các rào cản về nguồn lực làm giới hạn nỗ lực của DN). 50

Lý do: ME có tỷ lệ đầu tư R&D và kế hoạch tăng cường MMTB cao nhất và ưu tiên phương án “liên kết/ hợp tác” hơn các nhóm cịn lại. 75% DN có đầu tư R&D trong 03 năm qua, trong đó ME là nhóm có tỷ lệ DN đầu tư cao nhất (100%), tiếp đến là BE và SE (75%), SSE (64%).

51

Lý do: ME có năng lực SX, khả năng phát triển thương hiệu và phương thức quản trị tốt hơn so với MSE. SSE có tỷ lệ thấp nhất đạt chứng nhận chất lượng quốc tế

52

Lý do: ME (i) nằm trong nhóm thấp nhất có tỷ lệ LĐ trên đại học ở mức thấp dưới 30%, (ii) có thời gian tuyển dụng LĐ kỹ năng ngắn hơn MSE, (iii) mức độ khó khăn về tuyển dụng LĐ kỹ năng thấp nhất so với các nhóm.

53

Lý do: ME có tỷ lệ cao về QSDĐ hơn MSE và nhu cầu mở rộ/g MBSX cao nhất 54

Lý do: (i) ME, BE chứng tỏ năng lực tốt hơn SE và hơn hẳn SSE về khả năng giới thiệu SP mới, khả năng tiếp cận thông tin thị trường; (ii) ME vượt trội về khả năng mở thị trường mới; (iii) ME sử dụng kênh tiếp thị của nhà cung cấp cao hơn các nhóm.

55

Lý do: (i) ME thể hiện rõ xu thế “liên kết/ hợp tác” là phương án ưu tiên(55), nghĩa là ME đánh giá tốt ưu thế của mình trong việc kết nối/ hợp tác với các nguồn lực khác bên ngoài; (ii) ME, BE nằm trong “mức 1” (tỷ lệ cao nhất) khi xét về mức độ gắn bó với các Sở ngành/ Hiệp hội.

hợp với nhận định của TS Vũ Thành Tự Anh: “nhóm ME có vai trị như là chất keo, kết

dính nhu cầu liên kết giữa SE và MSE với các BE”56.

Kết luận về vai trò ME qua ĐTKS của nghiên cứu

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho biết QMDN có xu hướng tương quan nghịch với các yếu tố về rào cản vốn, thủ tục vay vốn, chi phí giao dịch. Nghĩa là, QMDN càng nhỏ thì các yếu tố này càng cao. Ngồi ra, QMDN càng lớn thì thời gian tuyển dụng LĐ kỹ năng càng ít.

Thứ hai, QMDN có xu hướng tương quan thuận với các yếu tố về năng lực quản trị (bao gồm phương thức sản xuất, chứng nhận chất lượng quốc tế, cơ cấu lãnh đạo thuê ngoài), khả năng tiếp cận MBSX/ tiếp cận thị trường/ chính sách hỗ trợ, khả năng mở rộng thị trường mới/ SP mới. Nghĩa là QMDN càng lớn thì mức độ các yếu tố này càng cao. Ngoài ra, QMDN càng lớn, thời gian giải quyết TTHC và áp lực thanh/kiểm tra càng cao.

4.1.3. Phân tích góc độ chun gia

100% chuyên gia(57) nhất trí rằng việc phát triển ME cho cả 02 ngành và toàn ngành CN TP.HCM là rất cần thiết. Theo đó, 36% chun gia nhìn nhận ME ở vai trị tiếp cận vốn, 18% ở vai trò tiếp cận công nghệ, 18% năng lực quản trị, 36% nguồn nhân lực, 9% MBSX, 18% tiếp cận thông tin thị trường, 9% chính sách hỗ trợ Nhà nước. Đặc biệt, các chuyên gia nhìn nhận cao ở khả năng liên kết/ hợp tác (54,5%), lợi thế kinh tế theo quy mơ/ khả năng thích ứng (45%). Cụ thể, các lý giải được phân tích:

(1) Về lợi thế kinh tế theo quy mơ và khả năng thích ứng: (i) MSE có quy mơ nhỏ (rất dễ giải tán), BE quy mơ lớn (khó hình thành từ đầu), ME quy mơ tương đối (dễ hình thành hơn BE, khó “tan rã” hơn MSE); (ii) QMLĐ nhỏ, tiềm lực tài chính cũng nhỏ, khó thu hút nhân lực kỹ năng, dẫn đến NLCT thấp và rất dễ rời khỏi ngành; (iii) QMDN nhỏ, khó có khả năng tích tụ được KHCN và khả năng đạt được các phát minh sáng chế để tăng lợi thế cạnh tranh, kể cả chất lượng LĐ; (iv) ME có khả năng thích ứng tốt với nền kinh tế, MSE lại kinh doanh “manh mún”, khó năng thích ứng nhanh vì thiếu các nguồn lực hỗ trợ, BE khó thích ứng vì bộ máy cồng kềnh đòi hỏi quy chuẩn cao.

56 Bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, “Lý do DN không muốn lớn”, Cafebiz, đăng ngày 15/3/2017: Việc thiếu

vắng các ME sẽ khiến 96% MSE và SE không thể kết nối được với 02% BE của TP.HCM, từ đó làm hạn chế các giá trị

gia tăng được tạo ra từ quá trình kết nối cung – cầu giữa các nhóm DN(

57

(2) Về năng lực quản trị: (i) ME kinh doanh bài bản hơn MSE, có thể tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô để hợp tác kỹ thuật cả với BE lẫn SE, giữ vai trị “người dẫn dắt” có khả năng mở ra thị trường lớn hơn cho ngành; (ii) ME có “đủ hình hài” về cấu trúc tổ chức/ nguồn lực, năng lực quản trị của DN sẽ tốt hơn, giúp Nhà nước quản lý dễ hơn, đẩy mạnh môi trường kinh doanh minh bạch, giúp nền kinh tế có nội lực hơn.

(3) Về khả năng liên kết và cạnh tranh: (i) ME liên kết với các BE tạo ra được môi

trường/ hệ sinh thái bền vững, tạo ra sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo thị trường và đáp ứng yêu cầu thị trường tốt hơn MSE(58)

, là nền tảng để phát triển thị trường lành mạnh;

(ii) ME liên kết, nắm bắt được mục tiêu của chính quyền địa phương và Chính phủ tốt

hơn, từ đó có được lộ trình tốt để phát triển; (iii) MSE có năng lực liên kết kém, khơng tích tụ được nguồn lực về đất đai, vốn và các tài nguyên.

(5) Về thị trường: ME có lợi thế lập thị trường 01 cách tập trung(59)

. Đặc biệt, với TP.HCM(60), cần phải có ME và BE cho lĩnh vực CN và dịch vụ để giải quyết việc làm và gắn kết nguồn lực R&D tại các trường Đại học.

4.1.4. Kết luận chung về vai trò ME

Số liệu ĐTKS Cục TK, chứng minh ME ở vai trò tạo thu nhập NLĐ, Khả năng tạo ra

VCSH, doanh thu, lợi nhuận tốt hơn MSE. Đặc biệt là NSLĐ.

Số liệu ĐTKS của tác giả, chứng minh ME ở vai trò huy động vốn, hoạt động hiệu quả

(kênh tăng vốn), khả năng đầu tư R&D, khả năng tiếp cận MBSX, khả năng phát triển thị trường/ tiếp thị, giới thiệu SP mới, năng lực quản trị của DN (chứng nhận quốc tế, website, cơ cấu thành phần lãnh đạo), khả năng liên kết/ hợp tác.

Góc nhìn chun gia, cho biết ME được nhìn nhận cao hơn MSE ở vai trò liên kết hợp

tác, lợi thế kinh tế theo quy mơ/ gồm cả khả năng thích ứng tiếp cận thông tin thị trường, khả năng tiếp cận vốn, tiếp cận công nghệ, năng lực quản trị, nguồn nhân lực, đào tạo, MBSX, chính sách hỗ trợ Nhà nước.

Kết luận: Như vậy, khi xét khía cạnh đóng góp của mỗi DN(61)

, ME chứng tỏ vai trò quan trọng do khả năng tạo ra nội lực đáng kể cho nền kinh tế, nâng cao NLCT của

58 ME cọ sát trên nền tảng Luật, trong khi MSE đa phần có văn hóa kinh doanh là thỏa thuận miệng (S18). 59

Có khả năng nhận đơn hàng lớn nên dễ có những SE là vệ tinh cung cấp (S04). 60

TP.HCM là thị trường lớn nhất của cả nước, càng phải có DN lớn để tạo ra những SP có chất lượng cao, có khả năng chiếm lĩnh được thị trường, từ đó tạo được thị phần về GDP cho CN dịch vụ và các SP để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố (S04).

61

ngành và khả năng kết nối các nguồn lực, tạo ra thu nhập tốt hơn cho NLĐ và NSLĐ tốt hơn cho DN(62)

. Vì vậy,việc thiếu vắng các ME đồng nghĩa với q trình chậm tăng trưởng hoặc khơng tăng trưởng của DN, sẽ là một lực cản lớn cho sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương. Vì vậy, nếu muốn nâng cao “năng lực nội sinh” cho nền kinh tế, rất cần khuyến khích phát triển ME (xem Bảng 4.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng thiếu vắng các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)