FDI “BỀN VỮNG”
1.3.1. Khái niệm FDI “bền vững”
Khái niệm về FDI đã có từ lâu nhưng gần đây các nước trên thế giới đã nhìn nhận lại các mặt tích cực cũng như tiêu cực từ hoạt động do FDI mang lại, từ
đó xuất hiện khái niệm mới là FDI “bền vững”, hay FDI “sạch”, hay FDI sử dụng công nghệ “sạch”.
Theo cơng trình nghiên cứu “Thu hút FDI “sạch” cho phát triển kinh tế bền vững nền kinh tế Việt Nam” của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa,
Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh Chính [10] thì FDI “sạch” (hay FDI “bền vững”) là “FDI phải hướng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”.
Trong đó, phải đạt được:
Lợi ích về kinh tế: Nguồn vốn FDI một khi được tiến hành đầu tư thì
phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với
nước đầu tư khi tiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích như nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Đối với nước tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định
và bền vững; phát triển sản xuất theo hướng thân thiện mơi trường, cơng nghiệp hố, phát triển nông nghiệp-nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch.
Lợi ích về xã hội: thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm các mục tiêu:
tiến bộ và công bằng xã hội; xố đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp, chăm sóc sức khoẻ…
Bảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lượng mơi trường, phịng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
Nguồn: UNESCO
1.3.2. Tiêu chí đánh giá dự án FDI “bền vững”
Trước khi đề cập đến một số tiêu chí đánh giá dự án FDI “bền vững”, chúng
ta tiến hành so sánh dự án FDI thông thường với dự án FDI “bền vững” để
thấy được sự khác biệt cơ bản, xem xét bảng sau:
Bảng 1.1. So sánh FDI thông thường và FDI “bền vững”
Chỉ tiêu của 01 dự án
FDI thơng thường FDI “bền vững”
Sự hịa hợp Kinh tế Kinh tế, xã hội và môi trường Sản phẩm đầu ra Sản phẩm thô, gia công Thành phẩm, các sản phẩm phụ Sử dụng năng lượng Nhiều Tiết kiệm và hiệu quả
Quản lý chất thải rắn Xử lý tại nguồn thải Sử dụng lại như nguyên liệu thô
Nước thải, khí thải Lượng tương đối lớn Lượng tối thiểu
Mối quan hệ với xã hội Độc lập Mang tính cộng đồng
Nguồn: A Model of Eco Industrial Park, KTS. Stephan Colle, FOF Partner.
Quyền lợi và ưu tiên hài hòa cho
phát triển bền vững Xã hội Hịa bình, Cơng bằng, Dân chủ Kinh tế
Cơng việc, tài chính, giáo dục
Môi trường
Bảo tồn, giữ gìn, bảo vệ Giá trị, niềm tin
hành vi
Văn hóa Văn hóa
Qua bảng so sánh trên chúng ta thấy được rằng một dự án FDI “bền vững”
luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích trên cả 03 mặt: kinh tế, xã hội và mơi trường, trong đó đặc biệt sử dụng tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả và quản lý tốt nguồn chất thải rắn. Điều này phù hợp với thông điệp “Đầu tư để có nền kinh tế ít các bon” mà Liên hiệp quốc (UNCTAD) đặt ra tại Hội nghị Thương mại và Phát triển để công bố
“Báo cáo đầu tư nước ngoài năm 2010” [25].
Mặt khác, trong những năm vừa qua, việc các quốc gia trong khu vực ký kết thỏa thuận hợp tác về đầu tư đã thúc đẩy q trình tự do hóa đầu tư. Các thỏa thuận này ngoài việc mở rộng quyền đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi cịn u cầu nhà đầu tư nước ngồi phải có trách nhiệm hơn nữa đối với cộng
đồng xã hội và môi trường, và nếu như khơng có một khn khổ nào quy định
cụ thể thì mơi trường sẽ suy thối nhanh hơn.
Theo Kenvin Gallagher (2003) [24] một quy định để hướng dẫn và đánh giá dự án FDI “bền vững” và các chính sách của chính phủ thì chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, Kenvin Gallagher cho rằng dự án FDI “bền vững” sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất của địa phương, làm giảm sự khơng cơng bằng, bất bình đẳng trong xã hội và cải thiện môi trường bằng cách tăng các
quy định có khả năng thực hiện như: áp dụng thực hiện triệt để nguyên tắc người gây thiệt hại về môi trường phải khắc phục bồi thường; chính sách về mơi trường phải được quy định bởi hệ thống luật pháp yêu cầu DN cung cấp
số liệu cụ thể những tác động gây ra ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của DN cho cơ quan bảo vệ môi trường, các thông tin này được công bố minh bạch để tiện việc giám sát và xử lý; cơ quan quản lý môi trường thực hiện kiểm tra thiết kế xây dựng cơng trình dự án để có nhận định cụ thể trước khi
đưa ra quyết định chấp nhận đầu tư; đối với những dự án đầu tư bên ngoài
KCN tập trung yêu cầu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi đi vào hoạt động; hoặc yêu cầu về
công nghệ đối với nhà đầu tư nước ngồi có thể cao hơn so nhà đầu tư trong
nước khi sản xuất cùng một ngành nghề, tuổi thọ của dây chuyền cơng nghệ
(sản xuất từ năm nào tính đến thời điểm tiếp nhận đầu tư thì chấp nhận được) và trình độ quản lý cơng nghệ để có thể nhận chuyển giao.
Từ nghiên cứu của Kenvin Gallagher (2003) và bốn nguyên tắc phát triển bền vững của Daly (1990) chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí để đánh giá dự án FDI “bền vững” như sau:
Thứ nhất: dự án phải có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của địa
phương.
Thứ hai: tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động để từ đó
góp phần xóa đói giảm nghèo. Việc làm được tính bao gồm cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp do doanh nghiệp FDI tạo ra.
Thứ ba: công nghệ sử dụng phải gắn với ngành nghề hoạt động nhằm
đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tài nguyên, hạn chế tăng lượng tài
nguyên sử dụng và đồng thời đảm bảo xử lý rác thải, chất thải, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Ở đây đề cập
đến số lượng dự án FDI có mức độ sử dụng cơng nghệ thấp hay đầu tư vào
lĩnh vực nhạy cảm về môi trường.